Tổng hợp các đơn vị, lao động sản xuất tại làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 63)

TT Hình thức sản xuất Số cơ sở sản xuất Tổng số lao động (người)

1 Doanh nghiệp 36 1419

2 Hộ kinh doanh 36 471

Tổng số 72 1890

Trước đây hệ thống máy móc sử dụng khai thác đá còn thô sơ, trong những năm gần đây đã được hiện đại thay đổi công nghệ mang đến hiệu quả khai thác đá rõ rệt. Các sản phẩm về đá không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn cả về chất lượng. Thị trường xuất khẩu đá không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Á, Tây Nam Á, châu Âu.

Nhìn chung, cụm làng nghề khai thác đá xã Yên Lâm trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (5,2%/năm), mang lại cho xã một nguồn thu nhập lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt (giảm tỷ trọng nông nghiệp từ hơn 20% năm 2004 xuống còn 14% năm 2015, dự tính đến năm 2018 sẽ còn khoảng 11%); giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, nâng cao đời sống, thu nhập kinh tế cho gia đình.

Bảng 4.4. Thu nhập từ nghề công nhân làm đá chiếm vị trí như thế nào trong thu nhập kinh tế gia đình tại địa phương

TT Mức độ Ý kiến người dân %

1 Rất quan trọng 10 16,7

2 Quan trọng 35 58,3

3 Bình thường 11 18,3

4 Không quan trọng 4 6,7

Tổng số 60 100

Nguồn: Phiếu điều tra hộ gia đình

Song với thực trạng sản xuất còn chưa chú trọng đúng mức tới các hạng mục xử lý môi trường, các yếu tố môi trường và sức khỏe cộng đồng… nên cụm làng nghề khai thác và chế biến đá hiện nay đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Nếu không giải quyết kịp thời, sự phát triển của làng nghề sẽ gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

4.2.2. Quy mô sản xuất

Có thể nói quy mô sản xuất của làng nghề ngày càng phát triển, thị trường tiêu thụ các sản phẩm đá xây dựng vật liệu thông thường, đá ốp lát trang trí trong xây dựng ngày càng được mở rộng. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

trong làng nghề không ngừng nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị, công nghệ sản xuất mới để nâng cao chất lượng và số lượng các sản phẩm về đá.

4.2.2.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào a.Nguồn nguyên liệu đá

Với Diện tích núi đá là 309,46 ha, trong đó có khoảng 300 ha núi đá vôi, trữ lượng khoảng 500 000 000 m3, về chất lượng đá được xác định đủ tiêu chuẩn để sản xuất vật liệu xây dựng với quy mô lớn và chế biến đá ốp lát phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình chất lượng cao trong nước và xuất khẩu nước ngoài

Hiện nay tại cụm làng nghề có 36 mỏ đá được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép khai thác.Theo số liệu báo cáo của các đơn vị sản xuất đá tại làng nghề ước tính hàng ngày làng nghề đá sử dụng trung bình khoảng 7000- 7200 tấn đá/ngày. Hàng năm tổng lượng đá làng nghề khai thác trung bình khoảng 1,8 triệu tấn đá/năm.

b. Nhu cầu về điện và nước

Theo số liệu khảo sát sơ bộ nhu cầu về điện và nước sử dụng tại làng nghề cũng tương đối lớn.

- Nhu cầu về nước cho sản xuất: trung bình mỗi ngày các cơ sở trong làng nghề sử dụng trung bình khoảng 600 m3/ngày

- Nhu cầu về nước cho sinh hoạt: trung bình mỗi ngày khoảng 280 m3/ngày.

Như vậy tổng lượng nước nhu cầu sử dụng cho làng nghề hàng ngày khoảng 880 m3/ngày.

-Nhu cầu sử dụng điện: Các hoạt động sản xuất đá với các loại máy móc công suất lớn tiêu thụ 1 lượng lớn nguồn điện năng lớn cùng điện cho các hoạt động sinh hoạt, ước tính trung bình hàng ngày các cơ sở trong làng nghề tiêu thụ khoảng 90 000 kwh/ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)