Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý BVMT cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 91 - 98)

Hiện tại thực tế cán bộ QLMT tại địa phương nói chung và tại cụm làng nghề đá Yên Lâm nói riêng còn thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm và không được đào tạo cơ bản nên công tác BVMT tại làng nghề còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Từ thực tế trên tác giả đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức quản lý BVMT tại xã Yên Lâm.

Theo sơ đồ bộ máy quản lý bảo vệ môi trường ở cấp xã có sự tham gia của tất cả các ban ngành, đoàn thể, từ chính quyền, các phòng ban chuyên môn, các hiệp hội và đoàn thể chính trị địa phương. Trong đó quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

- UBND xã ban hành các văn bản quy định pháp lý về BVMT của xã, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường;

- Cán bộ chuyên trách về môi trường chủ trì tổ chức mọi hoạt động cụ thể; - Trưởng thôn tổ chức thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn thôn;

- Tổ tự quản làng nghề tổ chức thực hiện các hoạt động BVMT theo sự chỉ đạo của các cấp, giám sát, theo dõi hộ nghề, các cơ sở sản xuất thực hiện các quy định. Tham gia tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức BVMT cho các cơ sở tại làng nghề;

- Các ban ngành của xã và cán bộ môi trường thôn tổ chức và đôn đốc thực hiện VSMT trên địa bàn theo quy định.

b. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức và hành động trong thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các dự án đầu tư bảo vệ môi trường. Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với chủ các doanh nghiệp.

- Xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về môi trường để đánh giá mức độ bảo vệ môi trường của từng xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ quan; phát động và duy trì thường xuyên phong trào thi đua bảo vệ môi trường.

- Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo vệ môi trường; xây dựng và phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường.

- Quan tâm đào tạo các cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

c. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư

- Hiện nay cụm làng nghề xã Yên Lâm chưa có bãi đổ thải chất thải rắn tập trung ( chủ yếu là bột đá thải). Do đó trong thời gian tới cần quy hoạch vị trí bãi đổ thải tập trung.

d. Giải pháp về cơ chế, chính sách, tài chính

Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường cũng như thanh tra việc thi hành luật cần tiến hành thường xuyên và triệt để. Bên cạnh đó quan trắc, giám sát chất lượng môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý môi trường nhằm kiểm soát một cách chặt chẽ và có hệ thống các khuynh hướng biến đổi chất lượng môi trường và các yếu tố liên quan. Bổ sung công tác giám sát việc bảo vệ người lao động và người dân xung quanh mỏ đá về chấn động sóng không khí khi diễn ra hoạt động nổ mìn và theo dõi sức khỏe của cán bộ công nhân viên và dân cư trong khu vực khai thác.

Củng cố, xây dựng các chính sách biểu dương, khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân, các cơ sở sản xuất làm tốt công tác BVMT. Chú trọng hoạt động phổ biến, tuyên truyền giới thiệu và nhân rộng những điển hình tiên tiến, những tấm gương BVMT, những mô hình sản xuất sạch ít gây ô nhiễm.

Tiến hành tổ chức công tác tuyên truyền và giáo dục về môi trường ,nội dung tuyên truyền lồng ghép hoạt động có tính giáo dục về pháp luật cao, nhằm tác động mạnh mẽ vào ý thức BVMT của người dân, công nhân khu mỏ như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường. Cung cấp đầy đủ kiến thức và tài liệu về BVMT cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên. Những buổi tập huấn, hội thảo, tuyên truyền về bảo vệ môi trường bắt buộc có sự tham gia của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất.

- Tăng đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trường đảm bảo mức chi không dưới 1% tổng chi ngân sách và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường; có cơ chế khuyến khích áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường; đẩy nhanh công tác điều tra cơ bản, dự báo, cảnh báo về tài nguyên, môi trường; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.

- Có chính sách hỗ trợ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng buộc phải di dời theo quyết định xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc không phù hợp quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển ngành, đến vị trí xa dân cư, phù hợp với sức chịu tải của môi trường; chính sách hỗ trợ nhân dân trong những khu vực bị sự cố môi trường để có điều kiện cải thiện vệ sinh môi trường. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.

4.6.1.2. Giải pháp cho công tác QLMT của chủ cơ sở sản xuất tại cụm làng nghề

-Yêu tiên khuyến khích các cơ sở khai thác và sản xuất phải áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, thực hiên nghiêm túc các nội dung quản lý môi trường đã nêu trong hồ sơ pháp lý môi trường ( ĐTM, CKBVMT) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thường xuyên phối hợp báo cáo với các cơ quan chức năng, xử lý kịp thời các sự cố môi trường xấu có thể xảy ra.

- Quan tâm đến công tác an sinh xã hội đến khu vực dân cư lân cận chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp từ cụm làng nghề.

- Thường xuyên vận hành, kiểm tra đánh giá các hạng mục xử lý môi trường đặc biệt là môi trường không khí.

4.6.2. Thực trạng các giải pháp kỹ thuật tại làng nghề

Hầu như trong quá trình khai thác và chế biến đá các cơ sở chưa chú trọng đầu tư các công trình liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

4.6.2.1. Giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm khí thải tại làng nghề

Hiện nay các cơ sở tại làng nghề đã có một số biện pháp hạn chế tác động đến môi trường nhưng chưa triệt để. Mới chỉ có 15/72 cơ sở tiến hành lắp giàn phun tưới ẩm tại khu nghiền sàng đá, tuy nhiên hệ thống còn thô sơ, có 50/72 cơ sở chưa có hệ thống phun nước tưới ẩm tại khu vực chế biến sơ bộ ngay tại chân núi và khu vực xúc bốc cũng như khu vực vành đai khai trường. Có 7/72 cơ sở có hệ thống phun cao áp dạng sương dập bụi tại cổng ra vào.

4.6.2.2. Giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải

tràn xung quanh cơ sở đều được đổ chung và thiết kế các ao chứa sơ sài chưa được kè bờ xung quanh, gây nên ô nhiễm môi trường, nước thải sinh hoạt của công nhân chưa được thu gom, chảy tràn trên bề mặt khai trường

Hệ thống hố lắng nước thải được thiết kế sơ sài

4.6.2.3. Giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường chất thải

Trong quá trình khai thác và chế biến đá, chất thải rắn công nghiệp bao gồm: đất phủ, đá phong hóa, đá kẹp, đá loại, các mẩu đá dư thừa và bột đá…, hiện nay khu khai thác và chế biến mỏ đá tại khu vực làng nghề đá Yên Lâm chưa có bãi đổ thải chất thải rắn tập trung mà mỗi cơ sở chế biến phải tự lo cho mình chỗ đổ thải chất thải rắn. Bột đá thải được nạo vét phơi xung quanh khuôn viên của cơ sở gây mất mỹ quan. Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân hàng ngày bao gồm thực phẩm thừa, túi nilon, chai nhựa đựng nước, giẻ vụn, thủy tinh…. chưa được quan tâm thu gom, xử lý mà thải trực tiếp ra khai trường, lẫn trong đất đá thải, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí trong khu vực.

Bột đá thải được đổ trực tiếp tại khuôn viên xưởng sản xuất

4.6.2.4. Giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tiếng ồn và độ rung

Hiện nay các cơ sở cũng chú trọng đến việc bảo hành, bảo dưỡng máy móc, tuy nhiên các loại máy móc hầu như là cũ, chưa được đầu tư mua mới, bên cạnh đó xưởng sản xuất còn tạm bợ, chưa đầu tư hệ thống xưởng cách âm, cách nhiệt.

4.6.2.5. Giải pháp kỹ thuật về bảo hộ an toàn lao động

Các cơ sở đã quan tâm tới công tác an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân, như trang bị nút tai chống ồn, mũ nhựa cứng, kính bảo hộ chống đá văng, khẩu trang trong khu vực khai thác và phun nước trong khu vực chế biến, dùng tấm chắn khi chạy máy khoan hơi, trồng cây xanh xung quanh khu vực sản xuất... Tuy nhiên nhiều công nhân còn lại vẫn đang phải làm việc trong tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe; công nhân trong xưởng chế biến đá ốp lát mới chỉ mặc quần áo dài tay, đeo tạp dề để tự bảo vệ mình, chưa có mũ bảo hộ, khẩu trang, nút bịt tai, công nhân trong khu vực khai thác không có găng tay hoặc găng tay đã bị rách, hư hỏng, hoặc tự trang bị, tận dụng không đảm bảo cho bảo

4.6.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật tại cụm làng nghề

Song song với việc sử dụng và cải cách những biện pháp ở cấp quản lý, để có thể xã hội hóa BVMT tại làng nghề, trả lại mỹ quan môi trường sạch đẹp cho người dân thì cần phải có những giải pháp thay đổi về công nghệ kỹ thuật cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của làng nghề, được người dân dễ dàng tham gia ủng hộ.

Bảng 4.21. Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho cụm làng nghề đá Yên Lâm

S TT

Các giải pháp sản xuất sạch hơn

Nhóm

giải pháp Chi phí đầu tư Lợi ích

1 1

Thu gom riêng nước thải tại xưởng sản xuất trong

quá trình xẻ đá

Tuần hoàn phân luồng dòng thải Mức đầu tư thấp khoảng 2.000 – 3.000đ/m3 nước thải Giảm chi phí sử dụng nước

Giảm nước thải, chi phí xử lý nước thải 2

2

Trang bị cho công nhân khẩu trang phòng bụi

Quản lý nội vi Mức đầu tư thấp khoảng 10.000đ/người

Giảm tác động của khí bụi tới sức khỏe người lao động

3 3

Bảo dưỡng máy móc, thiết bị thường xuyên

Quản lý nội vi Nhân công, dầu mỡ, phụ kiện thay thế 100.000đ/tháng/xưởng

Giảm độ ồn, tăng tuổi thọ thiết bị

4 4

Lắp đặt hệ thống giảm bụi từ các quá trình phát sinh tại trạm nghiền, xưởng sản xuất và tuyến đường đi từ mỏ ra

Cải tiến máy móc

Mức đầu tư từ 5 đến 10 triệu đồng/xưởng sản xuất

Giảm ô nhiễm khí thải

5 5

Cải tạo nhà xưởng sản xuất (nhà xưởng thông thoáng, tường bao dày)

Quản lý nội vi Mức đầu tư trung bình từ 10 đến 20 triệu đồng/xưởng sản xuất Giảm ồn, nồng độ khí thải 6 6 Lắp đặt hệ thống quạt thông gió

Cải tiến thiết bị Mức đầu tư thấp 1-2 triệu đồng/xưởng

Giảm nồng độ khí độc và bụi trong nhà xưởng

4.6.3.1. Giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm khí thải tại làng nghề

Có thể nói vấn đề ô nhiễm môi trường không khí luôn là vấn đề nổi cộm của làng nghề khai thác đá, các hoạt động nghiền sàng đá, cắt, khoan, mài tiện

các sản phẩm đá luôn phát sinh lượng lượng bụi và tiếng ồn lớn. Để giải quyết các vấn đề trên, những kỹ thuật áp dụng “ sản xuất sạch hơn” cần được áp dụng rộng rãi tùy theo năng lực tài chính của các cơ sở như bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị, lắp đặt hệ thống thu khí bụi từ các quá trình phát sinh bụi, cải tạo hệ thống nhà xưởng sản xuất, khuôn viên cơ sở, lắp đặt hệ thống quạt thông gió.

a. Giải pháp giảm thiểu bụi tại xưởng sản xuất đá ốp lát

* Lắp đặt hệ thống hút bụi cho máy cắt đá

Máy cắt đá là một thiết bị chuyên dụng trong xưởng sản xuất đá xẻ thành phẩm đá ốp lát. Đây là khâu đầu tiên của quá trình tinh chế đá nhưng cũng là khâu tạo ra nhiều bụi đá nhất. Để hạn chế lượng bụi phát ra từ quá trình này, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đưa ra các biện pháp kỹ thuật, gắn một hệ thống hút bụi cho máy cắt đá bằng việc sử dụng quạt hút công suất cao kết hợp với nước. Với áp lực và công suất lớn, quạt sẽ hút bụi không cho phát tán ra xung quanh. Khi bụi đá bay ra sẽ bị hơi nước làm ngưng đọng lại.

Trước Sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)