Các cơ quan chức năng quản lý môi trường bao gồm:
Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.
Phòng Tài nguyên và Môi trường: cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn.
UBND cấp xã: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; kiểm tra việc chấp hành pháp luật BVMTcủa các hộ gia đình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về BVMT hoặc báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Hiện nay UBND xã Yên Lâm đã thành lập Tổ tự quản làng nghề với hình thức tổ chức như sau: Phòng ban có liên quan Phòng TNMT Yên Định Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa UBND xã Yên Lâm Tổ tự quản làng nghề Cán bộ địa chính và môi trường
* Cơ cấu nhân sự: Gồm 7 người trong đó 1 Tổ trưởng, 1 Tổ phó, và 5 cán bộ. Tổ trưởng là trưởng công an xã Yên Lâm, tổ phó là Phó Chủ tịch MTTQ xã, 5 cán bộ trong đó có 1 cán bộ Địa chính xã, 1 cán bộ công an viên xã, và 3 cán bộ là trưởng các thôn Phúc Trí, Quan Trì và Đông Sơn sống xung quanh khu vực cụm làng nghề.
* Chức năng, nhiệm vụ Tổ tự quản làng nghề xã Yên Lâm
- Quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề theo phân công của UBND xã.
- Niêm yết các quy định và theo dõi, đôn đốc việc giữ vệ sinh nơi công cộng. - Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề; hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường.
- Tham gia kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở trong làng nghề theo phân công của UBND xã.
- Kịp thời báo cáo UBND xã khi phát hiện dấu hiệu về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong làng nghề.
- Báo cáo UBND xã về hiện trạng hoạt động, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo phân công 01 lần/năm trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu
*Quy định làm việc của Tổ tự quản làng nghề
Tổ tự quản làng nghề làm việc theo chế độ giờ hành chính của Nhà nước, quy định định kỳ 2 lần/tháng thực hiện việc giám sát kiểm tra tình hình chấp hành các quy định Nhà nước về pháp luật bảo vệ môi trường và an toàn lao động của các cơ sở trong cụm làng nghề.
* Nguồn kinh phí hoạt động của Tổ tự quản làng nghề
Toàn bộ cơ cấu trong Tổ tự quản làng nghề đều là cán bộ, công chức, viên chức, bán chuyên trách do đó được hưởng theo đúng chế độ lương và phụ cấp của Nhà nước quy định. Ngoài ra còn có nguồn kinh phí được trích ra từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của xã cũng như từ nguồn kinh phí của HTX dịch vụ vệ sinh môi trường xã, tuy nhiên nguồn kinh phí này rất hạn hẹp.
4.5.1.2. Đánh giá công tác quản lý môi trường tại cụm làng nghề đá Yên Lâm a. Công tác quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề
-Công tác quy hoach, kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề đã được UBND xã Yên Lâm quan tâm. Tuy nhiên do những hạn chế về nhân lực cho quản lý môi trường tại địa phương cũng như vấn đề trang thiết bị và ngân sách đầu tư cho quản lý môi trường nên công tác này chưa thực sự có hiệu quả
-Hiện nay ở cấp xã chưa có cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường, chỉ có 1 cán bộ địa chính phụ trách kiêm môi trường. Như vậy có thể nói nhân lực cho quản lý môi trường tại địa phương là rất mỏng và chưa chuyên sâu về chuyên môn.
-Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý môi trường còn thiếu, ngân sách đầu tư cho quản lý môi trường còn hạn chế.
Chính vì những lý do trên công tác điều tra về chất lượng môi trường còn gặp nhiều khó khăn, số liệu cụ thể làm cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường còn hạn chế. Hàng năm UBND xã Yên Lâm cũng đã có báo cáo về môi trường làng nghề nhưng chưa chi tiết, rất ít số liệu cụ thể phản ánh chất lượng môi trường, hơn nữa đó chỉ là một nội dung trong báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và môi trường của xã.
b.Công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường làng nghề
-Hàng năm xã Yên Lâm đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cơ sở trong làng nghề. Tuy nhiên các lớp này tập huấn chủ yếu liên quan đến hoạt động sản xuất của làng nghề, các vấn đề về an toàn lao động, ít lớp tập huấn chuyên sâu về bảo vệ môi trường.
-Đối với cán bộ phụ trách về môi trường của xã cũng được tham gia các lớp tập huấn về môi trường do Sở TN&MT, UBND huyện tổ chức, tuy nhiên các lớp này không được tập huấn thường xuyên.
c.Công tác thanh tra, kiểm tra
Hàng năm đã có các đoàn thanh tra, kiểm tra về môi trường làng nghề tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra chưa triệt để. Trong quá trình kiểm tra cũng đã phát hiện về việc vi phạm môi trường của một số cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề nhưng việc xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn tình trạng cơ sở sản xuất vi phạm gây ô nhiễm môi trường, phải nộp phạt nhưng chưa thực hiện
nộp phạt, các cơ sở hầu hết đang còn thiếu các thủ tục hồ sơ pháp lý như Báo cáo vận hành thử nghiệm các hạng mục xử lý môi trường, cấp phép khai thác nước nưới đất và Giám sát môi trường định kỳ hàng năm.. đã kiểm tra nhắc nhở nhưng các cơ sở vẫn cố tình vi phạm. Điều đó cho thấy hiện chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm môi trường.
4.5.2. Đối với công tác QLMT của các cơ sở khai thác đá tại cụm làng nghề
4.5.2.1. Hồ sơ pháp lý
Hiện nay 100% cơ sở sản xuất hình thức là doanh nghiệp tại cụm làng nghề đã lập đầy đủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án của mình và dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt. 100% cơ sở sản xuất hình thức là hộ gia đình cũng đã thực hiện lập đầy đủ cam kết BVMT được UBND huyện Yên Định phê duyệt.
Qua quá trình thanh tra, kiểm tra hàng năm cho thấy, Chủ các cơ sở khai thác khoáng sản cơ bản đã thực hiện theo các quy định được duyệt như: Thực hiện chế độ quan trắc định kỳ; ký hợp đồng vận chuyển chất thải nguy hại với cơ quan có chức năng; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; nghiên cứu, đầu tư và áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản ...
Tuy nhiên nhưng qua kiểm tra cũng phát hiện còn có những chủ cơ sở chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định như: Chưa lập hồ sơ đề nghị xác nhận các công trình bảo vệ môi trường sau khi Báo cáo ĐTM được phê duyệt; chưa tuân thủ đúng các quy định về quản lý chất thải nguy hại sau khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; tần suất, vị trí quan trắc môi trường chưa đúng theo cam kết nêu trong Báo cáo ĐTM; công tác vệ sinh môi trường khu vực khai thác và khu vực lưu trú của cán bộ công nhân viên chưa đạt yêu cầu…
4.5.2.2. Công tác quản lý khí thải và tiếng ồn
Việc trồng các băng cây xanh xung quanh khu vực mỏ, khu vực sản xuất đặc biệt tại khu trạm nghiền sàng, bãi thải, bãi chứa đá thành phẩm, 2 bên đường nội bộ vận chuyển nhằm hấp thụ khí độc và ngăn cản sự phát tán bụi và tiếng ồn ra môi trường đối với các cơ sở còn rất ít.
ẩm tại khu vực chế biến sơ bộ ngay tại chân núi và khu vực xúc bốc cũng như khu vực vành đai khai trường.
Việc xây dựng khu vực rửa xe, nâng cấp tuyến đường trong và ngoài khu mỏ và đường vận chuyển đá thành phẩm đi tiêu thụ chưa được các cơ sở chú trọng thực hiện. Các phương tiên vận chuyển không được rửa sạch cũng như không được che phủ đúng quy định trước khi ra khỏi công trường là nguyên nhân dẫn đến phát thải bụi nhiều.
4.5.2.3. Công tác quản lý nước thải
Công tác quản lý thu gom và xử lý nước thải sản xuất cũng như nước thải sinh hoạt tại các cơ sở hầu như không được quan tâm. Nước thải từ quá trình sản xuất được chảy thẳng trực tiếp xuống hố không qua hệ thống hố lắng, các cơ sở không xây dựng hệ thống mương thoát nước xung quanh khu vực xưởng sản xuất đá ốp lát dẫn đến nước phục vụ cho quá trình xẻ không được thu gom triệt để, nước chảy lênh láng khắp xưởng và khu vực xung quanh. Cùng với đó hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt không được xử lý riêng và đổ chung cùng với nước thải sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
4.5.2.4. Công tác quản lý chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh do hoạt động khai thác mỏ bao gồm đất đá từ các công đoạn bóc dỡ lớp phủ bề mặt, khoan, nổ mìn, chất thải sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại trong quá trình sản xuất. Một lượng nhỏ đất thải từ hoạt động bóc dỡ lớp đất bề mặt được san lấp mặt bằng tại cơ sở cũng như vật liệu làm đường ra vào khu khai thác. Đối với đá thải sản xuất, hầu hết các cơ sở chưa có biện pháp xử lý triệt để, bột đá thải được đổ tràn lan không có quy hoạch vị trí cụ thể và xây dựng các hạng mục như sân phơi, ao lắng dẫn đến mất mỹ quan và ảnh hưởng môi trường. Chất thải rắn nguy hại gồm thùng chứa dầu mỡ, giẻ lau, thùng, chai lọ đựng xăng dầu chưa được thu gom và xử lý triệt để, còn để bừa bãi và rải rác ở nhiều nơi, thậm chí ngay cạnh khu nấu ăn cho công nhân.
UBND Xã Cán bộ chuyên môn VSMT xã Các ban ngành của xã Lãnh đạo thôn Tổ VSMT thôn Tổ tự quản làng nghề Hộ gia đình Hộ KD cá thể Hộ sx tại làng nghề DN sx tại làng nghề 4.6. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM LÀNG NGHỀ KHAI THÁC ĐÁ XÃ YÊN LÂM
4.6.1. Các giải pháp về quản lý môi trường
4.6.1.1. Giải pháp cho công tác QLMT của cơ quan quản lý Nhà nước a. Hoàn thiện bộ máy và cơ chế QLMT tại cấp xã
Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp Phối hợp thực hiện