Thực trạn gô nhiễm trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 31)

2.5.1.1. Trên thế giới

Năm 1964, Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới (World crafts council International) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống.

“The costs of soil erosion on Java” (Chi phí do tác động của xói mòn đất ở Java) của William và ( 1989) chỉ ra rằng ONMT do hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở nông thôn đã gây thiệt hại khoảng 411,2 triệu đô la Mỹ/năm, tương đương 4% GDP ngành nông nghiệp của Java, In-đô-nê-xi-a (315 triệu đô la Mỹ đối với vùng sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp và 96,2 triệu đô la Mỹ đối với các vùng sản xuất nông nghiệp lân cận) và khuyến cáo cần có giải pháp chia sẻ lợi ích giữa hộ làm nghề và hộ bị ảnh hưởng bởi chất thải phát sinh từ làng nghề và các khu vực phụ cận làng nghề.

“Conservation or conversion of mangrove in Fiji: an ecological economic analysis” (Bảo tồn hay chuyển đổi rừng ngập mặn ở Fiji: phân tích kinh tế sinh thái) của Lal (1990) đã chỉ ra rằng ONMT do các hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn gây thiệt hại kinh tế nuôi trồng thủy sản tại chỗ là 9 đô la Mỹ/ha nhưng lại gây thiệt hại 150 đô la Mỹ/ha cho hoạt động thủy sản ở các vùng phụ cận ở đảo Fiji.

“An assessment of paper mill wastewater impacts and treatment options in Vientiane Capital City, Lao" (Đánh giá tác động của nước thải nhà máy giấy và các giải pháp xử lý ở thủ đô Viêng Chăn, Lào) của Kaisorn và Phousavanh (2009) đã chỉ ra rằng chi phí phòng ngừa rủi ro do ONMT ở các làng nghề chế biến bột giấy tại Viêng Chăn, Lào là từ 60 đến 90 USD/kilogam độc chất ô nhiễm BOD.

“Marginal Opportunity Cost Pricing for Wastewater Disposal: A case study of Wuxi, China" (Chi phí cơ hội ngoài lề để xử lý nước thải: nghiên cứu trường hợp của Vô Tích, Trung Quốc) của Fan (2011) tại hội nghị các báo cáo khoa học của tổ chức EEPSEA đã ước tính tổng lượng nước tiêu tốn cho hoạt động sản xuất làng nghề và tiểu thủ công nghiệp là khoảng 59,04 ngàn km3 nước/ngày và thải ra môi trường khoảng 34,09 km3 nước thải/ngày, gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc khoảng 27,7 triệu đô la/ngày, tương đương 8,8 tỷ đô la/năm.

2.5.1.2. Tại Việt Nam

Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “Môi trường làng nghề Việt Nam”, Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như thêu, may...). Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ” (Bộ TN&MT, 2008).

sạch” của Ngô Thái Hà (2009) đã chỉ rõ vai trò ích lợi của sự phát triển làng nghề; vấn đề kiểm soát và xử lý rác thải môi trường hiện nay ở các làng nghề; chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm trong làng nghề và đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình ONMT ở các làng nghề như: tập trung các làng nghề theo hướng chuyên môn hóa để xử lý ô nhiễm; đề cao vai trò giám sát của chính quyền cơ sở và Nhà nước và giải pháp quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề.

“Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững” của Chu Thái Thành (2009) đã chỉ ra những thách thức trong sự phát triển làng nghề hiện nay đó là hiện trạng ONMT gây ra bởi các hoạt động sản xuất làng nghề. Để giải quyết hậu quả ô nhiễm, tác giả đề xuất giải pháp: chú trọng chính sách PTBV làng nghề; quy hoạch không gian làng nghề; tăng cường quản lý môi trường tại các làng nghề; phát hiện và xử lý làng nghề gây ô nhiễm; tổ chức thí điểm triển khai áp dụng sản xuất sạch tại các làng nghề.

“Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi” của Hồ Kỳ Minh (2011) đã chỉ ra rằng nguồn nước, không khí tại 10 làng nghề tỉnh Quảng Ngãi được khảo sát đang bị ô nhiễm và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp khắc phục và cải thiện tình trạng ONMT tại các làng nghề nơi đây như: tăng cường công tác tuyên truyền Luật BVMT và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan ban ngành nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm cộng đồng về công tác BVMT, tuân thủ việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết BVMT tùy theo quy mô sản xuất; tuân thủ quy trình xử lý khí thải, nước thải và thu gom rác thải, chất rắn trong làng nghề; đưa các quy định cụ thể về môi trường vào hương ước, chỉ tiêu xây dựng Làng văn hoá để mọi người thực hiện. Đối với cơ quan quản lý MTLN: thực hiện quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề; giám sát chất lượng môi trường, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT, các quy định về môi trường; có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động di dời và các dự án cải tạo, xử lý ONMT ở các làng nghề,…

“Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững" của Nguyễn Thị Ngọc Lanh (2013), đã tiến hành đánh giá tác động của hoạt động sản xuất làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến môi trường và kết quả cho thấy các hoạt động sản xuất làng nghề ở đây đã gây ra ONMT đất, nước, không khí, môi trường sinh thái- cảnh quan. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất đai tại các

làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm PTBV, trong đó có nhóm giải pháp về BVMT làng nghề: quy hoạch lại không gian làng nghề; bố trí, sắp xếp lại đất đai trong làng nghề, bố trí đất để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải, xử lý, chôn lấp rác thải; quan tâm đến môi trường lao động, cải tiến công nghệ sản xuất, tuyên truyền phổ biến pháp luật về môi trường và chính sách kèm theo; quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã.

“Hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Tạ Hoàng Tùng Bắc, Phạm Phương Hạnh ( 2014) đã chỉ ra rằng hầu hết các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều chưa có biện pháp thu gom, xử lý khí thải tập trung, chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải chưa được thu gom xử lý hoặc chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường; chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để,… đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề ONMT nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân trong các làng nghề, cụ thể theo kết quả điều tra của Chi cục BVMT Thanh Hóa năm 2013 cho thấy, tất cả các làng nghề được điều tra (22% số làng nghề) chưa có biện pháp thu gom, xử lý khí thải tập trung. Tỷ lệ các cơ sở hoạt động trong các làng nghề xây dựng hệ thống xử lý khí thải rất thấp; việc vận hành chưa đạt hiệu quả. Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh tại 9 làng nghề (lựa chọn) so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT - QCKTQG về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT/BTNMT: QCKTQG về tiếng ồn cho thấy: 7/9 làng nghề được lấy mẫu phân tích đều có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu như bụi, SO2, H2S… Cụ thể: Làng nghề vôi đá Đông Tân, Đông Hưng, huyện Đông Sơn, nồng độ bụi tại Trung tâm sản xuất của làng vượt QCVN 1,82 lần; tại khu dân cư Ngã Ba Nhồi, xã Đông Tân vượt 1,29 lần. Làng nghề chế biến hải sản tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, nồng độ NH3 tại khu vực trung tâm làng nghề vượt QCVN 1,08 lần. Làng nghề cơ khí Tiến Lộc, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tại khu vực trung tâm của làng nghề, nồng độ bụi vượt 1,21 lần; SO2 vượt 1,2 lần; Khu vực cổng của làng nghề, nồng độ bụi vượt 1,16 lần...

Hầu hết, các làng nghề chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; các cơ sở, doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chiếm tỷ lệ rất thấp; nước thải chưa được thu gom xử lý hoặc chưa qua xử lý thải trực tiếp ra

môi trường gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm khu vực xung quanh. Điển hình, làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, hiện có 40 hộ trong làng làm nghề ươm tơ, dệt nhiễu. Lượng nước thải phát sinh từ quá trình ươm tơ khoảng 10 m3/ngày đêm/hộ gia đình. Loại nước thải này có độ màu cao, nhưng không được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải, nước mặt và nước ngầm khu vực xung quanh của 9 làng nghề (đại diện) vào tháng 11/2013 cho các loại hình sản xuất khác nhau so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1; QCVN 09:2008/BTNMT; QCVN 40:2011/BTNM; QCVN 11:2008/BTNMT; QCVN 14:2008/BTNMT, cho thấy còn nhiều làng nghề đang bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu: TSS, COD, BOD; NH4+, Coliform...

Tại các làng nghề, chất thải rắn sản xuất phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân trong làng nghề. Điển hình là làng nghề chế biến và khai thác đá Đông Tân, Đông Vinh, TP. Thanh Hóa; xã Yên Lâm, huyện Yên Định; xã Hà Phong, huyện Hà Trung… bột đá phát sinh từ quá trình sản xuất chưa được xử lý, hiện đang chất đống trong khuôn viên từng cơ sở trong làng nghề. Theo số liệu thống kê của Chi cục BVMT Thanh Hóa năm 2013, tại 37/169 làng nghề được điều tra, tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 37,5 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom, xử lý đạt khoảng 60%, khoảng 30% đưa đến nơi quy định của địa phương và 10% thải ra môi trường.

“Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng" của Trần Văn Thể (2015), đã phân tích các đặc điểm sản xuất ở làng nghề chế biến nông sản làm phát sinh chất thải, từ đó lựa chọn các phương pháp phù hợp để đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh tại các làng nghề này. Trên cơ sở rà soát những vướng mắc, bất cập về công tác quản lý kết hợp với hiện trạng về ONMT và thiệt hại kinh tế, luận án đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, thực tiễn để quản lý làng nghề theo hướng giảm thiểu thiệt hại kinh tế hướng tới PTBV và BVMT làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại cụm làng nghề khai thác và chế biến đá xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)