Tình hình phát sinh và cơng tác thu gom chất thải rắn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 31 - 34)

Chương 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan về chất thải rắn

1.1.8.2. Tình hình phát sinh và cơng tác thu gom chất thải rắn ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế- xã hội nhờ q trình q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đơ thị hóa q nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.

Chất thải rắn thông thường phát sinh trong cả nước là 28 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn cơng nghiệp thơng thường là 6,88 triệu tấn/năm, chất thải rắn sinh hoạt là 19 triệu tấn/năm, chất thải rắn y tế thơng thường là 2,12 triệu tấn/năm cịn chất thải rắn nguy hại: phát sinh tại 35/63 tỉnh/thành phố khoảng 700 nghìn tấn/năm. Chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng với tốc độ 10%/năm, trong đó chất thải rắn phát sinh từ các đô thị chiếm 46%; chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp 17%, chất thải rắn nông nghiệp, nông thôn và Y tế 34%.

22

51%, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp 22%, chất thải rắn phát sinh từ nông nghiệp, nông thôn, y tế 27%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đơ thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đơ thị khu vực Tây Ngun có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

Tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đơ thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng cịn lại từ các cơng sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đơ thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn cịn tình trạng chơn lấp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đơ thị bình qn trên đầu người tại các đơ thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96 kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đơ thị bình qn trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đơ thị loại IV có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đơ thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

Bảng 1.6: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007

STT Loại đơ thị

Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người/ngày) Lượng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại I 0,96 1.885 688.025 3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại IV 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930

23

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đơ thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tính bình qn lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38 kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08 kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06 kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30 kg/người/ngày. Các đơ thị có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tính bình qn đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31 kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35 kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35 kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38 kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình qn đầu người tính trung bình cho các đơ thị trên phạm vi cả nước là 0,73 kg/người/ngày.

Trong công tác thu gom tỷ lệ thu gom trung bình ở khu vực đơ thị vào năm 2004 là 72%, năm 2008 tăng lên khoảng 80 – 82%, đến năm 2010 đạt khoảng 83÷85%, tỷ lệ chất thải chơn lấp từ 76 ÷ 82% (khoảng 50% được chơn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh); tỷ lệ tái chế chất thải từ 10 ÷ 12%. Đối với khu vực nông thôn tỷ lệ thu gom chất thải rắn 40 – 50%; không quy hoạch được các bãi rác tập trung, khơng có bãi rác cơng cộng; khoảng 60% thơn, xã có tổ chức thu gom định kỳ, trên 40% có tổ thu gom rác tự quản; chất thải chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: hầm Biogas, phân compost, làm thức ăn tận dụng nuôi thuỷ sản; khoảng 19% chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Với kết quả điều tra thống kê như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư cơng nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.

24

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 31 - 34)