Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4.1. Nguyên nhân các tồn tại trong công tác quản lý chất thải bệnh viện
Qua kết quả khảo sát, đánh giá hiểu biết về quản lý chất thải tại bệnh viện thông qua các phiếu điều tra và kết quả đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường nước thải, khí thải lò đốt chất thải rắn y tế cho thấy một số nguyên nhân cơ bản
gây ra những tồn tại trong công tác quản lý chất thải tại bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa như sau:
Hình 4.5. Nguyên nhân tồn tại về quản lý chất thải tại bệnh viện 4.4.2. Các giải pháp đề xuất
4.4.2.1. Giải pháp về tuyên truyền
Qua kết quả điều tra cho thấy hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong việc quản lý chất thải nhìn chung chưa đầy đủ, chưa được tốt.
Để tăng sự hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện và bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải y tế thì việc tuyên truyền, tập huấn các quy định của pháp luật về thu gom, xử lý chất thải là rất cần thiết. Cụ thể:
- Đối với nhân viên y tế tại Bệnh viện cần mở các lớp tập huấn về các chuyên đề nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý chất thải y tế cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế, cung cấp các tài liệu hướng dẫn giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý chất thải y tế nhằm phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế đạt kết quả tốt hơn. Dựa trên tài liệu này bác sĩ trưởng khoa nhắc nhở trong giao ban hàng ngày tại các khoa phòng của bệnh viện. Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan như: Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác đào tạo, tập huấn.
- Cần tuyên truyền rộng rãi cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cho Hệ thống xử lý chất thải hoạt động không hiệu quả Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, hoặc đã xuống cấp Kiến thức, thái độ, nhận thức của cán bộ, nhân viên bệnh viện và bệnh nhân về quản lý chất thải chưa cao Thiếu cán bộ phụ trách có chuyên môn về môi trường, cán bộ chuyên môn đang phải kiêm
nhiệm Cơ chế, chính sách cho công tác quản lý chất thải y tế chưa rõ ràng
Hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện đạt hiệu quả chưa cao
cộng đồng dân cư hiểu về tác hại của chất thải y tế lên sức khỏe con người hướng dẫn phân loại và thu gom rác thải để bỏ chất thải đúng nơi quy định. Phương pháp tuyên truyền bằng tờ rơi có mô tả bằng các hình ảnh rõ ràng. Tờ rơi được phát cho toàn bộ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi vào bệnh viện khám và chăm sóc người nhà. Đồng thời, tại các khoa, buồng bệnh treo đầy đủ các nội quy, bảng hướng dẫn tại các vị trí dễ quan sát để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thể đọc và thực hiện.
4.4.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách trong quản lý chất thải
- Tăng cường công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện theo đúng các quy định hiện hành và theo đúng các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải rắn y tế, không để tình trạng lọt chất thải rắn y tế nguy hại ra ngoài. Xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị vi phạm các quy định hiện hành về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn kịp thời các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện. Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế.
- Bố trí kinh phí để mua sắm các dụng cụ, phương tiện phục vụ việc phân loại thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời chất thải trong bệnh viện đúng chủng loại; kinh phí mua hóa chất phục vụ việc xử lý chất thải y tế; kinh phí chi trả cho các hoạt động dịch vụ để xử lý chất thải y tế của bệnh viện theo đúng quy định.
- Để nhân viên y tế yên tâm phục vụ cho công tác quản lý chất thải cần cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, có chế độ độc hại phù hợp cho cán bộ, được trả tiền thù lao khi làm ngoài giờ theo chế độ trực chuyên môn của bệnh viện, được kiểm tra định kỳ về sức khỏe trong đó được tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm như tiêm vắc xin phòng chống viêm gan.
- Tăng cường kiểm tra định kỳ thông qua quan sát và giám sát định kỳ các mẫu xét nghiệm nước thải sau xử lý, các mẫu xét nghiệm về không khí sau khi đốt chất thải rắn y tế.
4.4.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Bố trí thêm nhân lực của Bệnh viện phục vụ cho quản lý trực tiếp chất thải y tế tại Khoa chống nhiễm khuẩn. Thường xuyên cử cán bộ thuộc Khoa
chống nhiếm khuẩn tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về quản lý chất thải do các Bộ y tế, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ và các ban, ngành tổ chức nhằm phục vụ cho quản lý chất thải, vận hành các phương tiện máy móc xử lý chất thải. Đồng thời, thường xuyên mời các chuyên gia về lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải y tế về bệnh viện để tổ chức các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức cho toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế để phục vụ cho quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện được tốt hơn.
- Bổ nhiệm một cán bộ phụ trách có chuyên môn về lĩnh vực môi trường để quản lý chất thải và bảo vệ môi trường, trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc quản lý, xử lý chất thải của bệnh viện theo đúng hướng dẫn của Chỉ thị số 05/CT- BYT ngày 6/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện.
4.4.2.4. Giải pháp về kỹ thuật a. Đối với lò đốt chất thải y tế
- Hiện tại lò đốt đang sử dụng ở bệnh viện là Lò đốt chất thải rắn y tế BDF-LDR10i, công suất từ 10 - 20 kg. Lò đốt này bệnh viện đã được trang bị cách đây hơn 10 năm nên đã quá cũ. Mặc dù kết quả phân tích chất lượng khí thải phát sinh từ ống khói lò đốt so với QCVN 02:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế vẫn nằm trong QCCP. Nhưng một số loại chất thải cháy không hoàn toàn như: thủy tinh, nhựa,... Do đó, để đảm bảo xử lý hết lượng rác thải y tế phát sinh và xử lý cách triệt để nguồn rác thải gây ô nhiễm theo công nghệ tiên tiến trong thời gian tới bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa đang đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý chủ trương để bệnh viện đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế theo phương pháp diệt khuẩn - Thiết bị hấp tiệt khuẩn Celitron do Hungari sản xuất năm 2015. Đây là thiết bị xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ không đốt tiên tiến thân thiện với môi trường. Thiết bị này đã được Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường – Bộ Y tế đánh giá, kiểm nghiệm hiệu quả khử khuẩn đạt thông số về nhiệt độ, áp suất theo Tiêu chuẩn EN554 và đạt QCVN 55:2013/BTNMT về hiệu quả tiệt khuẩn chất thải y tế nguy hại.
- Quy trình công nghệ của hệ thống:
+ Rác thải nạp vào khoang xử lý đã được tự động nghiêng 450, sau khi khởi động hệ thống trên màn hình, khoang sẽ tự động đậy nắp và điều chỉnh đưa về vị trí thẳng đứng. Sau đó rác thải được cắt giảm kích thước trong vòng 2 phút.
Sau quá trình cắt là quá trình hút chân không trong khoang ở áp suất 35kPa để đẩy hết không khí ra ngoài. Tiếp đến hơi nước được bơm vào khoang cho tới khi nhiệt độ trong khoang đạt 1340C và áp suất 312kPa bắt đầu quá trình tiệt khuẩn trong thời gian 6 phút. Sau đó đến quá trình xả áp suất xuống 150kPa và xả chất thải lỏng và hơi nước ra bộ phận chứa nước thải, rác thải được tách nước và tiệt khuẩn được tự động đổ ra túi chứa rác để xử lý cùng rác thải sinh hoạt.
Nước thải phát sinh trong quá trình xử lý rác cũng đã được tiệt khuẩn đảm bảo tiêu chuẩn thải ra ngoài.
Sau mỗi mẻ xử lý khử khuẩn đều có tem báo cáo chu trình xử lý trong đó có các thông tin: Nhiệt độ, áp suất, tiệt khuẩn đạt yêu cầu hoặc chưa đạt để kiểm tra quá trình hoạt động của hệ thống.
b. Đối với hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện được đầu tư với công
suất 200 m3/ngày với quy mô giường bệnh trước đây là 300 giường, nhưng khi
bệnh viện nâng quy mô công suất lên 500 giường bệnh với lượng nước thải phát sinh hàng ngày là 339 m3/ngày thì bệnh viện chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung mới, do đó hệ thống xử lý nước thải cũ đã đi vào hoạt động trong thời gian dài, bị xuống cấp và công suất xử lý hệ thống không đáp ứng được lưu lượng nước thải phát sinh hiện tại (quá tải) dẫn đến xử lý nước thải phát sinh không đạt được kết quả theo mong muốn. Theo kết quả phân tích mẫu nước thải NT2 sau khi qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện vẫn còn các chỉ tiêu vượt QCCP so với QCVN 28:2010/BTNMT đó là: Chỉ tiêu BOD5 vượt QCCP 1,92 lần; chỉ tiêu COD vượt QCCP 1,47 lần; chỉ tiêu NH4+ vượt QCCP 2,044 lần; chỉ tiêu Coliform vượt QCCP 1,5 lần.
Để xử lý nước thải của bệnh viện đạt QCCP trước khi thải ra môi trường, căn cứ vào thực tế công nghệ đã áp dụng thành công để xử lý nước thải tại bệnh viện đa khoa ACA Bỉm Sơn, Bệnh viện 71 trung ương, bệnh viện đa khoa tỉnh thanh Hóa, kiến nghị bệnh viện nên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung mới theo công nghệ xử lý nước thải là công nghệ AAO kết hợp màng lọc sinh học, công suất xử lý 350 m3/ngày đêm nhằm xử lý hiệu quả tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện.
Sơ đồ công nghệ cụ thể như sau:
Hình 4.6. Đề xuất hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện phụ sản tỉnh Thanh Hóa
Bể tự hoại tại các khoa, phòng của
bệnh viện Nước thải từ các
khu vệ sinh
Nước thải từ khu điều
Song chắn rác Bể thu gom và bể điều hòa Bể UASB Bể anoxic Máy thổi khí hóa chất khử trùng Bể ủ bùn Đưa đi xử lý Bể hiếu khí MBR Bể khử trùng Nguồn tiếp nhận Bùn tuần hoàn Bùn dư
Thuyết minh sơ đồ: - Bể thu gom
Nước thải phát sinh từ bệnh viện sẽ theo đường ống dẫn vào bể thu gom. Nước thải từ bể thu gom sẽ được qua bể tách dầu mỡ trước khi bơm qua bể điều hòa.
- Bể điều hòa
Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể sinh học kỵ khí (UASB).
Bể sinh học kỵ khí UASB
Chất hữu cơ trong nước thải sau khi xử lý kỵ khí thì sẽ chuyển hóa thành chất khí như: CO, CH4, NH3, H2S…
Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào ngăn kị khí, tại đây quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:
Chất hữu cơ + VSV → CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (Thủy phân): cắt mạch các hợp chất cao phân tử thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amono axit hoặc các muối pivurat khác.
- Giai đoạn 2 (Acid hóa): chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông trường như axit axetic hoặc glixerin, axetat,…
• CH3CH2COOH + 2H2O → CH3COOH + CO2 + 3H2 Axit prifionic axit axetic
• CH3CH2 CH2COOH + 2H2O → 2CH3COOH + 2H2 Axit butiric axit axetic
mêtan như Methanosarcina và Methanothrix, để chuyển hóa axit axetic và hyđro thành CH4 và CO2.
• CH3COOH → CO2 + CH4
• CH3COO- + H2O → CH4 + HCO3- • HCO3- + 4H2 → CH4 + OH- + 2H2O
Sau khi qua ngăn kị khí nước sẽ tự chảy tràn qua ngăn thiếu khí. Bể sinh học thiếu khí (Anoxic):
Là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P, nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.
- Quá trình nitrat hóa:
• Hai loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ôxy, các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans sẽ tách ôxy của nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hóa chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát khỏi nước.
• Quá trình chuyển hóa NO3-→ NO2-→ NO → N2O →N2 - Quá trình photphoril hóa:
• Vi khuẩn tham gia vào quá trình photphoril hóa là Acinetobacter sp. Khả năng lấy photpho của vi khuẩn này sẽ tăng lên rất nhiều khi cho nó luân chuyển các điều kiện hiếu khí và kỵ khí.
Để nitrat hóa, photphoril hóa thuận lợi, tại ngăn Anoxic bố trí máy khuấy trộn chìm với tốc độ khuấy trộn phù hợp.
Bể xử lý hiếu khí kết hợp màng lọc MBR:
Nước từ bể Anoxic được tự chảy sang bể hiếu khí MBR, phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,… Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ các chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất, mật độ vi sinh vật và mức độ ổn định lưu lượng của nước thải ở trạm xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh
hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng… Tải trọng chất hữu cơ của bể sinh học hiếu khí thường dao dộng từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước thải ở bể sinh học hiếu khí cần được luôn luôn duy trì ở giá trị lớn hơn 2,5 mg/l.
Nước thải sau khi xử lý tại ngăn hiếu khí sẽ được đưa đến màng lọc siêu vi MBR để loại bỏ các chất rắn lơ lững và các loại vi sinh vật gây bệnh. Màng