Hiện trạng chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 27)

Chương 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan về chất thải rắn

1.1.8. Hiện trạng chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam

1.1.8.1. Tình hình phát sinh và cơng tác thu gom chất thải rắn trên thế giới

Hằng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế xã hội. Nói chung thì mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều.

Bảng 1.5: Loại hình thu gom và xử lý chất thải đô thị theo thu nhập mỗi quốc gia

Loại hình thu gom và xử lý chất

thải đơ thị theo thu nhập mỗi nước Các nước có thu nhập thấp (Ấn Độ, Ai Cập, các nước châu Phi) Các nước thu nhập trung bình (Achentina, Đài Loan (Trung Quốc) Các nước có thu nhập cao (Hoa Kỳ-15 nước EU- Hồng Kông) GDP (USD/người/năm) <5.000 5.000- 15.000 >20.000

Tiêu thụ giấy bìa

trung bình (kg/người/năm) 20 20- 70 130- 300 Chất thải đô thị (kg/người/năm) 150- 250 250- 550 350- 750 Tỷ lệ thu gom % <70 70- 95 >95 Các quy định về chất thải Khơng có Chiến lược môi trường

quốc gia Các quy định hầu như khơng

Khơng có số liệu

Chiến lược mơi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia Luật môi trường Một vài số liệu

thống kê

Chiến lược môi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia

Các quy định chặt chẽ và cụ

18

thống kê Nhiều số liệu

thống kê Thành phần chất thải đô thị (%) - Chất hải thực phẩm dễ phân hủy - Giấy và bìa - Nhựa - Kim loại - Thủy tinh 50 - 80 4 - 15 5 - 12 1 - 5 1 - 5 20 - 65 15 - 40 7 - 15 1 - 5 1 - 5 20 - 40 15 - 50 10 - 15 5 - 8 5 - 8 Độ ẩm (%) 50 - 80 40 - 60 20 - 30 Nhiệt trị (kcal/kg) 800 - 1.100 1.100 - 1.300 1.500 - 2.700 Phương pháp xử lý Điểm chứa chất

thải bất hợp pháp >50% Tái chế không chính thức 5 - 15% Bãi chơn lấp >90% Bắt đầu thu gom

có chọn lọc Tái chế có tổ chức 5% Thu gom có chọn lọc Thiêu đốt Tái chế >20%

(Nguồn: Tổng quan về lịch sử chất thải rắn)

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị tăng tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị rất khác nhau giữa các nước. Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60 - 70% ở Trung Quốc, 78% ở Hồng Kông, 48% ở Philipine và 37% ở Nhật Bản. Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô thị châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ ngày (World Bank, 1999).

Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều cách vừa biến thành năng lượng lẫn thu hồi nguyên liệu, và những thị trường thứ cấp đang xuất hiện ngày càng nhiều trên phạm vi toàn cầu. Các nguyên liệu thứ cấp là một trong những dòng nguyên liệu quan trọng nhất trên toàn thế giới.

19

+ Tại Nhật Bản, Luật Tái chế các thiết bị gia đình quy định các nhà sản xuất bắt buộc phải thu hồi và tái chế các sản phẩm của mình và người tiêu dùng phải trả chi phí tái chế. Năm 2005, Bộ luật tái chế các bộ phận xe cộ của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực và theo đó, các hãng chế tạo ơ tơ phải có trách nhiệm thu hồi và tái chế những bộ phận có thể tái chế của ơ tơ sau khi thải loại.

Từ năm 1997 đến 2010, các chỉ tiêu giảm thiểu và tái chế chất thải theo quy định của luật pháp Nhật Bản là: giảm thiểu 5% tổng lượng thải đô thị và dưới 12% tổng lượng thải công nghiệp. Tỷ lệ tái chế tăng từ 11% đến 24% tổng lượng thải đô thị và 41 đến 47% tổng lượng thải công nghiệp.

Nhật Bản là một ví dụ thành cơng về tăng trưởng kinh tế và duy trì tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đơ thị thấp so với nhiều nước có GDP cao. Năm 2000, Nhật Bản bắt đầu áp dụng khái niệm mới về xây dựng một “Xã hội tuần hồn vật chất hợp lý” hay cịn gọi là 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế). Từ những năm 1980, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị của Nhật Bản đã ổn định ở mức khoảng 1,1 kg/người/ngày.

+ Trung Quốc: Năm 2002 đã ban hành Luật Khuyến khích sản xuất sạch, quy định các doanh nghiệp cơng nghiệp nước này phải thực hiện sản xuất sạch để thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải cơng nghiệp. Trung Quốc cịn đưa vào áp dụng hệ thống mới mở rộng trách nhiệm của các nhà sản xuất đối với việc quản lý chất thải rắn và quy định rõ ràng trách nhiệm và các chính sách của Chính phủ trung ương trong việc khuyến khích và phát triển ngành cơng nghiệp tái chế tài nguyên. Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng các quy định về tái chế chất thải, xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn tái chế.

+ Cộng hoà Liên bang Đức: Từ đầu những năm 1980 đã coi 3R là khái niệm quản lý chất thải tổng hợp và sau đó đã trở thành các nguyên tắc trong các chính sách và luật pháp của Đức về quản lý chất thải.

Đức còn áp dụng nhiều biện pháp thu hồi sản phẩm của các nhà sản xuất, tiền cược bao bì (61% bao bì có thể tái sử dụng). Năm 2000, ngành cơng nghiệp giấy tái sử dụng tới 60% và tỷ lệ tái sử dụng giấy đạt 80% năm 2001.

20

Đạo luật xe cộ thải loại của Đức ban hành năm 2002 quy định các hãng sản xuất ô tô phải thu hồi xe cũ trong cả nước. Theo ước tính, ít nhất có tới 85% xe cũ tính theo trọng lượng sẽ được thu hồi vào năm 2006 và tỷ lệ tái chế và tái sử dụng các vật liệu của các xe cũ sẽ đạt 80%. Đức đặt mục tiêu tái chế và tái sử dụng vật liệu của xe cũ là 95% vào năm 2015.

+ Italy: Tại tỉnh Cremona, Italy có hơn 330.000 dân với tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị là 1,37 kg/người/ngày hay 499 kg/người/năm. Năm 2003, tổng lượng chất thải đô thị của tỉnh là 169.000 tấn. Tỷ lệ thu hồi năng lượng từ chất thải tăng từ 27.994 tấn năm 2002 lên 57.119 tấn năm 2003. Tỷ lệ thu hồi hoặc tái chế trong toàn tỉnh chiếm 83% tổng lượng chất thải, trong đó 51% là tái chế và 31% là thu hồi năng lượng.

+ Tại Hàn Quốc: Năm 1995, Hàn Quốc sửa đổi đạo luật quản lý chất thải và đưa vào áp dụng hệ thống phí chất thải. Hệ thống phí này cịn khuyến khích phân loại và tái chế chất thải đối với các sản phẩm như giấy, kim loại và nhựa tổng hợp.

Từ năm 1995 đến 2003, Hệ thống phí mới đã tạo ra khoảng 7,7 tỷ USD tính theo các lợi ích kinh tế do giảm thiểu được khoảng (6,1 x 107 tấn) chất thải và tăng tỷ lệ thu gom tái chế khoảng (2,8 x 107 tấn).

Để khuyến khích ngành cơng nghiệp tái chế phát triển, từ năm 1994, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã cung cấp các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp cho các cơ sở tái chế cũng như đầu tư phát triển các công nghệ tái chế. Cho đến năm 2004, các khoản vay hỗ trợ ngành công nghiệp tái chế lên tới 435 triệu USD. Năm 2005, Bộ Môi trường Hàn Quốc có kế hoạch đầu tư bổ sung 67 triệu USD cho ngành công nghiệp tái chế Hàn Quốc.

+ Singapore: Năm 2002, Bộ Môi trường và Tài nguyên Singapo xây dựng Kế hoạch xanh 2012 của Singapore và đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế chất thải từ 44% năm 2002 lên 60% năm 2012. Năm 2004, Singapo đạt được tỷ lệ tái chế chất thải là 48% và phấn đấu tiến tới “lượng chất thải phải chôn lấp bằng zêrô”.

Năm 2001, Cơ quan Môi trường quốc gia đã phát động Chương trình tái chế quốc gia để khuyến khích các hộ gia đình tham gia tái chế chất thải bằng cách cung

21

cấp cho họ các túi hoặc thùng đựng chất thải tái chế. Số hộ gia đình tham gia tăng từ 22% năm 2001 lên 54% vào cuối năm 2004.

Ngồi ra, Cơ quan mơi trường quốc gia cịn phát động các chương trình tái chế trong các khu công nghiệp và thương mại nhằm khuyến khích tái chế gỗ, hộp giấy, nhựa tổng hợp và kim loại tại các nhà máy quy mô vừa và nhỏ ở các khu công nghiệp…

+ Vương quốc Anh: Tiêu thụ và sản xuất bền vững là một trong 4 ưu tiên chính của Vương quốc Anh trong Chiến lược phát triển bền vững quốc gia của nước này. Chiến lược đặt mục tiêu tái chế hoặc ủ phân compost chất thải gia đình là 25% năm 2005, 30% năm 2010 và 33% năm 2015; đến năm 2005 giảm lượng chất thải công nghiệp và thương mại xử lý chôn lấp xuống 85% tổng lượng chất thải chôn lấp năm 1998; tỷ lệ thu hồi chất thải bao bì của các nhà sản xuất tăng từ 59% năm 2003 lên 60% năm 2008 và tái chế tăng từ 19 đến 55% năm 2003 lên 80% năm 2008; và giảm tỷ lệ chất thải dễ phân huỷ sinh học đem chơn năm 1995 xuống cịn 75% năm 2010, 50% năm 2013 và 35% năm 2020.

1.1.8.2. Tình hình phát sinh và cơng tác thu gom chất thải rắn ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế- xã hội nhờ quá trình quá trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đơ thị hóa q nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.

Chất thải rắn thông thường phát sinh trong cả nước là 28 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn cơng nghiệp thơng thường là 6,88 triệu tấn/năm, chất thải rắn sinh hoạt là 19 triệu tấn/năm, chất thải rắn y tế thơng thường là 2,12 triệu tấn/năm cịn chất thải rắn nguy hại: phát sinh tại 35/63 tỉnh/thành phố khoảng 700 nghìn tấn/năm. Chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng với tốc độ 10%/năm, trong đó chất thải rắn phát sinh từ các đô thị chiếm 46%; chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp 17%, chất thải rắn nông nghiệp, nông thôn và Y tế 34%.

22

51%, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp 22%, chất thải rắn phát sinh từ nông nghiệp, nông thôn, y tế 27%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đơ thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

Tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn cịn tình trạng chơn lấp lẫn với chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đơ thị bình qn trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96 kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đơ thị bình qn trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đơ thị loại IV có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đơ thị bình qn trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.

Bảng 1.6: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007

STT Loại đơ thị

Lượng CTRSH bình qn trên đầu người (kg/người/ngày) Lượng CTRSH đô thị phát sinh Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại I 0,96 1.885 688.025 3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại IV 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930

23

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đơ thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tính bình qn lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38 kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08 kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06 kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30 kg/người/ngày. Các đơ thị có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tính bình qn đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31 kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35 kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35 kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38 kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình qn đầu người tính trung bình cho các đơ thị trên phạm vi cả nước là 0,73 kg/người/ngày.

Trong công tác thu gom tỷ lệ thu gom trung bình ở khu vực đơ thị vào năm 2004 là 72%, năm 2008 tăng lên khoảng 80 – 82%, đến năm 2010 đạt khoảng 83÷85%, tỷ lệ chất thải chơn lấp từ 76 ÷ 82% (khoảng 50% được chơn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh); tỷ lệ tái chế chất thải từ 10 ÷ 12%. Đối với khu vực nơng thơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn 40 – 50%; không quy hoạch được các bãi rác tập trung, không có bãi rác cơng cộng; khoảng 60% thơn, xã có tổ chức thu gom định kỳ, trên 40% có tổ thu gom rác tự quản; chất thải chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: hầm Biogas, phân compost, làm thức ăn tận dụng nuôi thuỷ sản; khoảng 19% chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Với kết quả điều tra thống kê như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.

24

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở huyện Điện Bàn [8]

1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý 1.2.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, nằm về phía bắc của tỉnh, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía nam và cách thành phố Tam Kỳ 45 km về phía bắc.

- Phía bắc: giáp thành phố Đà Nẵng. - Phía nam: giáp huyện Duy Xuyên.

- Phía đơng: giáp biển Đơng và đơng nam giáp thành phố Hội An. - Phía tây: giáp huyện Đại Lộc.

1.2.1.2. Diện tích

Tổng diện tích 214,71 km2.

- Nội thị: 212,66 km2, chiếm 99,05% tổng diện tích đất tự nhiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 27)