huyện Điện Bàn
STT Tên bệnh viện Số giường bệnh
Khối lượng CTRYT năm 2014 CTRTT
(m3/tháng)
CTRNH (tấn/tháng) 1 Đa khoa khu vực
Quảng Nam
300 28 1.495
2 Vĩnh Đức 200 30 1.1
Nhận xét: Theo bảng 3.7 thì khối lượng phát sinh CTRYT tại 02 bệnh viện là
58 m3/tháng đối với CTRTT và 2.595 tấn/tháng đối với CTRNH. Bệnh viện Đa khoa
khu vực Quảng Nam là bệnh viện tuyến tỉnh, còn bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức là bệnh viện tư nhân đầu tiên ở vùng nông thôn Quảng Nam nên lượng tiếp nhận bệnh nhân trên địa bàn và các khu vực xung quanh là tương đối đông nên công tác thu gom, lưu trữ CTRYT tại bệnh viện là vấn đề cần được chú trọng.
3.3.2. Kết quả khảo sát công tác thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTRYT phát sinh trên địa bàn trên địa bàn
Công tác thu gom, lưu trữ CTRYT tại bệnh viện khảo sát được thực hiện theo quyết định 43/2007 QĐ- BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam:
Hằng ngày, tại bệnh viện đều tiến hành phân loại CTRYT tại nguồn bằng tay ngay tại thời điểm phát sinh ra chất thải:
- Túi đựng và thùng chứa rác màu xanh: chứa rác thải sinh hoạt.
- Túi đựng và thùng chứa rác màu vàng: chứa chất thải lây nhiễm. Các hộp màu vàng hoặc các thùng chai nhựa có nắp đậy kín: chứa chất thải sắc nhọn (ống kim tiêm, bơm tiêm).
Khi tiến hành phát thuốc vào các buổi trong ngày, chính các y bác sĩ sẽ phân loại ngay tại nơi phát sinh ra chất thải. Dưới mỗi xe đẩy tay dùng để phát và tiêm thuốc có 2 thùng rác dành cho việc phân loại rác. Mỗi thùng chứa được bọc bởi túi chứa chất thải có màu sắc quy định riêng đối với mỗi loại chất thải. Đối với chất thải rắn thông thường thì được chứa trong túi màu xanh và thùng rác màu xanh, còn đối với chất thải
50
y tế thì chứa trong túi màu vàng và thùng màu vàng. Bên ngồi mỗi thùng rác đều có dán nhãn tên tương ứng với loại chất thải chứa trong thùng: rác thải thông thường và rác thải y tế.
Sau khi thực hiện xong hoạt động phát và tiêm thuốc, các túi rác thải trong các thùng dưới xe này sẽ được cột chặt và vận chuyển tập trung tại nhà chứa rác của bệnh viện. Tại bệnh viện được trang bị các chủng loại xe dùng trong công tác thu gom chất thải bệnh viện như là các loại xe đẩy tay. Các túi rác trong các thùng rác 20 lít chứa CTRTT và chất thải y tế đặt tại các phòng bệnh và hành lang của các khoa, phòng cũng được cột chặt thu gom về nhà chứa chất thải sinh hoạt thông thường và chất thải y tế riêng biệt. Hiện tại bệnh viện có khoảng 30 thùng rác 240 lít và 70 - 80 thùng rác 20 lít để phục vụ thu gom rác tại bệnh viện. Việc thu gom chất thải y tế và CTRTT từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của bệnh viện được thực hiện ít nhất 1 lần trong ngày, chất thải rắn không được lưu trữ trong khoa quá 24 tiếng đồng hồ. Bệnh viện có tổng cộng 26 hộ lý, mỗi khoa từ 1 - 3 hộ lý đã được đào tạo qua các khóa huấn luyện để phụ trách cơng tác thu gom CTR. Tuy nhiên tại bệnh viện vẫn chưa có hành lang riêng dành cho công tác thu gom rác thải, rác thải sinh hoạt thông thường vẫn được vận chuyển trong các hành lang của các khoa, còn rác thải y tế nguy hại vận chuyển theo đường luồng phía sau bệnh viện.
Thông thường rác thải nguy hại trong bệnh viện không được để quá 48 tiếng. Công tác thu gom chất thải bệnh viện được hợp đồng với Công ty MT&ĐT Quảng Nam thực hiện. Chất thải y tế nguy hại thu gom 3 lần/tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6. Có 2 nhân viên của Cơng ty Môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom và vẫn chưa được trang bị đồ bảo hộ lao động chuyên dụng. Chất thải rắn sinh hoạt thông thường được Công ty thu gom 2 lần/tuần vào các ngày thứ 2 và thứ 7. Sau đó, căn cứ theo hợp đồng thu gom và xử lý rác hàng tháng của bệnh viện với Công ty MT&ĐT Quảng Nam, CTRTT được vận chuyển xử lý tai bãi rác Đại Hiệp chung với rác sinh hoạt của hộ dân, còn rác thải y tế sẽ được vận chuyển đến lò đốt rác tại Núi Thành để xử lý.
Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức
Tại bệnh viện, hoạt động phân loại rác cũng được tiến hành ngay tại nguồn phát sinh khi tiến hành phát và tiêm thuốc vào các buổi trong ngày như bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam.
51
Sau khi thực hiện xong hoạt động phát và tiêm thuốc, các túi rác thải trong các thùng dưới xe này sẽ được cột chặt và vận chuyển tập trung vào các thùng rác 240 lít. Các túi rác trong các thùng rác 20 lít chứa CTRTT và chất thải y tế đặt tại các phòng bệnh và hành lang của các khoa, phòng cũng được cột chặt thu gom vào các thùng rác 240 lít. Sau đó sẽ vận chuyển các thùng 240 lít này đến kho chứa rác của bệnh viện. Tại kho sẽ chứa riêng biệt chất thải sinh hoạt thông thường và chất thải y tế, kho có 4 thùng rác 240 lít cố định. Hiện tại bệnh viện có 4 thùng rác 240 lít và 1 thùng rác 120 lít màu vàng chứa rác thải y tế; thùng rác nhỏ 20 lít chứa CTRTT tại các phịng các khoa vào khoảng 150 thùng. Việc thu gom chất thải y tế và CTRTT từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của bệnh viện được thực hiện ít nhất 1 lần trong ngày. Mỗi khoa có 3 hộ lý đã được đào tạo qua các khóa huấn luyện và trang bị bảo hộ lao động để phụ trách công tác thu CTR. Rác thải sau khi được thu gom tại các khoa, phòng sẽ được vận chuyển qua hành lang riêng, đảm bảo vệ sinh. Chất thải y tế nguy hại được thu gom theo hợp đồng với công ty MT&ĐT Quảng Nam 3 lần/tuần vào các ngày thứ 2, 4, 6. Đối với CTRTT được thu gom 2 lần/tuần vào các thứ 2 và 5, sau đó sẽ được xử lý chung với rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp.
Tuy nhiên, tại các trạm y tế xã trên địa bàn huyện cơng tác phân loại rác nói chung chỉ được tiến hành rất sơ sài, thường hay xảy ra hiện tượng để lẫn rác thải y tế như bông băng, găng tay y tế với rác thải sinh hoạt và sai quy định về màu sắc đối với các bao bì, thùng chứa rác. Các trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khơng có nơi lưu giữ rác y tế theo đúng quy định hoặc có nhưng khơng đạt tiêu chuẩn. Do lượng chất thải phát sinh hằng ngày tại các trạm y tế không nhiều và được tiến hành thu gom, xử lý ngay trong ngày nên có khi nơi xử lý rác cũng chính là nơi lưu trữ nên không tránh khỏi côn trùng xâm nhập, phát sinh mùi hôi, gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe bệnh nhân và thân nhân cũng như nhân viên y tế khi qua lại khu vực này. Một số phòng khám tư nhân cịn lại thì việc phân loại vẫn khơng triệt để. Một số phòng khám chưa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế nên làm tăng nguy cơ rủi ro cho nhân viên trực tiếp vận chuyển và tiêu hủy chất thải.
Trên địa bàn huyện Điện Bàn hiện nay hầu hết các cơ sở y tế và phòng khám tư nhân đều tự động giải quyết chất thải bằng phương pháp đốt và chôn lấp thông thường.
52
3.4. Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam
Nhằm tìm hiểu về công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Điện Bàn, tôi đã tiến hành phát 100 phiếu điều tra khảo soát 100 người dân, đại diện cho 100 hộ gia đình tại 3 khu vực trên địa bàn huyện: Khu vực nông thôn mới, khu vực trung tâm huyện và KCN Điện Nam - Điện Ngọc. Thời gian phát phiếu được thực hiện từ ngày 12/01/2015 - 19/01/2015.
Sau đây là kết quả thu được sau khi xử lý các phiếu điều tra:
3.4.1. Kết quả khảo sát sự quan tâm và hiểu biết người dân về công tác phân loại rác thải tại nguồn hiện nay trên địa bàn huyện
Mức độ thành cơng của chương trình phân loại rác tại nguồn phụ thuộc vào sự
đồng tình hưởng ứng của của cộng đồng. Khơng có sự tham gia của cộng đồng thì khó dẫn đến thành cơng vì họ là người phát sinh ra chất thải, hiểu rõ nhất loại chất thải mình phát thải ra và khơng ai có thể thay thế họ phân loại tốt hơn cả. Để tìm hiểu về sự quan tâm và hiểu biết của người dân về công tác phân loại rác thải tại nguồn tôi đã đưa ra một số câu hỏi, kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng 3.8 và hình 3.2 sau đây: