Tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất trong cụm làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 61)

Cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã Yên Lâm được thành lập năm 2007. Theo Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 01/3/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển CCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020, mục tiêu đến năm 2020

Bảng 4.2. Thông tin chung về cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động trên địa bàn huyện Yên Định

STT Tên CCN Diện tích quy hoạch (ha) Ngành nghề Sản xuất

Thời điểm bắt đầu hoạt

động

1 CNN Quán Lào 30 Giầy da, may mặc cơ khí,

sửa chửa ô tô, đồ mộc 2011

2 Cụm làng nghề đá Yên Lâm 70 khai thác và chế biến đá làm VLXD thông thường 2007

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Yên Định (2015)

Hiện nay toàn thể cụm làng nghề có 72 cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có 36 doanh nghiệp và 36 hộ kinh doanh cá thể. Trước đây khi mới thành lập cụm làng nghề chỉ có 1 số cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, trong những năm gần đây số lượng các cơ sở đầu tư vào làng nghề tăng nhanh. Nguyên nhân là do khu vực làng nghề chế tác đá tại núi Nhồi trước đây thuộc huyện Đông Sơn, nay thuộc phường An Hoạch, thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cấm việc khai thác đá núi Nhồi từ năm 2007 để bảo vệ cảnh quan tự nhiên và danh lam thắng cảnh nổi tiếng Hòn Vọng Phu, chỉ cho hoạt động tận thu đá đã khai thác từ trước, nhận thấy khu vực xã Yên Lâm, huyện Yên Định có nguồn núi đá vôi dồi dào ( đã được Đoàn Mỏ Địa chất- Sở TN&MT khảo sát đánh giá trữ lượng) loại đá ở đây phù hợp với sản xuất vật liệu xây dựng do đó hầu hết các cơ sở tại núi Nhồi đã chuyển lên sản xuất tại khu vực làng nghề đá xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Bảng 4.3. Tổng hợp các đơn vị, lao động sản xuất tại làng nghề

TT Hình thức sản xuất Số cơ sở sản xuất Tổng số lao động (người)

1 Doanh nghiệp 36 1419

2 Hộ kinh doanh 36 471

Tổng số 72 1890

Trước đây hệ thống máy móc sử dụng khai thác đá còn thô sơ, trong những năm gần đây đã được hiện đại thay đổi công nghệ mang đến hiệu quả khai thác đá rõ rệt. Các sản phẩm về đá không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn cả về chất lượng. Thị trường xuất khẩu đá không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khu vực Đông Á, Tây Nam Á, châu Âu.

Nhìn chung, cụm làng nghề khai thác đá xã Yên Lâm trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (5,2%/năm), mang lại cho xã một nguồn thu nhập lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt (giảm tỷ trọng nông nghiệp từ hơn 20% năm 2004 xuống còn 14% năm 2015, dự tính đến năm 2018 sẽ còn khoảng 11%); giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, nâng cao đời sống, thu nhập kinh tế cho gia đình.

Bảng 4.4. Thu nhập từ nghề công nhân làm đá chiếm vị trí như thế nào trong thu nhập kinh tế gia đình tại địa phương

TT Mức độ Ý kiến người dân %

1 Rất quan trọng 10 16,7

2 Quan trọng 35 58,3

3 Bình thường 11 18,3

4 Không quan trọng 4 6,7

Tổng số 60 100

Nguồn: Phiếu điều tra hộ gia đình

Song với thực trạng sản xuất còn chưa chú trọng đúng mức tới các hạng mục xử lý môi trường, các yếu tố môi trường và sức khỏe cộng đồng… nên cụm làng nghề khai thác và chế biến đá hiện nay đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Nếu không giải quyết kịp thời, sự phát triển của làng nghề sẽ gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)