Hình ảnh cụm làng nghề khai thác đá Yên Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 50)

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều tra, đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội xã Yên Lâm Yên Lâm

- Điều kiện tự nhiên của xã Yên Lâm - Điều kiện kinh tế xã hội năm 2016

3.3.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh tại cụm làng nghề đá Yên Lâm

- Quy mô sản xuất tại cụm làng nghề đá Yên Lâm -Quy trình sản xuất tại cụm làng nghề đá Yên Lâm

3.2.3. Đánh giá thực trạng ô nhiễm tại cụm làng nghề đá Yên Lâm

- Đánh giá thực trạng ô nhiễm tại cụm làng nghề ( môi trường không khí, nước, đất).

3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của làng nghề đến khu vực dân cư lân cận

- Đánh giá của người dân về môi trường không khí, tiếng ồn, chất thải rắn, nước tại cụm làng nghề.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

3.3.5. Công tác quản lý môi trường tại cụm làng nghề đá Yên Lâm

-Đối với công tác QLMT của cơ quan quản lý Nhà nước

-Đối với công tác QLMT của các cơ sở khai thác đá tại cụm làng nghề 3.3.6. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề.

- Nhóm giải pháp về quản lý - Nhóm giải pháp về kỹ thuật

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: thu thập số liệu tại các phòng ban ở địa phương ban ở địa phương

- Thu thập các tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất, của làng nghề Yên Lâm, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa năm 2016;

- Số liệu về thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm…) của địa phương giai đoạn 2012-2016, được thu thập từ trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thanh Hóa.

- Thu thập các tư liệu về thực trạng môi trường do hoạt động sản xuất và công tác quản lý môi trường tại làng nghề Yên Lâm liên quan tới môi trường rác thải, môi trường đất, nước..., thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải...

- Số liệu thu được qua việc xử lý kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu: tại Đoàn mỏ địa chất Thanh Hóa ( qua báo cáo quan trắc môi trường hàng năm tỉnh Thanh Hóa và giám sát môi trường định kỳ hằng năm của các doanh nghiệp khai thác đá tại xã Yên Lâm).

- Tìm hiểu thông tin từ các tài liệu đã công bố ( sách, báo khoa học, internet) và các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học.

3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp tác giả có cái nhìn tổng quát và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập được từ đó xử lý tốt hơn trong các bước tổng hợp và phân tích. Tác giả đã tiến hành quan sát, nghiên cứu đặc điểm địa hình, sự phân bố của sông, hồ, ao, các nguồn gây ô nhiễm ở khu vực nghiên cứu. Từ đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm của toàn vùng.

Điều tra thực địa kết hợp với phiếu điều tra bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng sản xuất và một số vấn đề môi trường do chất thải, nước thải gây ra và ảnh hưởng của các hoạt động khai thác đá đến người dân. Đối tượng điều tra tại làng nghề đá Yên Lâm: đối tượng điều tra là chủ các doanh nghiệp sản xuất, chủ các cơ sở quy mô hộ gia đình, các công nhân làm việc tại cụm làng nghề,các hộ dân sống xung quanh khu vực lân cận làng nghề gồm có 3 thôn ảnh hưởng là Phúc Trí, Quan Trì và Đông Sơn.

- Phiếu điều tra dành cho cơ sở sản xuất làng nghề là 20 phiếu điều tra được chia đều cho 2 nhóm: các doanh nghiệp ( 10 phiếu), các cơ sở kinh doanh hộ gia đình (10 phiếu).

- Phiếu điều tra dành cho người dân khu vực xung quanh làng nghề là 60 phiếu, nhằm thu thập thông tin về chất lượng môi trường, đánh giá ảnh hưởng môi trường làng nghề đến cộng đồng dân cư lân cận.

- Phiếu điều tra 100 công nhân lao động khu vực mỏ về tình hình sức khỏe các bệnh có liên quan đến mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phổi, cơ xương với các công việc khác nhau:

+ khoan, đập đá : 30 người + lái xe : 26 người

+ vận hành máy : 26 người + xẻ đá : 9 người

+ mài đá : 9 người

3.4.3. Phương pháp kế thừa mẫu

Tác giả sẽ lấy mẫu kế thừa phân tích quan trắc môi trường các cơ sở khai thác đá tại cụm làng nghề đá Yên Lâm do Đoàn Mỏ Địa chất Thanh Hóa thực hiện 2 đợt vào tháng 10/2016 và tháng 4/2017.

Chọn mẫu đại diện của 6 cơ sở sản xuất kinh doanh tại cụm làng nghề để đánh giá thực trạng môi trường. Mỗi đợt tiến hành lấy mẫu cụ thể tại 1 cơ sở gồm có: 1 mẫu nước mặt, 1 mẫu nước ngầm, 1 mẫu đất và 2 mẫu không khí (tại 2 khu vực là sản xuất và khai thác). Tổng số mẫu được lấy mỗi đợt là 30 mẫu.

a/ Vị trí lấy mẫu không khí

Lấy 02 mẫu không khí trong đó:

- 1 mẫu tại trung tâm khu vực khai thác - 1 mẫu tại khu vực xưởng sản xuất đá

b/ Vị trí lấy mẫu nước

- Nước mặt: lấy 01 mẫu nước mặt tại nước mương thoát nước khu vực mỏ - Nước ngầm: lấy 01 mẫu nước giếng khoan tại cơ sở khai thác

c/ Vị trí lấy mẫu đất

Lấy 01 mẫu đất tại khu vực mỏ

( Sơ đồ vị trí lấy mẫu được thể hiện tại mục Phụ lục đính kèm)

Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu

TT Tên

mẫu Vị trí lấy mẫu Tọa độ Thời gian

1. Không khí 1 KK1 Công ty TNHH DVKD tổng hợp Tây Thành X:2218673 Ngày 25/10/2016 và ngày 25/4/2017 Y: 553801 KK2 X:2218707 Y: 553795 2 KK1

Công ty TNHH thương mại tổng hợp Bình Minh X:2218173 Y: 554130 KK2 X:2218150 Y: 554228 3 KK1 Công ty TNHH SXKD VLXD Hoàng Tú X:2218680 Y: 553988 KK2 X:2218708 Y: 554105 4 KK1

Công ty TNHH sản xuất đá Vạn Long

X:2217041 Y: 555042 KK2 X:2217271 Y: 555078 5 KK1

DN tư nhân Tuấn Hùng

X:2220182 Y: 552311 KK2 X:2220195 Y: 552269 6 KK1

DN tư nhân SXKD và VLXD Hoàng Minh

X:2220261 Y: 552270 KK2 X:2220246 Y: 552249 2. Nước ngầm 1 NN Công ty TNHH DVKD tổng hợp Tây Thành X:2218747 Ngày 25/10/2016 và ngày 25/4/2017 Y: 553773

2 NN Công ty TNHH thương mại tổng hợp Bình

Minh X:2218023 Y: 554189 3 NN Công ty TNHH SXKD VLXD Hoàng Tú X:2218606 Y: 553884 4 NN Công ty TNHH sản xuất đá Vạn Long X:2217113

Y: 555013 5 NN DN tư nhân Tuấn Hùng X:2220270

Y: 552304 6 NN DN tư nhân SXKD và VLXD

Hoàng Minh X:2220173 Y: 552217

1 NM Công ty TNHH DVKD tổng hợp Tây Thành X:2218715 Ngày 25/10/2016 và ngày 25/4/2017 Y: 553734

2 NM Công ty TNHH thương mại tổng hợp Bình

Minh X:2218057 Y: 554087 3 NM Công ty TNHH SXKD VLXD Hoàng Tú X:2218707 Y: 553834 4 NM Công ty TNHH sản xuất đá Vạn Long X:2217259

Y: 554914 5 NM DN tư nhân Tuấn Hùng X:2220191

Y: 552414 6 NM DN tư nhân SXKD và VLXD Hoàng Minh X:2220155 Y: 552240 4. Đất 1 Đ Công ty TNHH DVKD tổng hợp Tây Thành X:2218653 Ngày 25/10/2016 và ngày 25/4/2018 Y: 553765

2 Đ Công ty TNHH thương mại tổng hợp Bình

Minh X:2218041 Y: 554081 3 Đ Công ty TNHH SXKD VLXD Hoàng Tú X:2218584 Y: 553853 4 Đ Công ty TNHH sản xuất đá Vạn Long X:2217343

Y: 554992 5 Đ DN tư nhân Tuấn Hùng X:2220211

Y: 552499 6 Đ DN tư nhân SXKD và VLXD

Hoàng Minh X:2220114 Y: 552293

3.4.4. Phương pháp phân tích các thông số môi trường

a) Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước

-Nước mặt: pH, COD, BOD5, TSS,...

- Nước ngầm: pH, độ cứng, rắn tổng số,... Cụ thể phương pháp phân tích:

- pH được đo bằng máy tại hiện trường

-COD được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với K2Cr2O7 sử dụng muối Mohr.

- BOD5 được xác định bằng phương pháp nuôi cấy trong tủ bảo ôn ở 200C trong 5 ngày ( TCVN 6001-1:2008)

- Độ cứng CaCO3 được xác định bằng phương pháp chuẩn độ complexon

b) Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu khí

Phân tích các chỉ tiêu: CO, NO2, SO2, Bụi lơ lửng Cụ thể phương pháp phân tích

-Xác định nồng độ khối lượng của SO2 bằng phương pháp trắc quang dùng thorin.

-Xác định nồng độ khối lượng của NO2 bằng phương pháp quang hóa học -Xác định nồng độ khối lượng của CO bằng phương pháp sắc ký khí - Xác định hàm lượng bụi bằng phương pháp khối lượng

3.4.5. Phương pháp so sánh

*Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước được so sánh với

-QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt)

-QCVN 09-MT:2015/BTNMT ( Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm)

*Các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường không khí được so sánh với -QCVN 05:2013/BTNMT ( Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh)

-QCVN 06:2009/BTNMT( Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại không khí xung quanh)

*Các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường tiếng ồn được so sánh với -QCVN 26:2010/BTNMT ( Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn) *Các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường đất được so sánh với

-QCVN 03-MT:2015/BTNMT ( Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất)

3.4.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát thu thập được về hiện trạng môi trường làng nghề và công tác quản lý, xử lý trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm thống kê mô tả.

3.4.7. Phương pháp chuyên gia

Trên cơ sở so sánh các hoạt động khai thác đang đánh giá với các hoạt động khai thác tương tự, đưa ra được các tác động môi trường của hoạt động khai thác và tham khảo ý kiến chuyên gia.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI XÃ YÊN LÂM YÊN LÂM

4.1.1. Vị trí địa lý

Xã Yên Lâm nằm ở phía Tây Bắc huyện Yên Định, cách trung tâm thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định 22 km, là địa bàn giáp ranh với nhiều địa phương khác trong và ngoài hyện, cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp với xã Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - Phía Nam giáp với xã Yên Thọ, Yên Tâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - Phía Tây và Tây Bắc giáp thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Cẩm Tâm, Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)