TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CỦA GIS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai tại phường đức giang, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CỦA GIS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT

2.3.1. Tình hình ứng dụng của GIS trên thế giới

2.3.1.1. Ứng dụng GIS trên thế giới

Trên thế giới tình hình ứng dụng GIS vào trong quản lý đất đai đã đƣợc triển khai khá lâu từ cuối những năm 70 đã có những đầu tƣ vào phát triển và ứng dụng máy tính trong bản đồ, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, do các công ty tƣ nhân và nhà nƣớc thực hiện. Lúc đó, khoảng 1000 hệ thống thông tin địa lý đã đƣợc sử dụng, tới năm 1990 con số này là 4000. Ở châu Âu, tiến độ phát triển không bằng Bắc Mỹ, các nƣớc phát triển chính là Thụy Sỹ, Na Uy, Đan Mạch, Pháp, Niu Di Lân, Anh và Đức. Ở các nƣớc phát triển nhƣ các nƣớc ở Châu Mỹ và Châu Âu họ phát triển hệ thống thông tin đất đai trên nền tảng của công nghệ GIS. Trong các công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai họ cũng sử dụng công nghệ GIS để phục vụ đánh giá tổng quan đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất, quản lý việc thu hồi và sử dụng đất, đăng ký đất đai...

Năm 1964 Canada đã xây dựng Hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên Thế giới có tên gọi là Canadian Geographical Information System. Song song với Canada, tại Mỹ hàng loạt các trƣờng đại học cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng các hệ thống thông tin địa lý.

Hiện nay, GIS - Hệ thống thông tin địa lý với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám, công nghệ đo đạc trắc địa bản đồ phát triển mạnh mẽ trên thế giới. GIS là công cụ để tích hợp, xử lý, phân tích và quản lý các dịch vụ xã hội, phòng chống dịch bệnh, bảo tồn đa dạng sinh học, sinh thái môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý thảm họa, quản lý tài nguyên và môi trƣờng, quản lý nguồn nhân lực, bảo vệ quốc phòng an ninh biển đảo… Trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, việc nắm bắt và xử lý thông tin sớm, nhanh và chính xác nhất góp phần quan trọng vào thành công của mỗi tổ chức cá nhân trong đó GIS là công cụ đắc lực.

2.3.1.2. Ứng dụng GIS vào xác định giá đất trên thế giới

- Australia, ứng dụng CAMA trong công tác định giá đất tại Australia: Để đáp ứng cho yêu cầu của công tác định giá, các nhà định giá cần cung cấp nhiều thông tin và các thông tin phải luôn đƣợc cập nhật nhƣ các thông tin phân tích các giá bán, thống kê theo dõi tiền thuê nhà/bất động sản, tài chính về

nhà và bất động sản, bản đồ, các chi phí về xây dựng, pháp luật hiện hành và mới ban hành..., nhiều thông tin các nhà chuyên môn định giá tự sƣu tầm, nhƣng nhiều thông tin phải lấy từ các nguồn thông tin từ Nhà nƣớc và các tổ chức. Sự phát triển của hệ thống thông tin đa chức năng tại Australia kết hợp với hệ thống thông tin mạng đƣợc pháp triển là các yêu cầu tất yếu với công tác định giá. Tại Australia, ngƣời ta sử dụng CSDL địa chính đa chức năng nhằm cung cấp thông tin đa mục tiêu cho công tác quản lý đất đai nói chung trong đó có công tác định giá.

- Nhật Bản, việc ứng dụng CAMA để đánh giá giá trị của bất động sản theo tiêu chuẩn thẩm định về bất động sản của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải (MLIT). Giá bất động sản đƣợc hình thành nhƣ là kết quả của sự tƣơng tác của nhiều yếu tố, các yếu tố có xu hƣớng luôn luôn thay đổi.

- Hoa Kỳ, việc ứng dụng CAMA theo hai giải pháp: (1) Mô hình hóa (phƣơng pháp Hedonic Methods (“Property Valuation Methods and Data in the United States” của Charles A. Calhoun); (2) ứng dụng CAMA với việc phát triển CSDL để xử lý bài toán giá đất ở nhiều Bang của Hoa Kỳ.

- Thụy Điển, nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu về công tác quản lý đất đai và bất động sản, trong đó có công tác định giá đất đặc biệt với khu vực đô thị, Thụy Điển đã sử dụng CSDL đa chức năng, các dữ liêu lƣu trữ trong ngân hàng dữ liệu. Cấu thành cơ bản của các dữ liệu này là bản đồ (các loại bản đồ địa chính, địa hình, chuyên đề, ảnh hàng không, viễn thám,...) và một số CSDL thành phần phục vụ quản lý đa mục tiêu.

- NewZealand, kỹ thuật định giá trị cho các nhóm thửa đất có cùng điều kiện đƣợc dựa trên việc tích hợp giữa Cơ sở dữ liệu kỹ thuật số địa chính (DCDB) và thông tin doanh số bán hàng của VALPAK. Việc xác định hệ thống các thửa đất cùng mục đích sử dụng đƣợc thông qua bởi Bộ Đo đạc, thông tin đất đai (DOSLI) và Định giá New Zealand (VNZ).

- Tại Trung Quốc, Ứng dụng GIS trong quản lý vĩ mô về giá đất đô thị Theo kết quả khảo sát của đề tài, Trung Quốc đã phát triển hệ thống địa chính kỹ thuật số và hiện nay coi đây là các thông tin cơ bản tại khu vực đô thị của Trung Quốc. Trên cơ sở các dữ liệu này các đô thị của Trung Quốc đã khai thác và sử dụng triệt để thế mạnh của hệ thống thông tin địa chính số (CIS), sử dụng một cách toàn diện. Xây dựng dữ liệu số dựa trên các vùng định cấp và giá đất đô thị điều tra

và nền dữ liệu CIC và xây dựng hệ thống thông tin giám sát biến động giá đất; xây dựng mô hình giám sát hệ thống, các giám sát năng động của giá đất đô thị và xây dựng các yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế các phân hệ chức năng hệ thống và cơ cấu hệ thống xây dựng hạ tầng không gian của giá đất đô thị. Trên cơ sở đó thành lập trên giá đất trên mạng thông tin ở khu vực đô thị dựa trên công nghệ WebGIS.

2.3.2. Tình hình ứng dụng của GIS ở Việt Nam

2.3.2.1. Ứng dụng GIS ở Việt Nam

Tại Việt Nam, Công nghệ GIS cũng đƣợc thí điểm khá sớm, từ cuối thập niên 80 và đến nay đã đƣợc ứng dụng trong khá nhiều ngành nhƣ quy hoạch nông, lâm nghiệp, quản lý rừng, lƣu trữ tƣ liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị,... Những ứng dụng ban đầu tuy ở mức độ vi mô trong một số chuyên ngành hẹp nhƣng đã mang lại những hiệu quả bƣớc đầu.

Các chƣơng trình, dự án đã và đang đƣợc triển khai rộng rãi ở thành phố Hồ Chí Minh, nhƣ phần mềm Hệ thống thông tin đất đai ViLIS, và nhiều phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai, nhà ở do các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cũng nhƣ các tỉnh thành chủ động triển khai.

Có rất nhiều công trình khoa học đã đƣa ra áp dụng về công nghệ GIS phục vụ cho quản lý đất đai: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại một số phƣờng xã của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Hồ Thị

Lam Trà và cs., 2008). Ứng dụng công nghệ GIS hỗ trợ công tác chuẩn hóa dữ

liệu không gian về đất đai Thành phố Hải Phòng (Bản tin tài nguyên và môi

trƣờng số 3 năm 2014). Xây dựng CSDL phục vụ công tác đánh giá đất và quy

hoạch sử dụng đất tại xã Phú Sơn, Huyện Hƣơng Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế

(Huỳnh Văn Chƣơng và Nguyễn Thế Lân, 2010). Ứng dụng GIS để xây dựng cơ

sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trƣờng bất động sản tại phƣờng Hòa Cƣờng Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (Nguyễn Văn Bình và Lê Thị Hoài Phƣơng, 2012).

Và nhiều hội thảo khác về GIS diễn ra trong cả nƣớc. Ngày 02/12/2017 tại TP Quy Nhơn, Trƣờng Đại học Quy Nhơn tổ chức hội thảo "Ứng dụng GIS toàn quốc 2017" với chủ đề "An ninh nguồn nƣớc và biến đổi khí hậu". Hội thảo thu hút đông đảo nhà khoa học, quản lý, cán bộ giảng viên các trƣờng Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu và nhiều chuyên gia trong và ngoài nƣớc. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật về ứng dụng GIS để giải quyết những vấn đề

trong thực tế với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mà còn trao đổi chuyên sâu các phƣơng pháp mới trong nghiên cứu ứng dụng GIS, các kỹ thuật mới đã đƣợc áp dụng trong vấn đề an ninh nguồn nƣớc và biến đổi khí hậu. Đồng thời, tạo sự kết nối, hợp tác giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giữa các trƣờng đại học, viện, cơ sở nghiên cứu và ứng dụng về lĩnh vực GIS, viễn thám, GNSS trong cả nƣớc, góp phần giúp mạng lƣới GIS Việt Nam ứng dụng vào thực tiễn nhiều hơn.

2.3.2.2. Ứng dụng GIS vào xác định giá đất tại Việt Nam

Các nghiên cứu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng: Lý luận về việc xây dựng vùng giá trị đất đai trên cơ sở ứng dụng phƣơng pháp CAMA đã đƣợc đề cập và nghiên cứu theo định hƣớng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng từ năm 2008. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và phƣơng pháp xây dựng vùng giá trị đất đai” của Viện nghiên cứu Địa chính- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (sau này khi nghiệm thu chuyển thành Viện Khoa học Đo đạc và bản đồ) thực hiện bắt đầu khởi động từ năm 2007 và nghiệm thu vào đầu năm 2010. Đề tài đã giải quyết đƣợc những lý luận cơ bản về vùng giá trị đất đai, xây dựng các luận điểm khoa học về vùng giá đất, vùng giá trị đất đai, mối quan hệ giữa vùng giá đất, vùng giá trị đất đai trong định giá đất hàng loạt; giải quyết các vấn đề về xây dựng và đƣa ra quy trình và công nghệ xây dựng vùng giá trị đất đai đối với đất đô thị với giới hạn ở đất phi nông nghiệp. Nhƣ vậy có thể nói phƣơng pháp thành lập về vùng giá trị đất đai đối với đất đô thị và đã đƣợc xem xét khá kỹ. Các nghiên cứu ở các trƣờng Đại Học có đào tạo ngành quản lý đất đai: Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên: Lý luận về việc xây dựng vùng giá trị đất đai trên cơ sở ứng dụng phƣơng pháp CAMA đã đƣợc Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đƣa vào nghiên cứu và giảng dạy; có nhiều luận văn thạc sỹ, các nghiên cứu sinh đi chuyên sâu và đã triển khai thực nghiệm ở một số địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai tại phường đức giang, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)