Khối lượng rác chợ trên địa bàn huyện Điện Bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 54 - 57)

STT Tên chợ

Khối lượng rác chợ thu gom (m3)

Thường xuyên Phát sinh

dịp tết

1 La Thọ (Điện Hòa) 316,8

2 Điện Nam Trung 312 35

3 Lai Nghi (Điện Nam Đông) 313,9 22,5

4 Thôn II (Điện Dương) 208 10

5 Thôn IV (Điện Dương) 156 17,5

6 Phong Thử (Điện Thọ) 208 15

7 Điện Nam Bắc 239,2 15

8 Điện Ngọc 792 119

9 Thanh Quýt (Điện Thắng Trung)

312

10 Vĩnh Điện 90

11 Cầu Mống (Điện Phương) 208 8

12 Hương Đàn (Điện Phương) 104 5,2

13 Phú Bông (Điện Phong) 52

14 Hà Mật (Điện Phong) 52

Tổng 3.278,9 337,2

Nhận xét: Dân số tăng lên kèm theo nhu cầu sắm sửa, mua bán, trao đổi hàng

hóa cũng tăng lên và rác chợ là một trong những biểu hiện cụ thể của việc gia tăng đó. Khối lượng rác chợ tuy khơng đáng kể so với khối lượng rác sinh hoạt từ các hộ gia đình nhưng phần lớn rác chợ chỉ được các tiểu thương trong chợ gom lại trong các túi ni lon hoặc vứt trực tiếp ra trước sạp hàng. Rác bị hòa chung với nước thải ở các hàng cá, hàng thịt đến cuối ngày công nhân mới đi thu gom rác về điểm tập kết. Đây là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại khu vực chợ.

Ở những nơi công cộng vấn đề thu gom rác cũng gặp nhiều khó khăn. Tại những vị trí này người dân thường đem rác đến vứt bừa bãi, đặt biệt dọc theo các

45

tuyến đường ven biển Điện Ngọc - Điện Dương, nơi có biển Hà Mi, có các khu resort phục vụ du lịch nếu như không được thu gom thường xuyên sẽ dễ tạo nên các điểm ô nhiễm cục bộ, gây phản cảm, mất cảnh quan môi trường. Để tạo cảnh quan môi trường công cộng “Xanh- sạch- đẹp” của huyện, Công ty MT&ĐT Quảng Nam đã tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý khối lượng thải sinh hoạt phát sinh thường xuyên tại các điểm công cộng năm 2014 là 3641,94 m3. Như vậy lượng rác công cộng này tương đương với lượng rác thải của các chợ và ít hơn khối lượng rác thải từ các hộ dân.

Mặc khác, trước thực trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên bức thiết không chỉ ở đô thị mà ngay cả ở vùng nông thôn, địa bàn huyện cũng phối hợp xây dựng nhiều hoạt động, phong trào đến 20 xã, thị trấn, phối hợp các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia bảo vệ mơi trường với nhiều hình thức khác nhau: tuyên truyền phổ biến trên hệ thống truyền thanh, các cuộc họp dân, cuộc họp của các hội - đoàn thể, qua các hội thi, hội diễn… về thực trạng, tác động của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống, các trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. Một số cuộc vận động như: xây dựng mơ hình “Khu dân cư tự quản về môi trường”, cuộc vận động khu dân cư “Sáng - xanh - sạch - đẹp”, vận động người dân tham gia ra quân làm sạch môi trường, khu vực nơi cơng cộng, các trục đường chính, tiến hành phân loại rác tại nguồn…

3.2. Kết quả khảo sát chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Kết quả khảo sát thành phần CTRCN tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc

Hiện nay trên địa bàn huyện Điện Bàn có 1 KCN và 11 CCN đang hoạt động tạo động lực phát triển kinh tế cho huyện. Tuy nhiên trong đề tài này chỉ tập trung đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại KCN Điện Nam- Điện Ngọc vì KCN Điện Nam - Điện Ngọc là KCN trọng điểm tại Quảng Nam, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và kinh doanh tại KCN đều hiệu quả. KCN Điện Nam - Điện Ngọc nằm phía Đơng Nam của thành phố Đà Nẵng, giáp giới quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng và cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 18km. KCN nằm trên địa phận hai xã Điện Ngọc, Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam với

46

quy mơ diện tích 418 ha trên đất cát bạc màu hoang hóa là chủ yếu, chỉ khoảng 17% là đất đang được sử dụng.

Tính đến nay KCN Điện Nam - Điện Ngọc đã có 47 doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với mỗi nhà máy có loại hình sản xuất khác nhau thì thành phần cũng như tính chất CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất cũng khác nhau.

Bảng 3.5: Một số thành phần cơ bản của CTR phát sinh tại các đơn vị trong KCN Điện nam – Điện Ngọc

STT Thành phần CTR Tính chất

1 Bóng đèn huỳnh quang hỏng Nguy hại, có độc tính và độc tính sinh học

2 Cặn sơn Nguy hại, có tính độc và độc

tính sinh thái 3 Thiết bị điện, điện tử có chứa

tụ điện, cơng tắc thủy ngân

Nguy hại, có tính độc và độc tính sinh thái

4 Pin, ắc quy thải Nguy hại, có tính độc và độc tính sinh thái

5 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn khác

Nguy hại, có tính độc, độc tính sinh thái và dễ cháy 6 Chất hấp phụ, vật liệu lọc, giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy hại Nguy hại, có tính độc và độc tính sinh thái 7 Hộp mực in thải có chứa các thành phần nguy hại Nguy hại, có tính độc và độc tính sinh thái

8 Bùn thải từ gia cơng cơ khí Nguy hại, có tính độc 9 Gỗ vụn, dăm bào có dính tp

nguy hại

Nguy hại, có tính độc, độc tính sinh thái và dễ cháy 10 Bùn thải từ q trình photphat

hóa

Nguy hại, có tính độc và ăn mịn

47 11 Bao bì thải có chứa hoặc bị

nhiễm các thành phần nguy hại

Nguy hại, có tính độc và độc tính sinh thái

12 Rác thải sinh hoạt (bao bì, hộp đựng thức ăn…)

Khơng nguy hại

13 Giấy vụn Không nguy hại

14 CTR sản xuất (gạch phế phẩm, cát, vải vụn, palet gỗ hư hỏng,…)

Không nguy hại

Nhận xét: Theo thống kê cho thấy thành phần CTR của KCN chủ yếu là:

+ CTR sinh hoạt: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của tập thể, cán bộ công nhân viên trong nhà máy như rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, thủy tinh, lon …

+ CTR sản xuất: bao gồm chất thải rắn sản xuất không nguy hại và chất thải rắn sản xuất nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuất của nhà máy. CTRNH chủ yếu là các loại giẻ lau, găng tay dính dầu, bóng đèn huỳnh quang hỏng, hộp mực in thải, vỏ bao bì đựng các hóa chất độc hại…

3.2.2. Kết quả khảo sát khối lượng CTRCN phát sinh trong KCN Điện Nam - Điện Ngọc Ngọc

Khối lượng CTR phát sinh không đồng đều giữa các cơng ty quy mơ, cơng suất,

tính chất từng loại chất thải, loại hình sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 54 - 57)