CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1 Cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch
3.1.3 Từ thực tế phát triển của ngành du lịch Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, đặc biệt là có 2 di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An, thánh địa Mĩ Sơn và khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm. Với lợi thế và cơ hội cho phát triển du lịch, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về định hướng chiến lược
cho phát triển du lịch, các văn bản mới nhất là Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/06/2007 của tỉnh ủy Quảng Nam và Nghị quyết số 105/2008/NQ-HĐND ngày 29/01/2008 của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Quảng Nam về đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 26/08/2009 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nhờ đó trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Quảng Nam có những bước tăng trưởng khá ổn định. Sau 16 năm tái lập tỉnh (1997-2012) lượng du khách đến với Quảng Nam tăng rất nhiều, từ 227 ngàn lượt khách năm 1997 đến 2,6 triệu lượng khách năm 2012, doanh thu du lịch tăng từ 20 tỷ đồng năm 1997 lên đến 850 tỷ đồng năm 2012, đóng góp một phần quan trọng vào trong GDP của tỉnh. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ khách du lịch ngày càng đầy đủ, nếu năm 1997 chỉ có 18 cơ sở lưu trú thì hiện nay đã có 130 cơ sở lưu trú (khơng tính nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ) với gần 5000 phịng, trong đó có khoảng 1550 phịng đạt tiêu chuẩn chất lượng từ 3-5 sao, với các khu du lịch có quy mơ tầm cỡ như khu du lịch Nam Hải, khu du lịch Palm Garden, khu du lịch Goldden Sand . Các khu vực trọng điểm về du lịch đã được quy hoạch, quản lí tương đối đồng bộ. Các khu, tuyến điểm du lịch được hình thành, nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn được xây dựng và đưa vào khai thác đã được du khách tiếp nhận. Tuyên truyền, quảng bá du lịch có nhiều bước tiến bộ và thu được một số kết quả tích cực. Hình ảnh du lịch Quảng Nam đã được xuất hiện tại nhiều thị trường du lịch trong và ngồi nước. Nhiều sự kiện văn hóa du lịch như lễ hội Quảng Nam – Hành trình di sản, tháng du lịch Hội An – Cảm xúc mùa hè, Năm du lịch quốc gia – Quảng Nam 2006, Tuần du lịch văn hóa Quảng Nam tại thủ đô Hà Nội… Từ thực tế như trên sẽ trở thành một trong những động lực nền tảng để đưa du lịch tỉnh Quảng Nam nói chung và du lịch Nơng Sơn nói riêng có những điều kiện phát triển tốt nhất. Và cũng từ thực tế trên sẽ giúp tôi đưa ra định hướng tốt nhất cho ngành du lịch của huyện Nông Sơn để phù hợp với sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam.