4.1.2.1. Địa hình
Là xã miền núi có địa hình bán sơn địa, xung quanh là các dãy núi đá vôi bao bọc và chủ yếu diện tích núi đá vôi, diện tích đát đồi nằm về phía Tây Bắc và phía Bắc của xã. Các dãy núi đá vôi của xã có độ cao trung bình từ 100- 250 m, đất đồi có độ cao trung bình từ 10-25 m; độ dốc và hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, giữa các dãy núi và chân đồi là những diện tích đất tương đối bằng phẳng.
Nên thuận lợi cho bố trí dân cư và sản xuất nông nghiệp.
4.1.2.2 Khí hậu:
Yên Lâm nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa miền núi Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.
a.Chế độ nhiệt:
Có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C.
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 86 -89%,
c. Chế độ mưa:
Lượng mưa ở Yên Định là khá lớn, trung bình năm từ 1.585 - 1.857,4 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%.
d.Chế độ nắng và bức xạ mặt trời:
Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.187,1 - 1.436,5 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng.
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu khí hậu của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2016
Nguồn: Báo cáo Trạm khí tượng thuỷ văn - Định Tường, Yên Định (2016)
Tháng Năm 2012 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0C ) 15,4 16,4 20,2 25,1 27,7 29,7 29,1 28,1 26,7 25,8 23,3 19,6 Độ ẩm TB (%) 92 94 88 90 88 80 85 89 87 84 86 84 Lượng mưa TB (mm) 13,1 13,1 16,9 71,8 272,7 122,6 272,8 364,0 418,9 159,2 46,1 86,2 Tổng số giờ nắng (h) 4,1 25,2 30,5 127,3 192,7 119,1 182,6 177,0 138,0 131,9 123,8 61,7 Năm 2013 Nhiệt độ (0C ) 16,2 20,2 23,0 24,3 28,2 28,9 28,0 28,2 26,4 24,7 22,0 15,3 Độ ẩm TB (%) 85 89 89 89 84 81 90 89 88 82 86 81 Tổng lượng mưa (mm) 7,0 13,5 35,0 28,4 141,6 172,2 407,4 360,6 341,6 189,8 32,6 10,4 Tổng số giờ nắng (h) 24,1 58,0 80,0 110,5 191,4 185,1 150,8 153,9 99,6 155,5 122,3 159,7 Năm 2014 Nhiệt độ (0C ) 16,7 17,3 19,8 24,6 28,0 29,4 28,4 26,9 27,0 23,2 20,0 19,2 Độ ẩm TB (%) 85 90 96 95 87 87 91 91 90 86 88 80 Tổng lượng mưa (mm) 1,5 11,4 56,6 164,0 193,5 215,9 372,5 319,2 152,1 58,7 13,8 25,8 Tổng số giờ nắng (h) 33,4 32,9 22,8 39,0 220,0 160,7 172,0 130,9 180,4 161,1 104,8 78,5 Năm 2015 Nhiệt độ (0C ) 17,2 19,2 21,6 23,9 29,5 30,0 28,7 28,6 27,5 25,7 24,2 18,6 Độ ẩm Trung bình (%) 90 92 95 92 86 84 87 90 91 88 91 89 Tổng lượng mưa (mm) 22,0 27 48 11 55 85 223 207 495 53 85 19 Tổng số giờ nắng (h) 12,4 34 46 14,3 251 256 146 216 140 149 97 57 Năm 2016 Nhiệt độ (0C ) 17,4 16,4 19,8 24,6 27,4 30,3 29,6 28,5 27,3 26,5 22,6 20,3 Độ ẩm Trung bình (%) 92 84 93 94 92 86 88 91 92 88 86 83 Tổng lượng mưa (mm) 132 21 12 73 115 90 169 279 275 81 43 3,4 Tổng số giờ nắng (h) 46 97 28 95 184 246 208 163 140 138 103 88
e. Sương
Sương mù: Thường xuất hiện trong mùa đông và mùa xuân. Số ngày có sương mù trong năm tập trung vào các tháng 11 và 12, từ 6 - 8 ngày, sương mù xuất hiện làm tăng độ ẩm không khí và đất.
Sương muối: Những năm rét nhiều, sương muối xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng tới sản xuất, tuy nhiên mức độ gây hại không lớn.
f. Gió, bão
- Gió: Hàng năm ở khu vực này vẫn chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa: + Mùa đông: Gió mùa Đông Bắc thường rét, khô và hanh, xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
+ Mùa hè: Có gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 mang hơi nước từ biển vào, thường có mưa.
Ngoài ra, trong mùa này còn có gió Tây Nam (dân gian thường gọi là gió Lào) xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7 gây ra tình trạng nóng và khô hạn.
- Bão: thường đổ bộ từ biển vào từ tháng 7 đến tháng 10, tốc độ gió cấp 8 - 9 cá biệt có thể tới cấp 11 - 12 kèm theo mưa to, gây thiệt hại về tài sản, tác hại đến cây trồng, vật nuôi...
4.1.2.3. Thủy văn, nguồn nước
- Nguồn nước mặt: Phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ các nguồn chính là hồ Thắng Long, kênh tưới hồ Cửa Đạt,kênh 61, các hồ lớn nhỏ trên địa bàn xã và nguồn nước mặt tại chỗ, trong đó:
-Nguồn nước ngầm: Được khai thác từ các giếng nước khoan, giếng khơi, đây là nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Do đó, cần được khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
4.1.2.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã quản lý là 1691,0 ha, trong đó:
- Đất trồng lúa là 469,88 ha: độ sâu canh tác từ 30-50cm, tuy nhiên một số diện tích nằm xen ở chân núi và chân đồi thường bị chua phèn.
- Đất trồng màu là 66,71 ha: Chủ yếu là diện tích các gò bãi, chân đồi, ven làng, được tận dụng khai thác trồng các loại cây rau màu, ngô… Hiện tại
xã đang phát động giao thầu hàng năm để phát triển nguồn thu cho ngân sách của địa phương.
- Đất trồng cây lâu năm 168,98 ha: Đây là diện tích trồng các loại cây lâu như vải, nhãn, cao su và một số cây lâu năm khác trồng trong các vườn nhà và các vùng đồi có độ dốc thấp.
- Đất rừng sản xuất 112,61 ha: Diện tích này được bố trí trên các khu vực đồi đất dốc, ven chân núi và các thung lũng. Các loại cây lâm nghiệp được trồng chủ yếu như keo, xà cừ, bạch đàn, lát, luồng…
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản 74,54 ha là các ao hồ và mặt nước vừa có khả năng vào nuôi trồng thủy sản, vừa có vai trò cung cấp nước cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp
- Đất trang trại nông nghiệp 2,25 ha: để xây dựng các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các trang trại nuôi trồng thủy sản góp phần tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
- Đất ở dân cư 87,76 ha: chủ yếu phân bố trên diện tích đất có địa hình khá bằng phẳng, một số diện tích đất thổ cư bố trí theo dọc các tuyến đường Tỉnh lộ 518, đường liên xã, liên thôn.
- Đất xây dựng cơ bản và các loại đất khác 322,27 ha: đây là diện tích xây dựng trụ sở UBND, quốc phòng, đất cụm làng nghề, nhà máy gạch Tuynel Phú Lợi, đất công cộng… những diện tích này được bố trí ở vị trí cao ráo và phù hợp cho việc bố trí các công trình công ích của xã.
- Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 35,70 ha, không có khả năng nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là dự trữ nước vào mùa khô hoặc tiêu nước về mùa lũ như Hón Sỏi thôn Thắng Long, hón Phong Mỹ….
4.1.2.5. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 112,61 ha, là đất trồng rừng sản xuất tại các khu vực đất đồi, ven chân núi, trên các núi đá và các thung lũng. Các loại cây trồng theo Dự án 661 năm 2004 chủ yếu như lát, xà cừ, bạch đàn, keo… Tuy nhiên, hiện nay những loại cây này kém phát triển nên các hộ gia đình đã tận dụng trồng xen dưới tán rừng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như mía, sắn… với phương châm “ lấy ngắn nuôi dài” từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình có diện tích đất rừng được giao.
4.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Diện tích núi đá là 309,46 ha, trong đó có khoảng 300 ha núi đá vôi, trữ lượng khoảng 500 000 000 m3, về đất lượng đá được xác định đủ tiêu chuẩn để sản xuất vật liệu xây dựng với quy mô lớn và chế biến đá ốp lát, đá mỹ nghệ phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình chất lượng cao trong nước và xuất khẩu nước ngoài với quy mô lớn và cũng là tiềm năng cho lĩnh vực phát triển dịch vụ, thương mại.