Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ năm 2010 – 2012

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 27)

(ĐVT: 0C)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cả năm 23,4 23,6 24,3 Tháng 1 19,1 18,3 19,5 Tháng 2 18,3 19,5 20,8 Tháng 3 24,1 22,5 23,2 Tháng 4 25,1 24,6 25,5 Tháng 5 28,4 26,2 27,2 Tháng 6 27,0 29,0 28,0 Tháng 7 28,5 30,0 29,0 Tháng 8 26,9 29,2 27,9 Tháng 9 24,7 25,7 25,5 Tháng 10 23,5 22,2 23,8 Tháng 11 21,7 18,9 21,4 Tháng 12 20,5 17,0 20,0

Bảng 2. Lượng mưa các tháng trong năm từ năm 2010-2012 (ĐVT: mm)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cả năm 2.619 2.685 2.599 Tháng 1 171 164 149 Tháng 2 54 46 27 Tháng 3 78 15 25 Tháng 4 54 37 28 Tháng 5 196 82 40 Tháng 6 91 69 23 Tháng 7 35 28 87 Tháng 8 34 83 77 Tháng 9 321 897 456 Tháng 10 785 787 632 Tháng 11 513 268 982 Tháng 12 287 209 73

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nông Sơn) 1.5.1.4 Thủy văn

Nước trên mặt: Hệ thống sông lớn nhất là sông Thu Bồn: từ hai nhánh sông Nước Trong và sông Tranh hợp lại chảy theo hướng Bắc qua vùng núi phía Tây của huyện. Đoạn qua huyện dài 32km, độ dốc lớn, nhiều ghềnh cao, lòng sơng trung bình 150m, lưu lượng trung bình 200m2/s. Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của Việt Nam với tổng diện tích lưu vực khoảng 10.500 km2. Nông Sơn là thượng nguồn sông Thu bồn với chế độ nước khá phức tạp. Mùa lũ bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII với lượng dòng chảy chiếm vào khoảng 65% lượng dòng chảy cả năm. Lượng dòng chảy lớn nhất thường xuất hiện vào tháng X hay tháng XI. Mùa cạn bắt đầu vào tháng II và kết thúc vào tháng VIII và thường chiếm khoảng 2% lượng dòng chảy cả năm. Ngồi ra cịn có suối nước nóng Tây Viên ở xã Quế Lộc cũng có giá trị lớn về mặt du lịch, đặc biệt nó cịn có tác dụng chữa bệnh. Do huyện Nơng Sơn có dạng địa hình đặc trưng của trung du miền núi chủ yếu là địa hình đồi núi, sơng ngịi nhỏ hẹp, dốc.

Ngồi sơng Thu Bồn kể trên, địa bàn huyện cịn có nhiều khe suối: khe Diên (dài 28Km), Chín Khúc (dài 10Km), Khe Le (17Km), khe Sé (10km), hồ Trung Lộc (Quế Trung), Hồ Phước Bình (Sơn Viên), Hồ Hóc Hạ…Khả năng vận chuyển đường thuỷ chỉ có sơng Thu Bồn. Ngồi chức năng vận chuyển các sơng suối cịn cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất nơng nghiệp, bên cạnh đó cũng có

tiềm năng thủy điện: thủy điện Khe Diên và đang khảo sát xây dựng thủy điện Tầm Phục.

Nguồn nước mặt trên các sông suối là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và các ngành nghề kinh tế khác cũng như dân sinh. Lưu lượng nước không ổn định phụ thuộc vào theo mùa nên trong quá trình khai thác cần đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững đảm bảo nguồn nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nước sạch,…

Nguồn nước ngầm: hiện nay chưa có báo cáo thăm dị trữ lượng nước trong lòng đất, theo khảo sát thực tế tại các địa phương, mực nước ngầm ở độ sâu trung bình khoảng 7-11m, thay đổi theo địa hình. Nguồn nước này khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân chưa hiệu quả, một số nơi như xã Quế Trung người dân dùng nước sinh hoạt tự chảy qua hệ thống bể lọc.

Tài nguyên nước có tác động lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân, cũng như nền sản xuất nông nghiệp và hiện nay huyện Nơng Sơn đang có những dự án nhằm khai thác nguồn tài nguyên nước này một cách triệt để để phục vụ cho phát triển du lịch. Do đó, cần bảo vệ tốt nguồn nước mặt và nước ngầm bằng cách nâng cao độ che phủ thực vật, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn, đồng thời quy hoạch khai thác nguồn nước ngầm một cách hợp lý.

1.5.1.5 Thổ nhưỡng

Theo bản đồ đất được thành lập năm 1978 của Quế Sơn cũ do Viện quy hoạch của Bộ Nông nghiệp thành lập, huyện Nông Sơn có các loại đất sau:

- Đất phù sa sông được bồi hằng năm (Pb): Có diện tích khoảng 1.150ha, chiếm 2,51% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc sông Thu Bồn thuộc các xã Quế lâm, Quế Trung, Quế Phước, Sơn Viên. Đất được bồi hàng năm phần cơ giới của đất từ cát pha đến thịt nhẹ.

- Đất phù sa glây (Pg): Loại đất này phân bố xa sơng, địa hình thấp có đọng nước nhiều tháng trong năm, tầng đất mặt màu xám nâu đến xám đen. Diện tích khoảng 648ha, chiếm 1,42% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã Quế Lộc, Quế Trung, Quế Lâm, Sơn Viên .

- Đất xám trên đá lũ tích (XH): loại đất này có diện tích ít khoảng 257ha, chiếm 0,54% phân bố các xã Quế Lộc, Sơn Viên.

- Đất nâu tím trên đá biến chất (Fs): Loại đất này phân bổ chủ yếu ở xã Phước Ninh, diện tích khoảng 225ha, chiếm 0,49 ha so với diện tích tự nhiên. Đất phân bố ở dạng địa hình có độ dốc tập trung từ 15-250, màu sắc chủ yếu đỏ vàng.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sa (Fs(ZI)): Phân bố phần lớn ở hai xã Quế Trung và Quế Phước, diện tích khoảng 178ha, chiếm 0,39%.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs(ZI): Diện tích khoảng 1064ha, chiếm 4,34% phân bố ở các xã Quế Lâm và Quế Ninh, chiếm 2,32% diện tích tồn huyện. - Đất đỏ vàng trên đá gơnai (Fs(┴)): Diện tích này khoảng 1973ha, chiếm 4,31%, phân bố ở các xã Quế Lâm, Phước Ninh.

- Đất đỏ trên đá mắc ma axit (Fa(┴)): Loại đất này chiếm 37,35% diện tích trên địa bàn huyện, với diện tích khoảng 17.101,94ha phân bố tập trung ở các xã Quế Lâm, Phước Ninh. Đất hình thành trên sản phẩm tàn tích granit, ở vùng đồi núi cao. Phần lớn đất có đá lộ đầu tập trung thành cụm.

- Đất đỏ vàng trên sa thạch (Fq(II)): Diện tích khoảng 14.596ha, chiếm 31,87% diện tích tự nhiên phân bố ở các Quế Lâm, Quế Ninh, Phước Ninh,..

- Đất đỏ vàng trên dăm cuội kết (Fq(W)): Diện tích khoảng 7544ha, chiếm 16,47%, tập trung chủ yếu ở các xã Quế Ninh, Phước Ninh, Quế Trung, Quế Phước.

- Đất đỏ vàng trên đá phù sa cỗ(Fq(H)): Diện tích loại đất này khoảng 469ha, chiếm 1,02%, phân bố ở hai xã Quế Trung và Quế Lộc.

- Đất mùn vàng nhạt trên sa thạch (Fq(II)): Phân bố ở xã Phước Ninh với diện tích khoảng 173ha, chiếm 0,38% diện tích tự nhiên.

- Đất tụ dốc (D): Diện tích khoảng 269ha, chiếm 0,569% diện tích tồn huyện, phân bố ở các xã Quế Ninh, Quế Trung, Quế Lộc. Đất được hình thành từ sản phẩm tích đọng của q trình bào mịn vùng cao xuống vùng trũng.

1.5.1.6 Hệ động, thực vật

Do điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, nên lớp phủ thực vật phát triển mạnh mẽ. Rừng Quảng Nam nói chung, Nơng Sơn nói riêng thuộc loại rừng nhiệt đới thường xanh, hỗn giao của nhiều loại thực vật là nơi giao lưu của 2 luồng thực vật Bắc-Nam với nhiều chủng loại: kiền kiền,sáo đen, chò nâu và lim xanh…. Theo số liệu kiểm kê 2010, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 39.717,68 ha, chiếm 86,73% tổng diện tích tự nhiên, có khả năng phát triển cây công nghiệp và cây nguyên liệu như cao su, cây keo lai, phát triển kinh tế vườn và kinh tế trang trại.. Một số khu vực rừng còn tương đối nguyên vẹn, nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như kiền kiên, chị, sơn đào,... có vị trí quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, ở đây có hệ động vật rừng gồm nhiều chủng loại như : rùa, chim, chà vá chân xám, voi,…

1.5.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.5.2.1 Đặc điểm kinh tế 1.5.2.1 Đặc điểm kinh tế

a. Tốc độ phát triển chung: Theo niên giám thống kê 2012 của huyện Nông

Sơn tổng giá trị sản xuất là 445,8 tỷ đồng, đạt 112,9% kế hoạch, tăng 27,6% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp đạt 169 tỷ đồng, đạt

112,9% kế hoạch, tăng 51,2% so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là 169 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất thương mại-dịch vụ (TM-DV) là 113,8 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Kinh tế của huyện có những tăng trưởng đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2010 cơ cấu kinh tế : Nông-lâm nghiệp 53,7% ; CN-TTCN 33,7%, TMDV 12,6%. Năm 2011 cơ cấu kinh tế : Nông lâm nghiệp 53% ; CN-TTCN 33,8%, TM-DV 13,2%. Năm 2012 cơ cấu kinh tế : Nông lâm nghiệp 50% ; CN-TTCN 34,7%, TMDV 15,3%.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước được đầu tư xây dựng như : Trung tâm cụm xã Sơn Viên, Phước Ninh, Khu trung tâm huyện Nông Sơn. Đã tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và diện mạo trung tâm huyện. Trong những năm qua tổng vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện huy động ước đạt 512.680 triệu.

Tuy vậy, mức tăng trưởng chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành còn chậm, sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng sản phẩm không đáng kể, chưa mang tính hàng hóa thị trường, các phương thức sản xuất mới, những mơ hình sản suất nông lâm nghiệp hiệu quả cao chưa nhiều; hạ tầng kỹ thuật xã hội, cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn.

b. Cơ cấu kinh tế:

Bảng 3. Cơ cấu ngành qua các năm (2010-2012)

TT Cơ cấu ngành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

01 Nông-Lâm

nghiệp

53,7% 53% 50%

02 CN-TTCN 33,7% 33,8% 34,7%

03 TM-DV 12,6% 13,2% 15,3%

( Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nông Sơn)

b1. Khu vực kinh tế nông-lâm nghiệp: Sản xuất nông-lâm nghiệp các năm qua tăng

trưởng đáng kể, giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp đạt 112,9% KH, tăng 51,2% so với cùng kì. Tổng giá trị trong 3 năm đạt được 402,61 tỷ đồng (trong đó năm 2010 : 102,61 tỷ đồng, năm 2011 : 131 tỷ đồng, năm 2012 : 169 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Bảng 4. Tổng diện tích và cơ cấu một số cây lương thực chính của huyện Nơng Sơn Năm Loại 2011 2012 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa 2111,8 41,4 8743 2109,42 42 8824 Ngô 728 45 3276 810,5 45,5 3687 Lạc 278,2 12,7 353,3 290,3 12 341 Khoai Lang 89 0,9 75,5 67,5 81 550 Rau các loại 156 8 1248 88 90 792 Đậu các loại 310 12 3720 366 12 439,2

( Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nông Sơn)

Trong sản xuất nơng nghiệp có sự chuyển đổi hiệu quả về cơ cấu cây trồng con vật nuôi, mùa vụ, diện tích gieo trồng tăng qua các năm (Năm 2011 là 2287,33ha, năm 2012: 2355,49ha). Sản lượng lương thực có hạt năm 2012 đạt 13.059,4 tấn và tăng so với năm 2011 là 12%. Bình quân lương thực đầu người năm 2010: 413kg/người/năm.

Trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp chuyển biến tích cực, giai đoạn đến cần đầu tư hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp như tăng cường công tác quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đất đai, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất phát triển thủy lợi nhằm đảm bảo thu nhập cũng như ổn định nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân.

* Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc toàn huyện là 74.186 con, tập trung nhiều ở các xã Quế Trung, Quế Ninh đàn gia cầm là 63.627 con. Quy mô hầu hết là hộ gia đình, chăn ni theo hình thức trang trại chưa phát triển. Tập quán chăn nuôi của người dân chủ yếu là thả rông do vậy hiệu quả chưa cao, việc đầu tư con giống, phòng ngừa dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

Ngành ni trồng thủy sản trên địa bàn hyện trong những năm gần đây khơng có thay đổi lớn. Diện tích ni trường thủy sản năm 2012 là 0,23ha ở xã Quế

Trung, chủ yếu nuôi cá nước ngọt. Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2012 là 95 triệu đồng.

Nhìn chung ngành nơng nghiệp của huyện đang trên đà phát triển. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi có hiệu quả, việc triển khai các giống có chất lượng cao, đầu tư thâm canh của nhân dân chưa kịp thời.

Bảng 5. Một số vật nuôi chủ yếu của huyện Nông Sơn

Năm Vật nuôi 2011 2012 Con % Con % Trâu 2807 3,93 2172 2,92 Bò 3668 5,15 3514 4,74 Lợn 8875 12,44 7673 10,34 Gà, vịt 55870 78,31 60.755 81,9 Dê 122 0,17 72 0,1 Tổng 71.342 100 74.186 100

( Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nông Sơn)

* Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 39.717,68 ha. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 6.923 triệu đồng. Trong những năm qua huyện đã triển khai thực hiện trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh được khoảng 900ha, thực hiện hiệu quả chương trình trồng rừng theo dự án, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng nâng cao độ che phủ rừng hiện nay trên 55%. (Theo niên giám thống kê

huyện Nông Sơn và báo cáo kinh tế xã hội 05 năm 2008-2012 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2013-2017).

Nhìn chung, lâm nghiệp phát triển mạnh, đã phối hợp với các ngành chức năng thực hiện hiệu quả chương trình giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình quản lý bảo vệ, sản xuất.Tuy vậy, trong sản xuất nông lâm nghiệp có những hạn chế nhất định; kinh tế vườn nhà, vườn đồi và các mơ hình nơng lâm kết hợp phát triển còn nhỏ lẻ, manh mún, giá trị sản xuất còn thấp.

Bảng 6. Diện tích rừng năm 2012 TT Loại rừng Diện tích TT Loại rừng Diện tích (ha) So với Tổng diện tích tự nhiên (%) 1 Đất rừng sản xuất 7.474,93 16,32 2 Đất rừng phòng hộ 13.649,95 29,81 3 Đất rừng đặc dụng 18.592,8 40,60

( Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nông Sơn)

b2. Khu vực kinh tế CN-TTCN

Trong 03 năm qua ngành CN-TTCN có nhiều khởi sắc, từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn có 282 cơ sở sản xuất CN-TTCN, tăng 28 cơ sở so với năm 2008, với các sản phẩm như sản xuất trầm cảnh, may mặc, mộc, cơ khí, chủ yếu mơ hình hộ gia đình. Các hoạt động khuyến công như đào tạo nghề, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, xúc tiến kêu gọi đầu tư, tham gia hội chợ nhằm quảng bá thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường ngày một phát huy. Tổ chức khảo sát các làng nghề, ngành nghề, lập dự án phát triển trong thời gian đến.

Nông Sơn là huyện miền núi nên quá trình phát triển CN-TTCN gặp khó khăn, quy mơ đầu tư cịn nhỏ lẻ. Trong giai đoạn đến cần khai thác và phát triển một cách hiệu quả góp phần tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

b3. Khu vực kinh tế TM-DV

Hoạt động TM-DV của huyện trong những năm qua có nhiều chuyển biến

tích cực, nhiều loại hình dịch vụ được hình thành; số lượng, chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Giá trị thương mại và dịch vụ năm 2010 đạt 25 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2009. Trên địa bàn huyện có 4 chợ, trong đó chợ Trung Phước là chợ đầu mới của huyện.Tồn huyện có 761 cơ sở dinh doanh thương mại – dịch vụ, khách sạn nhà hàng và 880 người lao động trong lĩnh vực này. Thành lập Ban quản lý các chợ nhằm củng cố hoạt động đi vào nề nếp, quản lý, nâng cao cảnh giác phòng chống cháy nổ, trộm cắp và đảm bảo an tồn giao thơng tại các khu vực chợ. Triển khai công tác quy hoạch Cụm Công nghiệp-Thương mại-Dịch vụ Nông Sơn tạo điều kiện phát triển cơ sở sản xuất CN-TTCN, Thương mại, Dịch vụ trên địa bàn huyện. Thị trường bước đầu được mở rộng phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn, góp phần lưu thơng hàng hóa, ổn định kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)