CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Nông Sơn
2.2.1.3 Mỏ than Nông Sơn
Thuộc địa phận xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, với diện tích khoảng 2,7km2, mỏ than Nông Sơn được coi là mỏ than lớn nhất miền Nam với cấu trúc chung là một nếp lỏm, các đá chịu ảnh hưởng của hai tuyến đứt gãy lớn và bị biến chất nhẹ.
Than Nông Sơn chủ yếu là than antraxit, cấu tạo khối rắn chắc, phân lớp dày, đơi khi có cấu tạo dãi, các lớp kẹp chủ yếu là cát hạt mịn đến vừa, bột kết, sét than; trong lớp sét than, than còn bảo tồn những di tích hóa thạch rõ nét, chủ yếu là hóa thạch dương xĩ, thực vật thân đốt và động vật chân rìu.
Trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đã được khai thác hơn 100 năm nay. Mỏ than này được người Hoa và người Pháp khai thác vào đầu thế kỉ XX với phương tiện thô sơ. Sau khi thống nhất đất nước, chính quyền mới tiếp quản mỏ than và tiếp tục khai thác. Từ một xí nghiệp than nhỏ bé, gặp khơng ít khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư trang thiết bị, tăng cường công tác quản lý và tổ chức chặt chẽ, mỏ than dần dần phát triển. Từ tháng 5/2007, Tập đồn Cơng nghiệp than khoáng sản Việt Nam đã thành lập Công ty Cổ phần than-điện Nông Sơn để quản lý sản xuất kinh doanh than và đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Nông Sơn. Đến với mỏ than Nơng Sơn du khách có thể tham quan tìm hiểu lịch sử khai thác, sản xuất than và quá trình vận chuyển than từ mỏ ra nhà máy nhiệt điện bên ngoài để sản xuất điện, sẽ có dịp hiểu hơn về công việc nặng nhọc mà người công nhân khai mỏ đã làm trong hơn 100 năm qua. Mỏ than Nơng Sơn thích hợp cho việc tham quan, học tập nghiên cứu, khảo sát.