Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra về công tác thu gom, vận chuyển chất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 62 - 64)

thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam

Nhằm tìm hiểu về công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Điện Bàn, tôi đã tiến hành phát 100 phiếu điều tra khảo soát 100 người dân, đại diện cho 100 hộ gia đình tại 3 khu vực trên địa bàn huyện: Khu vực nông thôn mới, khu vực trung tâm huyện và KCN Điện Nam - Điện Ngọc. Thời gian phát phiếu được thực hiện từ ngày 12/01/2015 - 19/01/2015.

Sau đây là kết quả thu được sau khi xử lý các phiếu điều tra:

3.4.1. Kết quả khảo sát sự quan tâm và hiểu biết người dân về công tác phân loại rác thải tại nguồn hiện nay trên địa bàn huyện

Mức độ thành công của chương trình phân loại rác tại nguồn phụ thuộc vào sự

đồng tình hưởng ứng của của cộng đồng. Không có sự tham gia của cộng đồng thì khó dẫn đến thành công vì họ là người phát sinh ra chất thải, hiểu rõ nhất loại chất thải mình phát thải ra và không ai có thể thay thế họ phân loại tốt hơn cả. Để tìm hiểu về sự quan tâm và hiểu biết của người dân về công tác phân loại rác thải tại nguồn tôi đã đưa ra một số câu hỏi, kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng 3.8 và hình 3.2 sau đây:

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về phân loại rác tại nguồn

STT Nội dung câu hỏi Trả lời Tỷ lệ (%)

1 Có được tuyên truyền phân loại rác tại nguồn

Thường xuyên và hiệu quả 5

Có nhưng chưa tích cực 32

Không có 63

2 Mục đích phân loại rác tại nguồn

Theo chủ trương của địa phương

7

Bảo vệ môi trường 50

Tiết kiệm chi phí gia đình 22

Ý kiến khác 21

3 Sẵn sàng bỏ riêng từng loại rác tại thùng rác công cộng

Có 98

Không 2

4 Đồng ý thực hiện phân loại rác tại nguồn

Có 97

53

Nhận xét: Qua bảng 3.8 ta thấy, khi được hỏi về hoạt động tuyên truyền của

chương trình phân loại rác tại nguồn đa phần người dân đều chưa được tuyên truyền về vấn đề này (chiếm 63%). Khoảng 37% người dân đã được tuyên truyền tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ biết đến nhưng chưa nhận thức sâu về chương trình qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo đài, pano…chiếm 32%, còn lại một bộ phận nhỏ người dân (5%) được tuyên truyền một cách thường xuyên.

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền phân loại rác tại nguồn

- Khi được hỏi về sự quan tâm đến hoạt động phân loại rác thải có một nửa số người được hỏi cho rằng hoạt động này nhằm mục đích bảo vệ môi trường, còn lại đa phần chỉ quan tâm đến lợi ích phục vụ cho những mục đích riêng trong cuộc sống hằng ngày mà hoạt động đem lại như bán ve chai, tận dụng thức ăn thừa cho gia súc… - Liên quan đến khả năng thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình, nhiều hộ vẫn cho rằng khả năng thực hiện phân loại tại nguồn gặp rất nhiều khó khăn, kể cả những người đã biết đến lợi ích của chúng. Một vài lí do được người dân đồng tình đó là thiếu các thùng rác cho từng loại rác, người thu gom không thu gom riêng từng loại rác, thực hiện rắc rối gây mất thời gian và không đem lại lợi ích lớn về kinh tế. Từ

63% 32%

5%

Không có Thường xuyên và hiệu quả

54

đây cho thấy công tác tuyên truyền góp phần quan trọng để hoàn thành thành công chương trình.

- Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng hợp tác của người dân khi được triển khai thực hiện việc phân loại rác tại nguồn có đến 97% sẵn lòng ủng hộ. Đây là một

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 62 - 64)