Lượng nước thải được dẫn qua rãnh có kích thước rộng 0,6m vào 04 ao lắng 2 ngăn tổng diện tích 275m2/ao đã được gia cố kè bờ: Ngăn lắng sơ cấp có diện tích 100m2; ngăn lắng thứ cấp có diện tích 175m2.
Tổng diện tích các ao lắng là 1.100m2; dung tích chứa: 1.100m3 đã kè tường bao xung quanh.
- Chiều dài ao: 55m. - Chiều rộng ao: 5m. - Chiều sâu ao: 1m.
(Áp dụng cho cơ sở có lượng nước thải từ 30m3 trở lên)
Bơm áp lực Máy xẻ I Máy xẻ II Máy xẻ III Máy xẻ IV Máy cắt cạnh I Máy cắt cạnh II Nước giếng khoan; ao lắng
Rãnh thu gom nước thải có kích thước 40x50mm
Nguyên lý hoạt động của ao lắng: Nước thải đi vào vùng phân phối nước đặt ở đầu ngăn lắng sơ cấp số 1, nước chuyển động đều vào vùng lắng. Tại ngăn lắng số 1 các cặn nặng như bột đá sẽ bị lắng theo nguyên lý bể lắng trọng lực; nước trong sau khi lắng sẽ qua cửa tràn dẫn sang ngăn lắng thứ 2 của ao; tại đây một số cặn có kích thước nhỏ chưa được lắng tại ngăn số 1 sẽ tiếp tục lắng tại ngăn số 2. Với tổng thể tích của 04 ao lắng 1100m3; do vậy thời gian lưu của nước trong ao khoảng 10 ngày nên hầu hết các cặn đều được lắng. Nước sạch được bơm tuần hoàn cấp lại ao nước cấp cho quá trình xẻ đá. Diện tích ngăn lắng 1 khoảng 400m2/04 ao; các cơ sở sẽ tiến hành nạo vét 4lần/năm để đảm bảo phần diện tích lắng cặn của bể lắng. Bột đá sau nạo vét sẽ đưa lên ô chứa bột giáp mỗi ao lắng sau đó bán cho các cơ sở sản xuất gạch không nung.
+ Ưu điểm: Gọn, có thể làm hố thu cặn ở đầu bể hoặc dọc theo chiều dài của bể. Hiệu quả xử lý cao.
+ Nhược điểm: Giá thành cao, có nhiều hố thu cặn tạo nên những vùng xoáy làm giảm khả năng lắng của các hạt cặn, chiếm nhiều diện tích xây dựng
b. Giải pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt.
* Đối với xử lý nước thải tại nhà bếp
Từ khâu chế biến và khâu rửa bát, vệ sinh nhà bếp, chủ yếu chứa dầu mỡ (thực vật, động vật), chất rắn lơ lửng... Loại nước thải này được xử lý qua bể tách mỡ, sau đó tiếp tục được dẫn ra ao lắng để phân hủy sinh học và tách cặn.
Bể tách mỡ dùng để tách và thu các loại mỡ động vật và thực vật, các loại dầu có trong nước thải.
Bể tách mỡ thường chia làm 2 ngăn (Giếng thu cặn và giếng thu mỡ). Ngăn thứ nhất chiếm 2/3 dung tích bể. Bể tách mỡ tính toán cho nhà ăn cụ thể như sau: