Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Phương pháp khảo sát thực địa là rất cần thiết giúp tác giả có cái nhìn tổng quát và sơ bộ về đối tượng nghiên cứu đồng thời kiểm tra lại tính chính xác của những tài liệu, số liệu đã thu thập được từ đó xử lý tốt hơn trong các bước tổng hợp và phân tích. Tác giả đã tiến hành quan sát, nghiên cứu đặc điểm địa hình, sự phân bố của sông, hồ, ao, các nguồn gây ô nhiễm ở khu vực nghiên cứu. Từ đó đưa ra nhận xét chung cho tình trạng ô nhiễm của toàn vùng.
Điều tra thực địa kết hợp với phiếu điều tra bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng sản xuất và một số vấn đề môi trường do chất thải, nước thải gây ra và ảnh hưởng của các hoạt động khai thác đá đến người dân. Đối tượng điều tra tại làng nghề đá Yên Lâm: đối tượng điều tra là chủ các doanh nghiệp sản xuất, chủ các cơ sở quy mô hộ gia đình, các công nhân làm việc tại cụm làng nghề,các hộ dân sống xung quanh khu vực lân cận làng nghề gồm có 3 thôn ảnh hưởng là Phúc Trí, Quan Trì và Đông Sơn.
- Phiếu điều tra dành cho cơ sở sản xuất làng nghề là 20 phiếu điều tra được chia đều cho 2 nhóm: các doanh nghiệp ( 10 phiếu), các cơ sở kinh doanh hộ gia đình (10 phiếu).
- Phiếu điều tra dành cho người dân khu vực xung quanh làng nghề là 60 phiếu, nhằm thu thập thông tin về chất lượng môi trường, đánh giá ảnh hưởng môi trường làng nghề đến cộng đồng dân cư lân cận.
- Phiếu điều tra 100 công nhân lao động khu vực mỏ về tình hình sức khỏe các bệnh có liên quan đến mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phổi, cơ xương với các công việc khác nhau:
+ khoan, đập đá : 30 người + lái xe : 26 người
+ vận hành máy : 26 người + xẻ đá : 9 người
+ mài đá : 9 người