ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 41 - 44)

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế, chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

- Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn hiện tại trên địa bàn huyện. - Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Toàn huyện Điện Bàn gồm 1 thị trấn TT. Vĩnh Điện và 19 xã là Điện Dương, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Nam Bắc, Điện Ngọc, Điện Hòa, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện An, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Minh, Điện Phương, Điện Trung, Điện Quang và Điện

Phong.

- Cơ sở y tế trên địa bàn huyện, đặc biệt là Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức.

- Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đây là nhóm phương pháp nhận thức khoa học bằng con đường suy luận dựa trên các tài liệu lý thuyết đã được thu thập từ các nguồn khác nhau.

- Các tài liệu được phân tích, tổng hợp và phân loại: điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, số dân, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, diện tích khu vực; nguồn gốc phát sinh, tính chất, thành phần đặc trưng của chất thải rắn đơ thị, tình hình phát sinh và cách thức thu gom ở các nước trên thế giới từ các nguồn như sách báo, tạp chí, văn bản, nghị quyết, internet, truyền thông…

- Các số liệu cụ thể về khối lượng chất thải rắn phát sinh, cách thu gom và vận chuyển từng loại chất thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp… thu thập thông qua Sở Tài nguyên Mơi trường, Phịng Tài ngun Môi trường, Công ty Môi trường Đô thị

32

Quảng Nam và chi nhánh Điện Bàn, ban quản lý Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Ban quản lý các bệnh viện.

- Các nguồn tài liệu trên được đọc, phân tích, hệ thống hóa và trích dẫn cho việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

2.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đây là nhóm các phương pháp xem xét, phân tích đối tượng khoa học một cách trực tiếp trong thực tiễn.

- Phương pháp quan sát: Quan sát với tư cách là phương pháp nghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch và hệ thống của nhà nghiên cứu nhằm thu thập những tài liệu về thực tiễn làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tương ứng hoặc kiểm chứng cho lý thuyết, giả thuyết. Thực hiện phương pháp quan sát thu thập thông tin bằng cách tiến hành khảo sát thực tế những tuyến đường thu gom, cách thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: đây là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận xét đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chun gia có trình độ cao về lĩnh vực nghiên cứu.

Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia bằng cách: trực tiếp phỏng vấn xin ý kiến, thông qua thư từ, thông qua hội thảo, tranh luận, đánh giá, nghiệm thu cơng trình khoa học… với cán bộ các phịng, sở, ban ngành có liên quan; cán bộ có chun mơn về mơi trường; giáo viên các chuyên ngành môi trường; đặc biệt là với giáo viên hướng dẫn đề tài nhằm tháo gỡ những thắc mắc khi nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp hồi cứu số liệu: Tiến hành thu thập sơ cấp từ phịng mơi trường của Phịng Tài nguyên Và Môi trường huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số và tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket): Điều tra bằng phiếu hỏi anket là phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng lớn đối tượng được nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu dưới hình thức viết.

Sử dụng phiếu điều tra câu hỏi có sẵn để thu thập ý kiến của các hộ gia đình trong địa bàn về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện. Phiếu

33

điều tra khảo sát bằng câu hỏi là phiếu dành cho hộ dân sinh sống trên địa bàn nghiên cứu. Phiếu gồm có 18 câu hỏi theo dạng trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn, nội dung khảo sát là những hiểu biết của người dân về chất thải rắn, sự quan tâm của họ đối với chất thải rắn, hiểu biết và các hoạt động phân loại rác, tái chế, tái sử dụng của người dân và hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn. Thời gian phát phiếu là từ ngày 12/01/2015 đến ngày 19/01/2015, số phiếu dự kiến phát ra là 100 phiếu.

2.2.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng các lý thuyết Tốn học, các phương pháp lơgic Tốn học để xây dựng các thông số liên quan tới đối tượng nghiên cứu của một đề tài nhằm tìm ra quy luật vận động của đối tượng.

Sử dụng toán học thống kê để xử lý, tổng hợp các tài liệu thu thập từ các phương pháp trên. Xử lý số liệu, vẽ biểu đồ.

34

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 41 - 44)