ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai tại phường đức giang, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 48)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phƣờng Đức Giang thuộc quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, ranh giới hành chính của phƣờng đƣợc xác định nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp các phƣờng Thƣợng Thanh, Giang Biên; - Phía Nam giáp các phƣờng Gia Thụy, Việt Hƣng; - Phía Đông giáp phƣờng Giang Biên;

- Phía Tây giáp phƣờng Thƣợng Thanh.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí phƣờng Đức Giang

Phƣờng Đức Giang nói riêng và quận Long Biên nói chung có vị trí thuận lợi, là điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn nhƣ đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ, đƣờng thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công

nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng nhƣ quá trình phát triển đô thị hoá, đồng thời tạo đƣợc sự giao lƣu trong hoạt động kinh tế.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Phƣờng Đức Giang nằm ở trung tâm của quận Long Biên, ngay cạnh sông Đuống với địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hƣớng chung của địa hình quận Long Biên và hƣớng dòng sông chảy.

4.1.1.3. Đặc điểm đất đai

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích tự nhiên của phƣờng là 250,68 ha, chiếm 4,15% diện tích tự nhiên của toàn quận. Kết quả điều tra thổ nhƣỡng cho thấy đất nông nghiệp của phƣờng còn lại diện tích rất nhỏ (5,82 ha) chủ yếu là đất nông nghiệp nằm xen kẹt trong khu dân cƣ.

4.1.1.4. Khí hậu

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, phƣờng Đức Giang mang sắc thái đặc trƣng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tƣơng đƣơng với

nhiệt độ chung của toàn thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 - 240

C.

Biên độ nhiệt độ trong năm khoảng 12 - 130C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày

và đêm khoảng 6 - 70C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, ít thay đổi theo các

tháng, thƣờng chỉ dao động trong khoảng 78 - 87%. Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1600 - 1800 mm.

4.1.1.5. Thuỷ văn

Phƣờng Đức Giang nằm cạnh sông Đuống nên chịu ảnh hƣởng chế độ

thuỷ văn của con sông trên. Lƣu lƣợng bình quân hàng năm là 2710m3

/s, mực nƣớc mùa lũ thƣờng cao từ 9 - 12m (độ cao trung bình mặt đê là 14-14,5m).

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Trong những năm qua, vấn đề môi trƣờng đã đƣợc các cấp, các ngành của quận nói chung và phƣờng Đức Giang nói riêng quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chƣơng trình dự án về bảo vệ môi trƣờng, tăng cƣờng công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý tốt hệ thống

hành lang vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, trật tự an toàn giao thông, quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị... qua đó đã góp phần cải thiện chất lƣợng môi trƣờng của phƣờng và của quận.

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH – ANQP năm 2017 và

phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2018)

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của phƣờng đã phát triển với tốc độ khá nhanh và tƣơng đối toàn diện, đã góp nhiều vào ngân sách của quận. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn phần lớn là dịch vụ thƣơng mại chiếm khoảng 90%, sản xuất tiểu thủ công nghiệp khoảng 10%, hàng năm cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ thƣơng mại. Tốc độ tăng trƣởng bình quân năm đạt trên 16%, thu ngân sách vƣợt 27% chỉ tiêu giao năm, chỉ tiêu giảm nghèo vƣợt 25%.

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH – ANQP năm 2017 và

phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2018)

4.1.2.2. Đặc điểm giáo dục, y tế, d n số, lao động và việc làm

a. Giáo dục

Năm học 2017 - 2018, ban giám hiệu các trƣờng đã chỉ đạo và quán triệt đội ngũ giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học, thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập và rèn luyện học sinh theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi, hạ thấp tỉ lệ học sinh trung bình, không có học sinh yếu, kém.

Ngay từ đầu năm học, HĐND phƣờng đã tổ chức giám sát việc thu và sử dụng các khoản thu tại trƣờng THCS Đức Giang, Mầm non Hoa Sen và Mầm non Đức Giang. Qua giám sát việc thu và sử dụng các khoản thu của nhà trƣờng là phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và đƣợc thực hiện đúng quy định.

b. Y tế

- Chủ động triển khai công tác phòng chống dịch bệnh xuân – hè, dịch bệnh thu đông, đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả. Năm 2017, trên địa bàn phƣờng phát sinh 01 ổ dịch sốt xuất huyết tại tổ dân phố số 7. Trạm y tế phƣờng đã phối hợp với Trung tâm y tế quận tổ chức phun hoá chất xử lý và khống chế ổ dịch, không để bùng phát, lây lan.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tổ chức triển khai đạt hiệu quả các chƣơng trình, kế hoạch của quận nhƣ: Khám sức khoẻ cho ngƣời cao tuổi 2295/2766 = 83%, khám sức khoẻ đối tƣợng chính sách, ngƣời có công, ngƣời nghèo đƣợc 470/470 = 100%, khám sức khoẻ đối với với các học sinh mầm non, tiểu học và THCS, tổ chức tiêm chủng mở rộng 8 loại vacxin,...

c. Dân số

Qua số liệu về thống kê dân số của phƣờng đến 31/12/2017 là 30.069 ngƣời, tỉ số sinh 505 trẻ em giảm 28 trẻ em so với năm 2016), tỉ suất sinh giảm 0,51% so với năm 2016. Nhìn chung tỷ lệ phát triển dân số của phƣờng đang có xu hƣớng giảm dần.

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH – ANQP năm 2017 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2018)

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHƢỜNG ĐỨC GIANG 4.2.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Đức Giang 4.2.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Đức Giang

Tổng diện tích tự nhiên của quận đến hết ngày 31/12/2017 là 250,68 ha, trong đó: đất nông nghiệp có diện tích 5,82 ha, chiếm 2,33%; đất phi nông nghiệp có diện tích 244,84 ha, chiếm 97,67%; diện tích đất chƣa sử dụng 0,02 ha.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất phƣờng Đức Giang đến ngày 31/12/2017

Đơn vị tính: ha

STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 250,68 100

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 5,82 2,33

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5,82 2,33

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5,82 2,33

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1,80 0,72

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4,02 1,61

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 244,84 97,67

2,1 Đất ở OCT 107,00 42,68

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 107,00 42,68

2.2 Đất chuyên dùng CDG 135,40 54,01

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 1,43 0,57

STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ (%)

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,41 0,16

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 7,70 3,07

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

78,31 31,24

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 45,27 18,06

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,08 0,03

2.4 Đất cơ sở tín ngƣỡng TIN

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

0,40 0,16

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON

2.7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng MNC 1,96 0,78

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Nhóm đất chƣa sử dụng CSD 0,02 0,00

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 0,02 0,00

Nguồn: Số liệu thống kê đất đai phƣờng Đức Giang (2017)

4.2.2. Tình hình quản lý đất đai ở phƣờng Đức Giang

Công tác quản lý đất đai là một trong những công tác quan trọng luôn đƣợc các cấp chính quyền quan tâm, đảm bảo pháp luật Đất đai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về quản lý và sử dụng đất đai, ban hành nhiều quyết định văn bản chỉ đạo để thực hiện tốt các Luật đất đai.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất đƣợc phƣờng thực hiện có hiệu quả. Đất ở giao cho các hộ gia đình cá nhân đã đƣợc giao theo đúng quy hoạch và quyết định của UBND quận.

Bộ hồ sơ địa chính bao gồm, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai. Hàng năm thƣờng xuyên cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính. Tuy nhiên nhìn chung công tác lƣu trữ địa chính còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, các loại tài liệu, bản đồ còn đang ở dạng giấy. Số liệu đất giữa sổ sách chƣa phản ánh đúng với hiện trạng sử dụng. Trang thiết bị lƣu trữ chƣa có, tình trạng cấp nhật về chuyên môn, thiết bị công nghệ chƣa đạt đƣợc theo yêu cầu.

Nhìn chung việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn phƣờng trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Về cơ bản giai đoạn 2011 - 2017 đã thực hiện đúng

theo kế hoạch xây dựng, các loại đất đƣợc chuyển mục đích và các công trình đƣợc xây dựng phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân.

Phƣờng đã thực hiện tốt các công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kì 05 năm. Công tác này giúp cho các địa phƣơng nắm chắc đƣợc quỹ đất qua mỗi kì 05 năm làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch dụng đất.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất nhìn chung đã đƣợc các cấp chính quyền quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhƣợng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất..., góp phần đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng nhƣ công tác lập quy hoạch sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác này.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đƣợc thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trƣờng hợp vi phạm Luật đất đai. Việc cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý đơn, đặc biệt là các lãnh đạo thị trấn và các phòng ban chức năng đã tiếp công dân định kỳ, đột xuất để giải quyết các vấn đề khiếu nại, khiếu tố của tổ chức của công dân.

Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phƣờng Đức Giang ngày càng đƣợc minh bạch, đúng hạn. Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh Hà Nội – quận Long Biên và Chi cục thuế quận Long Biên rất nhịp nhàng, đồng bộ cũng tạo điều kiện cho việc thu nghĩa vụ tài chính đất trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và thuận tiện hơn.

4.2.3. Tình hình quản lý giá đất và nghĩa vụ tài chính

4.2.3.1. Giá đất

a. Khái niệm giá đất

Giá cả đất đai phản ánh tác dụng của đất đai trong hoạt động kinh tế, nó là sự thu lợi trong quá trình mua bán, nói cách khác, giá cả đất đai cao hay thấp quyết định bởi nó có thể thu lợi cao hay thấp ở một khoảng thời gian nào đó. Quyền lợi đất đai đến đâu thì có khả năng thu lợi đến đó từ đất và cũng có giá cả tƣơng ứng, nhƣ giá cả quyền sở hữu, giá cả quyền sử dụng, giá cả quyền cho thuê.

Điều 4 Luật đất đai 2013 ở khoản 23 ghi rõ: “Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất”.

b. Đặc điểm giá đất

- Không giống nhau về phƣơng thức biểu thị: Giá đất đai phản ánh tác dụng của đất đai trong hoạt động kinh tế, quyền lợi của đất đai đến đâu thì có khả năng thu lợi đến đó và cũng có giá cả tƣơng ứng, nhƣ giá cả quyền sở hữu, giá cả quyền sử dụng, giá cả quyền cho thuê…

- Không giống nhau về thời gian hình thành: Do đất đai có tính khác biệt cá thể lớn, lại thiếu một thị trƣờng hoàn chỉnh, giá cả đƣợc hình thành dƣới sự ảnh hƣởng lâu dài từ quá khứ đến tƣơng lai, thời gian hình thành giá cả dài.

- Giá đất đai không phải là biểu hiện tiền tệ của giá trị đất đai, giá cả cao hay thấp không phải do giá thành sản xuất quyết định. Đất đai không phải là sản phẩm lao động của con ngƣời, cho nên không có giá thành sản xuất.

- Giá đất chủ yếu là do nhu cầu về đất đai quyết định và có xu thế tăng cao rõ ràng, tốc độ tăng giá đất cao hơn tốc độ tăng giá hàng hoá thông thƣờng.

- Giá đất có tính khu vực và tính cá biệt rõ rệt: Do đất có tính cố định về vị trí, nên giữa các thị trƣờng có tính khu vực, giá cả đất đai rất khó hình thành thống nhất, mà có tính đặc trƣng khu vực rõ ràng.

4.2.3.2. Cơ sở khoa học hình thành giá đất

a. Địa tô

Địa tô là một phạm trù kinh tế gắn liền với chế độ sở hữu đất đai. Theo C.Mác địa tô là một phạm trù nêu ra để chỉ số tiền mà nhà tƣ bản thuê đất phải trả cho địa chủ, số tiền này nhà tƣ bản phải trả trong suốt thời gian thuê đất. Điều này cho thấy địa tô chính là tiền phải trả cho việc sử dụng đất và nó thuộc về địa chủ - là ngƣời sở hữu ruộng đất.

Về thực chất, địa tô tƣ bản chủ nghĩa chính là phần giá trị thặng dƣ ra ngoài lợi nhuận bình quân và do nhà tƣ bản kinh doanh nông nghiệp trả cho địa chủ. Nguồn gốc của địa tô tƣ bản chủ nghĩa là do lao động thặng dƣ của công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra, địa chủ tƣ bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, tƣ bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp làm thuê. Trong chủ nghĩa tƣ bản, có các loại địa tô: địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối.

Địa tô chênh lệch là loại địa tô mà chủ đất thu đƣợc do có sở hữu những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn nhƣ ruộng đất có độ màu mỡ cao hơn, có vị trí gần thị trƣờng tiêu thụ hơn, hoặc tƣ bản đầu tƣ thêm có hiệu suất cao hơn. Là độ chênh lệch giữa giá cả sản xuất xã hội và giá cả sản xuất cá biệt. Nguồn gốc của địa tô chênh lệch do lao động nông nghiệp tạo ra. Có hai loại địa tô chênh lệch: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.

+ Địa tô chênh lệch I: là lợi nhuận thu đƣợc khi sử dụng hai lƣợng tƣ bản và lao động ngang nhau trên cùng một diện tích đất đai nhƣ nhau, điều đó có nghĩa là địa tô chênh lệch I đƣợc hình thành bởi các nhân tố thuộc các điều kiện tự nhiên nhƣ: độ phì tự nhiên, vị trí của đất đai.

+ Địa tô chênh lệch II: là lợi nhuận thu đƣợc do khả năng đầu tƣ thâm canh đƣa lại. Sự xuất hiện của loại địa tô này chính là sự đầu tƣ tƣ bản không bằng nhau trên cùng một mảnh đất dẫn đến sản phẩm thu đƣợc khác nhau. Địa tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai tại phường đức giang, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)