Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 41)

- Toàn huyện Điện Bàn gồm 1 thị trấn TT. Vĩnh Điện và 19 xã là Điện Dương, Điện Nam Đông, Điện Nam Trung, Điện Nam Bắc, Điện Ngọc, Điện Hòa, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện An, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Minh, Điện Phương, Điện Trung, Điện Quang và Điện

Phong.

- Cơ sở y tế trên địa bàn huyện, đặc biệt là Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức.

- Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đây là nhóm phương pháp nhận thức khoa học bằng con đường suy luận dựa trên các tài liệu lý thuyết đã được thu thập từ các nguồn khác nhau.

- Các tài liệu được phân tích, tổng hợp và phân loại: điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, số dân, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, diện tích khu vực; nguồn gốc phát sinh, tính chất, thành phần đặc trưng của chất thải rắn đô thị, tình hình phát sinh và cách thức thu gom ở các nước trên thế giới từ các nguồn như sách báo, tạp chí, văn bản, nghị quyết, internet, truyền thông…

- Các số liệu cụ thể về khối lượng chất thải rắn phát sinh, cách thu gom và vận chuyển từng loại chất thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp… thu thập thông qua Sở Tài nguyên Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường, Công ty Môi trường Đô thị

32

Quảng Nam và chi nhánh Điện Bàn, ban quản lý Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Ban quản lý các bệnh viện.

- Các nguồn tài liệu trên được đọc, phân tích, hệ thống hóa và trích dẫn cho việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

2.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đây là nhóm các phương pháp xem xét, phân tích đối tượng khoa học một cách trực tiếp trong thực tiễn.

- Phương pháp quan sát: Quan sát với tư cách là phương pháp nghiên cứu khoa học là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch và hệ thống của nhà nghiên cứu nhằm thu thập những tài liệu về thực tiễn làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tương ứng hoặc kiểm chứng cho lý thuyết, giả thuyết. Thực hiện phương pháp quan sát thu thập thông tin bằng cách tiến hành khảo sát thực tế những tuyến đường thu gom, cách thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: đây là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận xét đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về lĩnh vực nghiên cứu.

Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia bằng cách: trực tiếp phỏng vấn xin ý kiến, thông qua thư từ, thông qua hội thảo, tranh luận, đánh giá, nghiệm thu công trình khoa học… với cán bộ các phòng, sở, ban ngành có liên quan; cán bộ có chuyên môn về môi trường; giáo viên các chuyên ngành môi trường; đặc biệt là với giáo viên hướng dẫn đề tài nhằm tháo gỡ những thắc mắc khi nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp hồi cứu số liệu: Tiến hành thu thập sơ cấp từ phòng môi trường của Phòng Tài nguyên Và Môi trường huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số và tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket): Điều tra bằng phiếu hỏi anket là phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng lớn đối tượng được nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu dưới hình thức viết.

Sử dụng phiếu điều tra câu hỏi có sẵn để thu thập ý kiến của các hộ gia đình trong địa bàn về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện. Phiếu

33

điều tra khảo sát bằng câu hỏi là phiếu dành cho hộ dân sinh sống trên địa bàn nghiên cứu. Phiếu gồm có 18 câu hỏi theo dạng trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn, nội dung khảo sát là những hiểu biết của người dân về chất thải rắn, sự quan tâm của họ đối với chất thải rắn, hiểu biết và các hoạt động phân loại rác, tái chế, tái sử dụng của người dân và hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn. Thời gian phát phiếu là từ ngày 12/01/2015 đến ngày 19/01/2015, số phiếu dự kiến phát ra là 100 phiếu.

2.2.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng các lý thuyết Toán học, các phương pháp lôgic Toán học để xây dựng các thông số liên quan tới đối tượng nghiên cứu của một đề tài nhằm tìm ra quy luật vận động của đối tượng.

Sử dụng toán học thống kê để xử lý, tổng hợp các tài liệu thu thập từ các phương pháp trên. Xử lý số liệu, vẽ biểu đồ.

34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khảo sát chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

3.1.1. Kết quả khảo sát khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn

Khối lượng CTRSH tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong năm 2013 khoảng 121,977 tấn/ ngày đêm, đến năm 2014 vào khoảng 134,46 tấn/ ngày đêm, tăng 10,23% so với năm 2013.

Kết quả khối lượng CTRSH phát sinh trên 1 thị trấn và 19 xã của huyện được thể hiện qua bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện

STT Tên địa phương Khối lượng rác phát sinh năm 2014 (tấn/ngày đêm)

1 TT. Vĩnh Điện 5,370 2 Điện Minh 7,272 3 Điện An 9,460 4 Điện Phước 8,167 5 Điện Thọ 8,267 6 Điện Hồng 8,300 7 Điện Tiến 4,941 8 Điện Hòa 7,846 9 Điện Thắng Bắc 4,265 10 Điện Thắng Trung 4,919 11 Điện Thắng Nam 3,974 12 Điện Ngọc 12,665 13 Điện Nam Bắc 5,364

14 Điện Nam Trung 5,074

15 Điện Nam Nam 4,482

16 Điện Dương 8,869 17 Điện Phương 9,324 18 Điện Phong 6,497 19 Điện Trung 3,691 20 Điện Quang 5,713 Tổng 134,46

Nhận xét: Khối lượng CTRSH phát sinh tại mỗi địa phương là khác nhau. Khối

lượng CTRSH phát sinh nhiều nhất tại xã Điện Ngọc với khối lượng là 12,665 tấn/ngày, kế tiếp là xã Điện Phương, Điện Dương với khối lượng lần lượt là 9,324

35

tấn/ngày; 8,869 tấn/ngày. Tại những khu vực này khối lượng CTRSH phát sinh lớn là do dân số đông, tập trung các cơ sở dịch vụ, sản xuất, chợ và đặc biệt ở đây có khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc thu hút một lượng lớn lao động đến đây sinh sống đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây phát sinh lượng lớn CTRSH.

3.1.2. Kết quả khảo sát công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn

Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện được thực hiện dựa trên sự phối hợp hoạt động của các Đội tự quản Môi trường của địa phương và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Quảng Nam - Chi nhánh Điện Bàn. Quá trình thu

gom CTRSH của huyện được biểu diễn qua sơ đồ trong hình 3.1 sau:

Hình 3.1: Sơ đồ thu gom CTRSH tại huyện Điện Bàn

Công nhân thực hiện việc thu gom gồm có công nhân thu gom của công ty và công nhân thu gom của từng địa phương. Công ty TNHH MTV MTĐT Quảng Nam - chi nhánh Điện Bàn hiện có 15 công nhân trực tiếp tham gia thu gom, được chia thành 3 tổ Môi trường, mỗi tổ có 5 nhân công. Đội tự quản môi trường tại từng xã có số lượng nhân công phù hợp với tình hình thu gom ở địa phương, từ 04 - 14 công nhân, tùy vào sự mở rộng địa bàn thu gom.

Hiện nay trên địa bàn huyện đang tồn tại 3 loại hình thu gom:

 Thứ nhất, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Quảng Nam - Chi nhánh Điện Bàn tổ chức thu gom trực tiếp với hộ gia đình. Công ty thực hiện thu gom tại khu vực TT. Vĩnh Điện và một số hộ ở các xã trên các trục đường giao thông thuận lợi như QL1, ĐT, ĐH.

Rác từ hộ dân trong kiệt, ngõ hẻm nhỏ

Công nhân thu gom rác bằng xe kéo tay TTC hoặc ĐTK Xe ép rác - Rác từ các hộ gia đình ở ven các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, khu dân cư và các chợ trung tâm tại các địa phương.

- Rác từ các thùng rác trên đường

Xe ép rác thu

36

 Thứ hai, thành lập Đội quản lý môi trường và các Tổ thu gom rác ở các thôn, xây dựng trạm trung chuyển rác. Hình thức này tổ thu gom chủ động bố trí lịch thu gom rác trực tiếp tại các hộ gia đình, tập kết về trạm trung chuyển và xe của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Quảng Nam đến vận chuyển theo lộ trình, thời gian và chi phí đã hợp đồng giữa UBND xã, hoặc hợp tác xã với công ty.

 Thứ ba, thành lập các Đội quản lý môi trường và các Tổ thu gom rác ở các thôn, nhưng không xây dựng trạm trung chuyển rác. Tổ thu gom rác trực tiếp tại các hộ, trung chuyển về các điểm tập kết và xe của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Quảng Nam đến vận chuyển theo lộ trình, thời gian và chi phí đã thỏa thuận hợp đồng giữa UBND với Công ty.

Bảng 3.2 dưới đây thống kê hình thức thu gom được áp dụng tại từng xã và thị trấn trên địa bàn huyện:

Bảng 3.2. Thống kê hình thức thu gom tại các địa phương trên địa bàn huyện

STT Tên xã, thị trấn Loại hình thu gom

1 Điện An - Xây dựng TTC

- Công ty MTĐT thu gom đường chính

2 Điện Phước - Xây dựng TTC

- Hợp đồng với công ty MTĐT thu gom trực tiếp

3 Điện Thọ - Xây dựng TTC

- Hợp đồng với công ty MTĐT thu gom trực tiếp

4 Điện Hồng - Xây dựng TTC

- Công ty MTĐT thu gom đường chính 5 Điện Tiến - Xây dựng TTC (chưa triển khai)

- Hợp đồng với công ty MTĐT thu gom trực tiếp

6 Điện Hòa - Xây dựng TTC

- Hợp đồng với công ty MTĐT thu gom trực tiếp 7 Điện Thắng Bắc - Xây dựng TTC

- Công ty MTĐT thu gom đường chính

8 Điện Minh Thành lập Đội Quản lý môi trường nhưng không xây dựng TTC rác

37

9 Điện Phương Thành lập Đội Quản lý môi trường, xây dựng TTC rác 10 Điện Quang Thành lập Đội Quản lý môi trường, xây dựng TTC rác 11 Điện Trung Thành lập Đội Quản lý môi trường, xây dựng TTC rác 12 Điện Phong Thành lập Đội Quản lý môi trường nhưng không xây dựng

TTC rác

13 TT. Vĩnh Điện Thành lập Đội Cảnh quan - Môi trường nhưng không xây dựng TTC rác

14 Điện Thắng Nam Thành lập Đội Quản lý môi trường, xây dựng TTC rác 15 Điện Thắng Trung Không thành lập Đội quản lý môi trường, đến tháng 9/2014

xây dựng TTC rác

16 Điện Nam Bắc Thành lập Đội Quản lý môi trường, xây dựng TTC rác 17 Điện Nam Trung Thành lập Đội Quản lý môi trường, xây dựng TTC rác 18 Điện Nam Đông Thành lập Đội Quản lý môi trường, xây dựng TTC rác 19 Điện Ngọc Thành lập Đội Quản lý môi trường, xây dựng TTC rác 20 Điện Dương Thành lập Đội Quản lý môi trường, xây dựng TTC rác

Nhận xét: Thống kê cho thấy sự vận dụng linh hoạt các hình thức thu gom tùy

thuộc vào cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động thu gom của từng địa phương. Trong đó hình thức thành lập Đội quản lý môi trường và các Tổ thu gom rác ở các thôn, xây dựng trạm trung chuyển rác tỏ ra phù hợp hơn vì hình thức này có thể tổ chức thu gom ở địa bàn mà khu dân cư không tập trung, hệ thống giao thông nhỏ hẹp mà xe Công ty không vào được hoặc rác thải trên các đoạn đường không có nhà dân, rác phát sinh trong các ngày lễ tết tại các điểm công cộng. Hiện nay đã có 18/20 xã thực hiện mô hình này.

Với cách thức thu gom trên, theo thống kê cho thấy công tác thu gom CTRSH trên địa bàn huyện đến nay đã có 20/20 xã, thị trấn triển khai thực hiện Đề án thu gom và xử lý chất thải rắn, đạt tỷ lệ 100%, có 140/182 thôn, khối phố tổ chức thu gom CTRSH, chiếm 76,92%, với 24.065 hộ/50.658 hộ tham gia, chiếm 47,5% tổng số hộ trên địa bàn huyện. Tỷ lệ thu gom CTRSH tại các xã, thị trấn được thể hiện qua bảng 3.3.

38

Bảng 3.3. Thống kê tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn huyện

STT Tên xã, thị trấn Số thôn (tham gia theo đề án)/Tổng số thôn Tình hình thu gom Tổng số hộ tham gia/ Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ (tham gia theo đề án)/Tổng số hộ Số hộ (tham gia trực tiếp với Công ty MT&ĐT)/Tổng số hộ 1 Điện An 02/12 225/3.384 372/3.384 597/3.384 17,64 2 Điện Phước 10/10 1.844/2.360 0 1.844/2.360 78 3 Điện Thọ 9/13 2.394/3.300 143/3.300 2.537/3.300 76,88 4 Điện Hồng 14/14 1.250/3.248 346/3.248 1.596/3.248 49,14 5 Điện Tiến 11/11 1.558/2.041 0 1.558/2.041 76,3 6 Điện Hòa 10/12 780/3.150 324/3.150 1.104/3.150 35,05 7 Điện Thắng Bắc 6/6 862/1.601 162/1.601 1.024/1.601 63,96 8 Điện Minh 7/7 1.280/1.787 177/1.787 1.457/1.787 81,53 9 Điện Phương 5/11 1.109/3.431 516/3.431 1.625/3.431 47,36 10 Điện Quang 11/11 1.826/2.255 0 1.826/2.255 91,18 11 Điện Trung 3/6 674/1.140 164/1.140 838/1.140 73,6 12 Điện Phong 6/8 1.071/2.534 215/2.534 1.286/2.534 50,75

39

13 TT. Vĩnh Điện 7/7 0 1.449/2.061 1.449/2.061 70,3

14 Điện Thắng Nam 7/7 683/1.320 59/1.320 742/1.320 56,21

15 Điện Thắng Trung 6/6 1.498/1.778 236/1.778 1.734/1.778 97,56

16 Điện Nam Bắc ¾ 1.027/1.592 196/1.592 1.223/1.592 76,2

17 Điện Nam Trung 6/7 1.085/2.168 135/2.168 1.220/2.168 56,27

18 Điện Nam Đông 3/7 412/1.252 328/1.252 740/1.252 59,1

19 Điện Ngọc 6/13 1.320/4.395 845/4.395 2.165/4.395 49,26

40

Nhận xét: Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 8 xã, 1 thị trấn có toàn bộ số thôn

tham gia đề án. Tuy nhiên tần suất thu gom rác giữa các địa phương trên địa bàn huyện cũng có sự khác nhau. Ở khu vực nội thị, các trục đường chính tần suất thu gom là 3 ngày/tuần, còn lại đa phần công tác thu gom được thực hiện 1 lần/tuần góp phần tạo thói quen dọn dẹp vệ sinh một tuần một lần cho các hộ dân trên địa bàn huyện, giảm đáng kể tình trạng vứt rác bừa bãi xuống các kênh mương, đường làng, ngõ xóm, giảm bớt ô nhiễm, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp và lành mạnh hơn. Nhưng với tần suất thu gom như vậy, công tác thu gom rác chỉ đáp ứng một phần hộ dân ở những khu vực trung tâm, các tuyến đường chính còn những vùng ngõ, hẻm nhỏ thì tỷ lệ thu gom thấp, nhiều nơi chưa được thu gom. Tỷ lệ thu gom CTRSH không đồng đều là do sự chênh lệch về mật độ dân số, những trở ngại về tuyến đường thu gom, tần suất thu gom, điều kiện kinh tế của mỗi nơi, hình thức tổ chức thu gom khác nhau.

Kết quả khảo sát thực tế các mô hình thu gom tại địa bàn huyện như sau:

 Xã Điện Hồng:

- Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH được thực hiện theo hình thức hợp đồng với xe của Công ty MT&ĐT Quảng Nam trực tiếp thu gom từng hộ dân trên các tuyến đường: ĐT 609 thu gom 02 lần/tuần, các tuyến đường bê tông 3m dọc theo thôn Thanh An- Đa Hòa Nam - Đa Hòa Bắc thu gom 01 lần/tuần, còn những khu vực xe không vào được UBND xã tổ chức đội thu gom về trạm trung chuyển rác để xe

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 41)