2.3.2.1. Ứng dụng GIS ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Công nghệ GIS cũng đƣợc thí điểm khá sớm, từ cuối thập niên 80 và đến nay đã đƣợc ứng dụng trong khá nhiều ngành nhƣ quy hoạch nông, lâm nghiệp, quản lý rừng, lƣu trữ tƣ liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị,... Những ứng dụng ban đầu tuy ở mức độ vi mô trong một số chuyên ngành hẹp nhƣng đã mang lại những hiệu quả bƣớc đầu.
Các chƣơng trình, dự án đã và đang đƣợc triển khai rộng rãi ở thành phố Hồ Chí Minh, nhƣ phần mềm Hệ thống thông tin đất đai ViLIS, và nhiều phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai, nhà ở do các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cũng nhƣ các tỉnh thành chủ động triển khai.
Có rất nhiều công trình khoa học đã đƣa ra áp dụng về công nghệ GIS phục vụ cho quản lý đất đai: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại một số phƣờng xã của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Hồ Thị
Lam Trà và cs., 2008). Ứng dụng công nghệ GIS hỗ trợ công tác chuẩn hóa dữ
liệu không gian về đất đai Thành phố Hải Phòng (Bản tin tài nguyên và môi
trƣờng số 3 năm 2014). Xây dựng CSDL phục vụ công tác đánh giá đất và quy
hoạch sử dụng đất tại xã Phú Sơn, Huyện Hƣơng Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế
(Huỳnh Văn Chƣơng và Nguyễn Thế Lân, 2010). Ứng dụng GIS để xây dựng cơ
sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trƣờng bất động sản tại phƣờng Hòa Cƣờng Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (Nguyễn Văn Bình và Lê Thị Hoài Phƣơng, 2012).
Và nhiều hội thảo khác về GIS diễn ra trong cả nƣớc. Ngày 02/12/2017 tại TP Quy Nhơn, Trƣờng Đại học Quy Nhơn tổ chức hội thảo "Ứng dụng GIS toàn quốc 2017" với chủ đề "An ninh nguồn nƣớc và biến đổi khí hậu". Hội thảo thu hút đông đảo nhà khoa học, quản lý, cán bộ giảng viên các trƣờng Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu và nhiều chuyên gia trong và ngoài nƣớc. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật về ứng dụng GIS để giải quyết những vấn đề
trong thực tế với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mà còn trao đổi chuyên sâu các phƣơng pháp mới trong nghiên cứu ứng dụng GIS, các kỹ thuật mới đã đƣợc áp dụng trong vấn đề an ninh nguồn nƣớc và biến đổi khí hậu. Đồng thời, tạo sự kết nối, hợp tác giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giữa các trƣờng đại học, viện, cơ sở nghiên cứu và ứng dụng về lĩnh vực GIS, viễn thám, GNSS trong cả nƣớc, góp phần giúp mạng lƣới GIS Việt Nam ứng dụng vào thực tiễn nhiều hơn.
2.3.2.2. Ứng dụng GIS vào xác định giá đất tại Việt Nam
Các nghiên cứu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng: Lý luận về việc xây dựng vùng giá trị đất đai trên cơ sở ứng dụng phƣơng pháp CAMA đã đƣợc đề cập và nghiên cứu theo định hƣớng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng từ năm 2008. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và phƣơng pháp xây dựng vùng giá trị đất đai” của Viện nghiên cứu Địa chính- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (sau này khi nghiệm thu chuyển thành Viện Khoa học Đo đạc và bản đồ) thực hiện bắt đầu khởi động từ năm 2007 và nghiệm thu vào đầu năm 2010. Đề tài đã giải quyết đƣợc những lý luận cơ bản về vùng giá trị đất đai, xây dựng các luận điểm khoa học về vùng giá đất, vùng giá trị đất đai, mối quan hệ giữa vùng giá đất, vùng giá trị đất đai trong định giá đất hàng loạt; giải quyết các vấn đề về xây dựng và đƣa ra quy trình và công nghệ xây dựng vùng giá trị đất đai đối với đất đô thị với giới hạn ở đất phi nông nghiệp. Nhƣ vậy có thể nói phƣơng pháp thành lập về vùng giá trị đất đai đối với đất đô thị và đã đƣợc xem xét khá kỹ. Các nghiên cứu ở các trƣờng Đại Học có đào tạo ngành quản lý đất đai: Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên: Lý luận về việc xây dựng vùng giá trị đất đai trên cơ sở ứng dụng phƣơng pháp CAMA đã đƣợc Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đƣa vào nghiên cứu và giảng dạy; có nhiều luận văn thạc sỹ, các nghiên cứu sinh đi chuyên sâu và đã triển khai thực nghiệm ở một số địa phƣơng.