Tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Nông Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 39)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Nông Sơn

2.2.1 Tài nguyên địa hình, địa mạo

2.2.1.1 Đèo Le

Được xem là con đường đèo dài và đẹp nhất tỉnh Quảng Nam. Đèo Le có chiều dài hơn 7 km, với độ cao 945m so với mực nước biển. Đèo Le là ranh giới giữa hai huyện Quế Sơn và Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam; cách quốc lộ 1A (ngã ba Hương An) khoảng 30km về phía tây theo tỉnh lộ 611.

Tên gọi Đèo Le không ai biết chính xác là có từ bao giờ và do ai đặt nhưng lại có nhiều giả thuyết cho tên gọi ấy. Có người cho rằng đó là cách nói lái âm trở lại tên của một người Pháp là De Larie – người đã có công khám phá và khai thông con đèo. Còn theo cách nghĩ của người dân bình thường thì “Đèo Le” ở đây có nghĩa là đường đèo hiểm trở, dài, dốc cao, hố sâu, đá lởm chởm, nên khi đi qua đèo ai cũng “le lưỡi mà thở”. Nhà thơ Lương Trọng Minh, người gốc Quế Châu có cách nói ngộ nghĩnh mà thực tế “đèo Le là đè leo”, tức là phải đè đất đá, xe đạp, quăng gánh xuống mà leo lên, tóm lại tên gọi Đèo le mang đầy tính trực cảm.

Con đường Đèo le khai thông vào mùa hè từ năm 1937 đến năm 1939. Suốt 2 năm đó nhân dân tổng Trung Lộc đã vận động đóng góp cộng thêm với quỹ công ích để mở lớn, hạ dốc đường Đèo Le, lập bia ghi nhớ bằng chữ Hán, do chính tay cụ phó bảng Nguyễn Đình Hiến soạn. Bia có 3 tấm, dự định dựng trên đỉnh Đèo Le vào năm 1945, nhưng công việc chưa kịp tiến hành thì Cách Mạng Tháng Tám nổ ra và do phải tập trung tất cả cho kháng chiến nên việc dựng bia bị bỏ dở.

Qua con đường Đèo le thật hiển trở, về phía Tây Lộc (tức Trung Lộc Tây, vì ngày xưa vùng đất này có tên gọi chung là Tổng Trung Lộc gồm Trung Lộc Đông và Trung Lộc Tây) thông với đường sông Thu Bồn và giáp với miền thượng du, chung quanh đều là núi cao, tạo thành một bức tường thành trời định. Trước đây người dân qua lại Tổng Trung Lộc đều than thở do đường hiển trở, đất đá lởm chởm, bùn lầy. Năm 1993, từ khi nguồn kinh phí nhà nước tài trợ và do nhân dân cùng đóng góp, UBND huyện Quế Sơn đã chi ra gần 6,5 tỷ đồng để tiếp tục hạ dốc, mở rộng đường tráng nhựa, xây dựng hệ thống thoát nước cho hơn 7 km đường Đèo Le.

Qua Đèo le hôm nay, bạn có thể dùng ôtô, honda, xe đạp…một cách dễ dàng. Ấn tượng của du khách khi đến Đèo Le là nơi đây còn hoang sơ với cây xanh, suối nước róc rách, hồ tắm thoáng đãng, không khí trong lành. Trên đỉnh đèo có suối Nước Mát, một đặc ân mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Tại đây, cái mát của suối từ tận Hòn Tàu đổ về, cộng với cái mát hội tụ gió trời, từ hai sườn núi Bàn Thùng và Hòn Tàu sẽ làm cho du khách tan đi những mệt mỏi khi qua đèo. Du khách lội bộ lên đầu nguồn suối Mát ở đỉnh đèo để thỏa sức ngắm cảnh. Đứng ở đây có thể nhìn bao quát cả khu vực rộng lớn phía dưới được bao phủ bởi màu xanh đẹp như tranh, không chỉ tận hưởng không khí trong veo, gió mát lành mà còn chiêm ngưỡng cả một không gian rộng lớn, thơ mộng bên dưới. Từ đỉnh đèo Le nhìn xuống đập nước Hồ Giang, các xã Quế Long, Quế Phong du khách có thể nhìn thấy một góc quê tuyệt vời, ẩn hiện trong lớp mây trắng, sương mờ với những con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, những cánh đồng lúa vàng ươm.

Là vùng đất hoang dã, nhờ bàn tay con người, nơi đây trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Đó là hàng trăm bậc tam cấp bằng đá được xây thành hai đường về hai phía đi lên hồ tắm và đầu nguồn suối Mát. Đó là những tảng đá lớn với hình khối khác nhau được sắp xếp thật tự nhiên và đẹp mắt. Đó là hồ tắm nhân tạo rộng và độc đáo; những nhà hàng, quán bar, nhà nghỉ được xây dựng bên suối thấp thoáng trong bóng mát cây xanh.

Sau khi lội bộ, tắm mát, nghỉ ngơi, du khách sẽ thưởng thức những món ăn ngon nơi đây mà đặc sản là món gà Đèo Le, thú vị nhất là để gà nguyên con, thực khách tự tay xé, chấm muối tiêu ớt cùng rau răm, nhâm nhi với ly rượu Quế Trung (một đặc sản của vùng đất Nông Sơn). Thương hiệu gà Đèo Le đã vượt qua ranh giới huyện miền núi Nông Sơn, được nhiều nhà hàng vùng xuôi và thành phố lớn tìm mua, quảng bá, lôi cuốn thực khách.

2.2.1.2 Hòn Kẽm Đá Dừng

Thắng cảnh Hòn Kẽm Đá Dừng nằm tại thượng nguồn sông Thu Bồn là ranh giới của huyện Hiệp Đức và Nông Sơn, thuộc thôn Tứ Nhũ của xã Quế Lâm đến với

điểm du lịch này du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh hùng vĩ của sông núi và hệ sinh thái đa dạng với các loại chim và đặc biệt là loài khỉ.

Đến giữa 2 xã Quế Lâm (huyện Nông Sơn) và xã Hiệp Hòa (huyện Hiệp Đức), hai bên bờ sông là những vách đá dựng đứng màu kẽm và nhiều bờ đá có tên gọi như: đá Bàn, đá Mài, mõm Ngựa, nước Mắt, vách núi Khe Nghiêng, hình thù kỳ dị, liêu xiêu, cây dại xen dày, khỉ sống thành đàn trong núi kéo ra tắm sông, đùa giỡn nhau chí chóe.

Không chỉ là danh thắng hữu tình mà nơi đây từng là căn cứ nghĩa hội phong trào Duy Tân của nhà yêu nước Nguyễn Duy Hiệu, là chiến khu Hoàng Văn Thụ của cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, nơi mang những dấu ấn lịch sử. Hòn Kẽm Đá Dừng thực sự lôi cuốn những ai muốn gần gũi với cảnh vật thiên nhiên.

Hòn Kẽm Đá Dừng cũng chứa đầy truyền thuyết như con sông Thu Bồn. Ngày xưa nới này có tên là sông Thiêng, từ Hòn Kẽm xuôi về biển Cửa Đại dọc theo dòng sông có khoảng trên dưới vài chục nơi thờ cúng Thiên Y A Na, nữ thần của Chămpa, ngay khúc sông này có phiến đá nặng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống sông Thu Bồn, mang những dòng chữ Chăm khắc chạm tỉ mỉ.

Có nhiều cách đến với Hòn Kẽm. Nếu du khách đang tham quan di tích Mỹ Sơn, có thể vượt qua đèo Phường Rạnh 18km, đi đến Trung Phước. Hoặc từ ngã 3 Hương An trên quốc lộ 1A, rẽ theo đường ĐT611 đi lên Đèo Le, dừng ở đây để thường thức đặc sản gà tre nổi tiếng rồi lên Trung Phước. Sau đó ngồi thuyền khoảng 2h thì đến Hòn Kẽm-Đá Dừng. Du khách có thể đi bằng thuyền từ Hội An qua Vĩnh Điện đi lên, ghé thăm Thánh Địa Mỹ Sơn, rồi tiếp tục dong thuyền đi lên Hòn Kẽm-Đá Dừng. Đi chơi Hòn Kẽm-Đá Dừng, nếu ưa cảm giác mới lạ thì nên ở lại đêm nơi đây, nhất là vào những đêm trăng, mới cảm nhận hết sự kì thú của địa danh này. Không chỉ thu hút du khách bởi cảnh quan sông núi hữu tình, nơi dây còn hấp dẫp du khách bởi những dòng chữ Chăm cổ khắc trên những phiến đá lớn. Đứng ở thung lũng Hòn Kẽm Đá Dừng, nơi dòng Thu Bồn thắt lại lần cuối cùng ở vùng thượng lưu rồi buông mình chảy qua biết bao bờ bãi về xuôi cạnh những ngôi làng Hiệp Hòa, Hiệp Thuận (Hiệp Đức) còn yên bình hơn cả phía thượng nguồn này, cảm xúc của du khách sẽ trải nhiều cung bậc. Vì thế địa danh này rất có giá trị với những tour du lịch sinh thái kết hợp với tham quan nghiên cứu, từ Đà Nẵng nếu đến Hòn Kẽm du khách có thể kết hợp cả làng Đại Bình vào thành một chuyến về với thôn quê dân dã..

2.2.1.3 Mỏ than Nông Sơn

Thuộc địa phận xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, với diện tích khoảng 2,7km2, mỏ than Nông Sơn được coi là mỏ than lớn nhất miền Nam với cấu trúc chung là một nếp lỏm, các đá chịu ảnh hưởng của hai tuyến đứt gãy lớn và bị biến chất nhẹ.

Than Nông Sơn chủ yếu là than antraxit, cấu tạo khối rắn chắc, phân lớp dày, đôi khi có cấu tạo dãi, các lớp kẹp chủ yếu là cát hạt mịn đến vừa, bột kết, sét than; trong lớp sét than, than còn bảo tồn những di tích hóa thạch rõ nét, chủ yếu là hóa thạch dương xĩ, thực vật thân đốt và động vật chân rìu.

Trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đã được khai thác hơn 100 năm nay. Mỏ than này được người Hoa và người Pháp khai thác vào đầu thế kỉ XX với phương tiện thô sơ. Sau khi thống nhất đất nước, chính quyền mới tiếp quản mỏ than và tiếp tục khai thác. Từ một xí nghiệp than nhỏ bé, gặp không ít khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư trang thiết bị, tăng cường công tác quản lý và tổ chức chặt chẽ, mỏ than dần dần phát triển. Từ tháng 5/2007, Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam đã thành lập Công ty Cổ phần than-điện Nông Sơn để quản lý sản xuất kinh doanh than và đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Nông Sơn. Đến với mỏ than Nông Sơn du khách có thể tham quan tìm hiểu lịch sử khai thác, sản xuất than và quá trình vận chuyển than từ mỏ ra nhà máy nhiệt điện bên ngoài để sản xuất điện, sẽ có dịp hiểu hơn về công việc nặng nhọc mà người công nhân khai mỏ đã làm trong hơn 100 năm qua. Mỏ than Nông Sơn thích hợp cho việc tham quan, học tập nghiên cứu, khảo sát.

2.2.2 Tài nguyên thủy văn

2.2.2.1 Suối nước nóng Tây Viên

Suối nước nóng Tây Viên thuộc thôn Phước Bình, xã Sơn Viên, cách quần thể khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên) khoảng 3km theo đường chim bay về hướng tây. Từ thị trấn Đông Phú (Quế Sơn) đi về Trung Phước, vừa qua khỏi Đèo Le ngoạn mục, trên một cánh đồng nhỏ thuộc xã Sơn Viên, du khách sẽ bắt gặp suối nước nóng Tây Viên. Mạch nguồn nước khoáng Tây Viên là mạch nước ngầm xuất phát từ dãy núi Hòn Tàu, có trữ lượng lớn và luôn ổn định. Cũng như sự phân cấp ở các suối khoáng nóng khác, suối nước nóng Tây Viên có hẳn hai dòng nóng (nhiệt độ khoảng 80ºC) và lạnh chảy song song mà người dân nơi đây quen gọi là suối Ông và suối Bà, xuất phát từ quan niệm mẫu hệ trước đây.

Tên gọi Tây Viên, theo cách giải thích nôm na của người dân địa phương, gắn liền với vườn thảo dược ở phía tây huyện Quế Sơn, núi non tại đây có nhiều trầm hương, thảo mộc quý hiếm. Cũng có giả thuyết cho rằng Tây Viên là hoa viên

tiên cảnh của thiên nhiên nằm ở phía tây, bởi cảnh vật thơ mộng không khác chốn bồng lai.

Vào buổi sáng sớm, chiều tối hay mùa đông, khi nhiệt độ hạ thấp, nước suối càng bốc hơi nhiều hơn, tạo trên mặt suối một màn khói mỏng và nhẹ. Xung quanh suối, những đồng ruộng trải dài bao bọc, những xóm làng ẩn hiện sau những rặng tre, vườn tược… Cảnh vật nơi đây vì thế cũng trở nên yên bình lạ thường. Mùa đông lạnh, người dân trong vùng đổ về dọc những mương nước có suối nước nóng chảy qua. Họ tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng bằng cách ngâm mình xuống dòng nước này, đây cũng là một cách tập luyện và dưỡng sinh rất tốt cho sức khỏe con người, nó có thể chữa được những bệnh như phong thấp, những bệnh liên quan đến khớp, phong ngứa,…vì trong nước chứa nhiều khoáng chất quý như: canxi, kali, lưu huỳnh, sắt... và nhiều khoáng chất khác.

Tây Viên thích hợp cho du khách ngâm mình trong nước nóng, tắm bùn, thư giãn, chữa bệnh. Với hàm lượng khoáng chất lý tưởng và cảnh quan thiên nhiên hữu tình, Tây Viên là điểm du lịch kỳ thú của huyện Nông Sơn, một điểm tham quan, dừng chân nghỉ ngơi khá lý tưởng, đặc biệt với những người cao tuổi.

Từ Tây Viên, du khách có thể đi bộ hoặc dùng xe đạp địa hình men theo những lối mòn, xuyên qua các dãy núi để đến thăm khu đền tháp Mỹ Sơn - Di sản văn hoá thế giới.

2.2.2.2 Sông Thu Bồn

Sông Thu Bồn với diện tích lưu vực rộng 10.500 km2, dài 198 km, là một trong những sông nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh cao hơn 2500m, thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa, Tam Quang, huyện Núi Thành. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sông lớn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và tâm hồn người Quảng. Phần lớn diện tích lưu vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thượng nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi. Sông Thu Bồn là dòng chính của hệ thống sông cùng tên. Phần thượng nguồn của sông còn được gọi với một cái tên khác là sông Tranh. sông chảy theo hướng Nam- Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Quế Sơn.

Trên địa phận Nông Sơn, dòng sông Thu uốn mình, len lỏi chảy qua những dãy núi trùng điệp. Ngồi trên thuyền xuôi ngược sông Thu Bồn giữa các miền quê

Nông Sơn, du khách có thể ngắm nhìn và cảm nhận những nét đẹp thiên nhiên hoang sơ nơi thượng nguồn của dòng sông lớn nhất xứ Quảng. Dọc hai bên bờ sông là những rặng tre um tùm, những làng quê nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm - ươm tơ dệt lụa, với những bãi bắp, biển dâu, những hàng tre rợp bóng đôi bờ, những làng vạn đò ven sông tấp nập, những danh thắng nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, mỏ than Nông Sơn, làng cây trái Đại Bường...

Còn gì bình yên và nhẹ nhàng hơn khi dạo trên sông mà bắt gặp được những hình ảnh như thế. Với vẻ đẹp mộng mơ trữ tình, dòng sông Thu đã làm say đắm biết bao tấm lòng thi sĩ và đi vào thơ ca một cách dịu dàng như hình ảnh một người thiếu nữ, để lại những ấn tượng sâu sắc cho những ai một lần ghé thăm.

Một ngày chèo thuyền trên sông sẽ cho du khách cảm nhận những nét đẹp rất riêng của dòng sông xứ Quảng, ánh nắng lấp lánh phản chiếu tạo nên những màu sắc rất đẹp, những vó lưới tung xuống và cất lên trong niềm hoan hởi của ngư dân, những nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ, những lời xã giao thân mật của vùng đất mến khách “hội thuỷ, hội nhân, hội văn hoá”. Không ồn ã, nhộn nhịp như thị thành nhưng trầm lắng để rồi lắng đọng những cảm xúc trong lòng những du khách.

Mỗi dòng sông sông có một triết lí riêng của mình, sông thu Bồn cũng vậy. Triết lí của nó là sự giao hoà của sóng nýớc, bờ bãi, non núi, cuả một con đò, của mỗi mái chèo và của mỗi con người. Với triết lí ấy, Thu Bồn đã giữ được vẻ đẹp hiền hoà xanh thẳm của mình. Để rồi trải qua bao sóng gió, Thu Bồn vẫn là giải lụa mềm, vắt từ điệp trùng Trường Sơn qua châu thổ và ra biển và là tiếng hát dòng sông cùng với những nụ cười giản dị mà thân mật.

2.2.2.3 Thủy điện Khe Diên

Nhà máy thủy điện Khe Diên được xây dựng tại xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam gồm có 2 tổ máy với tổng công suất là 9MW, điện lượng bình quân khoảng 40 triệu kwh/năm, tổng giá trị đầu tư khoảng gần 200 tỷ đồng.

Công trình thủy điện nằm trên một ngọn đồi cao, bên những hồ nước xanh biếc, những dòng suối đá, những cánh rừng thơ mộng, với tổng diện tích trên 200 ha.

Sau một thời gian xây dựng, tổ máy số 1 đã chạy thử hòa vào hệ thống điện quốc gia vào lúc 9h ngày 16/5/2007. Tổ máy thứ 2 đang tiếp tục và sẽ hoàn thành

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)