Từ thực tế phát triển ngành du lịch huyện Nông Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1 Cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch

3.1.4 Từ thực tế phát triển ngành du lịch huyện Nông Sơn

Nơng Sơn là huyện có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch nhờ vào sự ưu đãi của tự nhiên, với các tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn. Trong những năm qua, trước khi chia tách khỏi huyện Quế Sơn thì hoạt động du lịch ở Nơng Sơn nằm trong định hướng phát triển chung của huyện Quế Sơn. Từ khi tách huyện, trong vòng 3 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch cả tỉnh, du lịch Nông Sơn đã có những bước phát triển đáng kể, thu hút được nhiều du

khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, khám phá, tạo điều kiện quan trọng cho ngành du lịch huyện nhà phát triển trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, Nơng Sơn hiện nay vẫn cịn là một huyện miền núi mới được chia tách nên cịn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư phát triển du lịch còn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức. Nguồn kinh phí của địa phương, của tỉnh và của Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Nơng Sơn cịn q thấp. Nguồn kinh phí thường xuyên chi cho hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch ở Nông Sơn hằng năm cũng rất hạn chế.

Từ khi thành lập huyện đến nay, hoạt động du lịch ở Nông Sơn chưa phát triển một cách mạnh mẽ, thiếu vốn đầu tư, kém hiệu quả, mang nặng tính thời vụ. Cơ sở kinh doanh du lịch và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cịn ít, số lượng du khách đến với Nông Sơn vào khoảng 2000 lượt người/năm, chủ yếu là du khách đi theo mùa hoặc đến vào các dịp lễ, Tết. Chẳng hạn, khách du lịch đến tham quan làng Đại Bình nhiều nhất là mùa hè, suối Mát-Đèo Le chủ yếu vào dịp lễ 10/3, 30/4…

Du lịch Nông Sơn hiện nay cịn thiếu các loại hình du lịch vui chơi giải trí, thiếu sản phẩm và hàng hóa phục vụ du lịch, chất lượng của các sản phẩm và loại hình chưa đảm bảo, có sự đơn điệu nên khơng thu hút được đơng đảo khách du lịch. Người dân nơi đây chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, công tác bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ môi trường tại một số điểm du lịch còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác tiềm năng du lịch tự nhiên của huyện.

Khí hậu của Nông Sơn không thuận lợi vào tháng 9 và tháng 12, vì đây là mùa lũ nên hoạt động du lịch bắt đầu chậm lại, số lượng du khách vào Nông Sơn bắt đầu giảm từ tháng 9 và thưa dần. Mùa du lịch chỉ thuận lợi từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Chính khí hậu khắc nghiệt của dải đất miền Trung cũng đã phần nào tạo nên tính mùa vụ rất rõ nét trong du lịch Nông Sơn nói riêng. Từ thực tế đó, địi hỏi phải có sự nghiên cứu thấu đáo để xác định thời gian du lịch tối ưu cho khách, cho cả guồng máy hoạt động của mình.

Bên cạnh đó, cơng tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch cho địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng chưa được xây dựng và đẩy mạnh. Và một điều hết sức quan trọng là chính những người dân nơi đây lại chưa thực sự xem du lịch là một ngành kinh tế, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đến trực tiếp đời sống của họ, họ chưa nghĩ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ. Chính những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn và tác động trực tiếp đến sự phát triển ngành du lịch của huyện.

Như vậy, tuy Nơng Sơn có nhiều tiềm năng nhưng việc tổ chức có bài bản, kết nối lộ trình thuận lợi cho du khách, đa dạng hóa sản thì cịn phải tính tốn lâu dài, để gọi là bù lại cho công sức du khách vượt đường sá xa xôi mà tới. Nông Sơn giàu tiềm năng du lịch, để đa dạng sản phẩm, kéo du khách về đây cần có sự nghiên cứu, đầu tư, chọn cách làm phù hợp. Trong thời gian tới, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp, tham khảo ý kiến của các nhà làm tour, tranh thủ đầu tư từ nhiều nguồn mới vực dậy được miền đất nhiều hứa hẹn này. Khi Nông Sơn trở thành một đơn vị hành chính mới, trăn trở của lãnh đạo địa phương là làm sao phát triển kinh tế trong điều kiện địa hình chủ yếu là núi rừng, sông suối. Một trong những trăn trở đó là khai thác du lịch từ những địa danh, vùng đất huyện thoại mà Nơng Sơn đang sở hữu, đó là làng cây trái Đại Bình và vùng sơn thuỷ hữu tình Hịn Kẽm Đá Dừng. Cảnh vật và con người nơi đây đã thu hút các nhà làm du lịch trong và ngoài tỉnh, và thôi thúc lãnh đạo địa phương sớm tìm lối ra ngành công nghiệp khơng khói này. Chính vị thế cần phải có những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm đưa ngành du lịch Nông Sơn phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)