STT Loại đơ thị
Lượng CTRSH bình qn trên đầu người (kg/người/ngày) Lượng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại I 0,96 1.885 688.025 3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại IV 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930
23
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đơ thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.
Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tính bình qn lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38 kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08 kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06 kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30 kg/người/ngày. Các đơ thị có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tính bình qn đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31 kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35 kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35 kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38 kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình qn đầu người tính trung bình cho các đơ thị trên phạm vi cả nước là 0,73 kg/người/ngày.
Trong công tác thu gom tỷ lệ thu gom trung bình ở khu vực đơ thị vào năm 2004 là 72%, năm 2008 tăng lên khoảng 80 – 82%, đến năm 2010 đạt khoảng 83÷85%, tỷ lệ chất thải chơn lấp từ 76 ÷ 82% (khoảng 50% được chơn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh); tỷ lệ tái chế chất thải từ 10 ÷ 12%. Đối với khu vực nông thôn tỷ lệ thu gom chất thải rắn 40 – 50%; không quy hoạch được các bãi rác tập trung, khơng có bãi rác cơng cộng; khoảng 60% thơn, xã có tổ chức thu gom định kỳ, trên 40% có tổ thu gom rác tự quản; chất thải chăn ni chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: hầm Biogas, phân compost, làm thức ăn tận dụng nuôi thuỷ sản; khoảng 19% chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.
Với kết quả điều tra thống kê như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư cơng nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.
24
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở huyện Điện Bàn [8]
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý 1.2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, nằm về phía bắc của tỉnh, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía nam và cách thành phố Tam Kỳ 45 km về phía bắc.
- Phía bắc: giáp thành phố Đà Nẵng. - Phía nam: giáp huyện Duy Xuyên.
- Phía đơng: giáp biển Đơng và đơng nam giáp thành phố Hội An. - Phía tây: giáp huyện Đại Lộc.
1.2.1.2. Diện tích
Tổng diện tích 214,71 km2.
- Nội thị: 212,66 km2, chiếm 99,05% tổng diện tích đất tự nhiên. - Ngoại thị: 2,05 km2, chiếm 0.95% tổng diện tích đất tự nhiên.
1.2.1.3. Khí hậu
Điện Bàn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
25
- Lượng mưa lớn phân bố không đều, tập trung vào tháng 9, 10, 11: Nhiệt độ cao nhất 40,80C; nhiệt độ thấp nhất 14,10C; nhiệt độ trung bình 250C; lượng mưa cao nhất 2616 mm; lượng mưa thấp nhất 1796 mm; lượng mưa trung bình 2208 mm.
- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm tương đối trung bình trong năm: 82,3% + Tháng có độ ẩm tương đối lớn nhất là tháng 12: 85,8%
+ Tháng có độ ẩm tương đối thấp nhất là tháng 7: 75,2% - Gió, bão:
+ Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Nam (Từ tháng 5 đến tháng 9), Tây Nam (Từ tháng 4 đến tháng 7) và Đông Bắc (Từ tháng 10 đến tháng 12).
+ Bão thường xuyên xảy ra vào tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân.
Nhìn chung, khí hậu ở Điện Bàn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với các đặc tính của khu vực ven biển. Sự biến thiên nhiệt độ qua các tháng không lớn, chế độ nhiệt tương đối đồng đều. Đặc biệt là gió thịnh hành nhất trong năm là gió mùa Đơng Nam mang đến thời tiết mát mẻ. Đối với tác động của gió mùa Tây Nam và Đơng Bắc ít gây thiệt hại đến sản xuất cây trồng.
Với nhiệt độ ấm áp, tổng tích ơn cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, do chế độ mưa phân hoá theo mùa trong năm không đồng đều gây khô hạn trong mùa khơ và ngập lũ, xói lở trong mùa mưa.
1.2.1.4. Hệ thống thủy văn
Hệ thống thuỷ văn Điện Bàn chủ yếu là các con sông bắt nguồn từ hệ thống sông Vu Gia và Thu Bồn là một trong các con sơng chính của tỉnh. Các sông phân bố tương đối đồng đều, dịng sơng uốn khúc và nông. Mật độ phân bố trung bình 0,4 km/km2 bao gồm sơng chính là sơng Thu Bồn và các sông: sông Yên, sơng Vĩnh Điện, sơng Bà Rén, sơng Bình Phước. Ngồi ra cịn có các sơng nhánh: sơng Thanh Quýt, sơng Cổ Cị, sơng Hà Sáu, sơng Bình Long...
Sơng Thu Bồn là con sơng chính của tỉnh Quảng Nam, là tuyến đường thuỷ liên huyện quan trọng đối với vùng Tây và đồng bằng. Đoạn chảy qua huyện Điện Bàn dài 27 km chảy qua các xã Điện Hồng, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong và Điện Phương, lịng sơng rộng trung bình từ 100 - 300m có nhiều bãi giữa và bãi cạn diễn
26
biến phức tạp. Lưu lượng bình quân hằng năm 243 m3/s, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất đạt đến 10.200 m3/s . Về mùa lũ có lưu tốc lớn gây xói lở bờ mạnh. Hàng năm diện tích đất đai bị xói lở, vùi lấp từ 500 - 600 ha gây thiệt hại đến sản xuất và các khu vực khu dân cư ven sơng. Về mùa khơ độ sâu trung bình từ 0,8-1 m.
Sơng Thu Bồn là một trong những nguồn nước sản xuất nông nghiệp quan trọng khu vực phía nam của huyện. Đồng thời tạo ra những bãi bồi phì nhiêu cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây dâu tằm. Cần phải có biện pháp hạn chế, khắc phục xói lở ven sông để ổn định sản xuất.
1.2.1.5. Đơn vị hành chính- dân số
Huyện Điện Bàn 1 thị trấn (TT. Vĩnh Điện) và 19 xã (Điện Dương, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Nam Bắc, Điện Ngọc, Điện Hòa, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện An, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Minh, Điện Phương, Điện Trung, Điện Quang và Điện Phong).
Dân số trung bình huyện Điện Bàn 201.445 người. Mật độ dân số: 938 người/km2. Tỷ lệ gia tăng dân số chung là: 0,96 %.
(Theo Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2012) 1.2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội
1.2.2.1. Kinh tế
Kinh tế tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất năm 2012 ước đạt 8.118,58 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 12,38% so với năm 2011. Trong đó: nhóm ngành nơng - lâm - thuỷ sản tăng 2,81%; Công nghiệp - Xây dựng cơ bản tăng 11,48%; nhóm ngành Thương mại - dịch vụ tăng 19,25%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Giá trị sản xuất ngành Cơng nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng chiếm 75,26%; Thương mại - dịch vụ chiếm 19,35%; nông - lâm - thuỷ sản chiếm 5,39%.
Tuy sản xuất ngành Công nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp gặp khơng ít khó khăn nhưng với những nỗ lực khơng ngừng từ các phong trào thi đua đã góp phần ổn định sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng khá; Sản xuất tồn ngành đạt 5.183 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 9,5% so với năm 2011. Giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 564,3 tỷ đồng, tăng xấp xỉ so với năm 2011.
27
Đầu tư xây dựng cơ bản là đòi hỏi bức thiết để phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đã xúc tiến các hồ sơ, thủ tục, kịp thời giải quyết những tồn tại, vướng mắc để đẩy nhanh việc triển khai đầu tư xây dựng các cơng trình xây dựng cơ bản. Mặc dầu trong điều kiện khó khăn chung về cắt giảm đầu tư công nhưng tổng mức đầu tư trên địa bàn đạt 1.359,3 tỉ đồng, tăng 25,3% so với nằm trước.
Thực hiện Chương trình phát triển đơ thị của huyện, đã hồn thành tuyến ĐH 9 từ đường Trung tâm hành chính đến Cống chui (QL 1A), nâng cấp mở rộng đường nội thị Thị trấn Vĩnh Điện từ Bệnh viện Vĩnh Đức đến ĐH 9, đường ven hồ trung tâm hành chính, cải tạo và đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên các tuyến đường.
Ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2012 ước đạt 1.571 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 9,25% so với năm 2011. Hoạt động thương mại có bước phát triển; lượng hàng hóa trên địa bàn khá dồi dào, phong phú đáp ứng được nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong nhân dân. Công tác quản lý, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các chợ được quan tâm thực hiện; Giá trị xuất khẩu đạt 188 triệu USD, tăng 31,1% so với năm 2011; tập trung vào các mặt hàng như hải sản đông lạnh, dệt may, giày dép da.
Thi đua trong ngành nông lâm nghiệp đã tạo được hiệu quả thiết thực. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 437,42 tỷ đồng, tăng 2,81% so với năm 2011. Trong đó giá trị ngành nông nghiệp đạt 368,79 tỷ đồng, tỷ trọng chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ 28,12%. Chương trình phục vụ sản xuất nơng nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân được tập trung chỉ đạo: các địa phương như Điện Phước, Điện Hồng, Điện Thọ triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn (với diện tích 138 ha), qua sản xuất trình diễn năng suất tăng từ 3 - 4 tạ/ha so với cánh đồng sản xuất đối chứng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Đặc biệt, phong trào “Nơng dân sản xuất giỏi” phát triển sâu rộng, có sức lơi cuốn mạnh mẽ, đã giúp cho nhiều hộ nơng dân thốt nghèo vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nơng nghiệp trên địa bàn tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả, nhiều HTX đã mở rộng các dịch vụ nông nghiệp, cung ứng giống và vật tư nông nghiệp, phát triển sản xuất TTCN. Kết quả năm 2012 cho
28
thấy nhiều HTX tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi và thật sự làm tốt vai trị bà đỡ cho hộ nơng dân như HTX NN Điện Quang, HTX NN 2 Điện Hồng, HTX NN 1 Điện Thọ...
Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tích cực hưởng ứng. Các địa phương đã tổ chức phát động, đăng ký và tích cực triển khai thực hiện. Qua kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn mới của các xã (số liệu tháng 12/2012): có 02 xã đạt Điện Quang, Điện Thắng Bắc đạt 14/19 tiêu chí; xã Điện Phương đạt 12/19 tiêu chí; 05 xã Điện Trung, Điện Phong, Điện Hồng, Điện Thắng Trung, Điện Phước đạt 11/19 tiêu chí; có 02 xã Điện Nam Trung, Điện Thọ đạt 10/19 tiêu chí; 02 xã Điện Thắng Nam và Điện Minh đạt 8/19 tiêu chí; có 02 xã Điện An, Điện Hịa đạt 7/19 tiêu chí; 01 xã đạt 5/19 tiêu chí.
1.2.2.2. Văn hóa - xã hội
a. Cơng tác giáo dục và đào tạo
Ngành Giáo dục - Đào tạo tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trong toàn ngành như: xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Công tác đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục được chú trọng, tổ chức thực hiện tốt các chuyên đề phục vụ nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học.
Kết thúc năm học 2011 - 2012, ngành giáo dục và đào tạo đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục đề ra. Hoàn thành việc xét tốt nghiệp bậc Tiểu học và THCS, kết quả bậc Tiểu học có 2753 học sinh tốt nghiệp, đạt 99,96%; bậc THCS có 3.120 học sinh tốt nghiệp, đạt 99,5%. Tổ chức thành cơng kỳ thi tốt nghiệp THPT, có 99,61% thí sinh đỗ tốt nghiệp.
Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các bậc học được đầu tư đúng mức. Đến nay đã có 55/69 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó: mẫu giáo 9/21 trường; tiểu học 30/32 trường (trong đó có 10 trường đạt chuẩn mức độ 2); trung học cơ sở: 16/16 trường; có 20 xã, thị trấn hồn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học đúng độ
29
tuổi theo quy định mới và phổ cập giáo dục THCS, có 16/20 xã, thị trấn hồn thành phổ cập bậc trung học.
b. Cơng tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em
Phong trào thi đua trong lĩnh vực y tế đã hưởng ứng vào mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng trong cộng đồng dân cư. Trong năm, cơng tác phịng, chống dịch bệnh tay - chân - miệng và dịch sốt xuất huyết luôn được chú trọng; ngành y tế tập trung làm tốt công tác điều tra, giám sát, phân tuyến và điều trị kịp thời, xử lý tốt mơi trường, nhanh chóng dập tắt các ổ dịch không để lây lan ra diện rộng. Công tác xây dựng Trạm Y tế đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đạt 18/20 Trạm, đến nay có 04/20 Trạm Y tế đạt chuẩn Quốc gia, 9 Trạm có Bác sĩ.
Các chương trình truyền thơng về cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng; triển khai có hiệu quả các đợt truyền thông, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đến vùng đơng dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn. Tồn huyện có 33 thơn, khối phố và một tộc Lê Viết xã Điện Phương đạt thôn, khối phố, tộc họ khơng có người vi phạm quy định về chính sách dân số - Kế hoạch hóa gia đình; trong đó thơn Triêm Tây, xã Điện Phương đạt 14 năm khơng có người sinh con thứ 3 trở lên; tỷ lệ sinh con 3+ giảm 0,39% so với năm 2011. Cơng tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm thực hiện; tăng cường cơng tác phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tồn huyện xuống cịn 7,45%, giảm 2,03% so với năm 2011.
c. Lao động, thương binh và xã hội
Công tác lao động, thương binh và xã hội chủ yếu hướng đến xử lý, giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách cho người có cơng, hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, các