Trái cây làng Đại Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Nông Sơn

2.2.3.1 Trái cây làng Đại Bình

Cùng với Hòn Kẽm Đá Dừng, huyện Nông Sơn cịn sở hữu ngơi làng độc đáo được mệnh danh là "làng Nam Bộ" ở miền Trung hay “Đà Lạt con” bởi khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ. Đó là làng miệt vườn cây trái Đại Bình, thuộc xã Quế Trung. Ðại Bình trải dài chừng 4 km phía hữu ngạn sơng Thu Bồn (cách Hội An khoảng 25 km về hướng tây) có diện tích 120 ha; dân số có 322 hộ, 1.400 khẩu, chủ yếu sống bằng nghề làm vườn... Phù sa sông đã sinh nở ra làng quê này, nằm biệt lập và yên tĩnh. Đối sánh với làng qua dịng sơng là khu trung tâm của huyện Nông Sơn, khu chợ Trung Phước. Một bên ồn ã buôn bán, một bên cô lặng tịch nhiên, đấy là hai mặt trong tính cách con sơng. Người Đại Bình đi lại, làm ăn sinh sống, học hành…ngồi làng mình đều phải qua sơng bằng đị. Điều ấy cũng làm thành một nét trữ tình, thi vị riêng của làng quê này.

Đặc điểm khiến Đại Bình trở nên riêng biệt là khơng gian vườn tược. Người đi trên sông hoặc đứng bên bờ kia dễ dàng nhận ra màu xanh riêng của nó. Những bậc đá dọc sơng, những lối mòn nhỏ dẫn vào làng đôi khi như một lời mời mọc. Đường làng Đại Bình vơ cùng sạch sẽ, có hàng rào chè xanh tơ điểm, nhìn qua như tất cả mọi nhà chỉ chung một thứ hàng rào như thế. Mọi người đến đây không ai không ngạc nhiên trước vẻ đẹp và sự phong phú của trái cây trong làng.

Hơn 300 ngơi nhà của ngơi làng thì nhà nào cũng có những loại cây trái đặc biệt. Ngồi những loại thơng thường như mít, ổi, chanh, thơm…thì làng cịn có cả xồi, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn lồng… nhiều loại trái cây miền Nam và trong cả nước. Số lượng các loại trái cây được người dân nơi đây nhân rộng và tăng nhanh qua các năm nó vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa thu hút khách du lịch đến từ mọi miền đất nước.

Bảng 7. Kết quả điều tra các loại trái cây tại Làng Đại Bình (2010-2012)

(Đơn vị tính: Cây)

TT Loại cây Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

01 Sầu riêng 3489 3592 3701 02 Trụ long 5689 6744 7511 03 Quýt 7981 8846 9522 04 Hường 4697 5013 5948 05 Cam sành 1258 2045 3004 06 Bòn bon 8184 9326 10469 07 Măng cụt 105 306 605 09 Chôm chôm 289 387 524 10 Mít tố nữ 241 308 419

Cát bồi, nước sông đã tạo cho vùng quê này những điều kiện sinh thái thuận lợi, nhưng để có một ngơi làng như thế khơng thể khơng có một ý thức bền bỉ, một thói quen văn hóa trong ứng xử với thiên nhiên của con người nơi đây. Người ta mang từng hạt giống, từng cây con, từng chút kinh nghiệm…từ nhiều nơi về cái làng nhỏ của mình, rồi thử nghiệm, theo dõi để trồng nhiều loại cây thích hợp. Một q trình cơng phu như vậy khơng thể có được nếu thiếu đi một tình cảm sâu nặng dành cho đất đai, vườn tược quê nhà.

Một điều đặc biệt nữa hấp dẫn du khách là về lịch sử ngôi làng – một ngơi làng khơng có chiền tranh. Khi cả 3 miền chìm trong khói lửa của cuộc chiến thì làng vần khơng hề có một mảnh bom đạn nào cả, vì thế cịn rất nhiều nhà cổ và vẫn giữ được vẻ nguyên sơ như lúc đầu, có lẽ cũng vì thế mà tự bao giờ người ta đặt cho nó cái tên là “Đại Bình”.

Đại Bình được ví như miền Nam trong đất Quảng bởi nơi đây hội tụ nhiều loại trái cây của đất nước. Đặc biệt, nơi đây có giống bưởi khá lớn, có lơng măng bọc ngoài và vị ngọt thanh hơn cả Thanh Trà xứ Huế, người ta gọi nó là “trụ lơng”, là loại quả đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người dân trong làng. Ngồi ra cịn có giống bịn bon trái nhỏ, một đặc sản của xứ Quảng, mọc trên vùng rừng phía Tây tỉnh Quảng Nam cũng được trồng nhiều trong làng này. Mùa nào quả ấy, ghe thuyền ngược xuôi, tấp nập chở đầy cây trái xuôi về Đà Nẵng, Hội An.

Đến với làng “mịêt vườn Nam bộ” du khách còn bắt gặp sự thân thiện, mến khách của người dân. Cảnh vật và con người nơi đây đã thu hút các nhà làm du lịch

trong và ngoài tỉnh, và thôi thúc lãnh đạo địa phương sớm tìm lối ra ngành cơng nghiệp khơng khói này.

Dự án xây dựng làng Đại Bình thành điểm đến cho du khách trong và ngồi nước được huyện Nơng Sơn triển khai trong năm nay, hiện nay tỉnh đã đầu tư gần 5 tỷ đồng để xây dựng và vệ sinh lại đường làng, đồng thời mọi nhà đều trồng hàng rào chè tàu để tạo nên cảnh quan nhằm thu hút khách du lịch cho vùng thôn quê này nhằm khởi nguồn cho hoạt động kinh tế du lịch. Đó thực sự là một tín hiệu tươi vui đối với người dân huyện miền núi mới thành lập này.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 45 - 47)