Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế của huyện Nông Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 37)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế của huyện Nông Sơn

2.1.1 Du lịch góp phần phát triển kinh tế địa phương

Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, DL trở thành một nền kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, nó còn trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội, làm cho đời sống xã hội ngày càng phong phú, lý thú hơn. Ngoài ra do đặc tính hoạt động riêng của ngành DL nên nó còn góp một phần lớn trong việc phát triển kinh tế vùng, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa. Đối với huyện Nông Sơn là một địa phương mới được thành lập, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mặc dù tiềm năng DL phong phú, nhưng chưa được đầu tư khai thác, việc đầu tư phát triển DL là hướng đi đúng đắn, cần thiết góp phần vào việc tăng GDP, mang lại nguồn thu cho địa phương.

Trước đây, khi hoạt động DL trên địa bàn huyện chưa được quan tâm đầu tư khai thác đa số người dân sống bằng nghề nông, quanh năm bám ruộng, bám rừng, bám sông. Đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói còn cao 80% năm 1999, nhưng từ khi hoạt động DL được đầu tư khai thác thì đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, các tệ nạn xã hội ngày càng giảm, số lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp đã chuyển đổi dần sang buôn bán và dịch vụ phục vụ khách du lịch, thu nhập của người dân cũng dần được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới năm 2010 giảm xuống còn 41,5%, thu nhập bình quân đầu người đều tăng qua các năm như: năm 2009 chỉ có 6,5 triệu, đến năm 2012 thì đã tăng lên 15 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, thông qua hoạt động DL thì đông đảo quần chúng nhân dân của huyện đã có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa mới từ bên ngoài, từ cách giao tiếp, ứng xử và lối sống văn minh, đặc biệt là các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại như truyền thông, thông tin…Đã góp phần vào việc nâng cao trình độ dân trí và hiểu biết cho nhân dân địa phương.

2.1.2 Du lịch góp phần quảng bá hình ảnh địa phương

Trước đây hình ảnh huyện Nông Sơn chỉ được biết đến thông qua sách báo, những bài ca, bài thơ, viết về Nông Sơn. Nhưng từ khi hoạt động DL phát triển, thì hình ảnh của huyện Nông Sơn đã được nhiều người trong và ngoài nước biết đến thông qua những chương trình xúc tiến quảng bá du lịch địa phương, thông qua những sản phẩm du lịch…Nếu trước đây chỉ có người dân địa phương mới biết đến Đèo Le ngoằn ngoèo, hiểm trở, suối nước nóng kì diệu ngâm mình chữ bệnh, dòng sông Thu Bồn hùng vĩ nhưng rất trữ tình thơ mộng, làng Đại Bình với nhiều loại trái cây của miền thôn quê, Hòn kẽm Đá Dừng sừng sững đôi bờ soi mình dưới

dòng sông xanh…Nhưng từ khi hoạt động DL bắt đầu phát triển, thì “tiếng lành đồn xa” nên những hình ảnh ấy không còn là của riêng Nông Sơn nữa mà nó còn là những hình ảnh của khách du lịch và bạn bè khắp nơi đã từng một lần đến đây. Họ đã đến và mang đi những “ấn tượng” riêng có của Nông Sơn ra bên ngoài, với những cái tên khá quen thuộc như “Đông Nam Bộ thu nhỏ” tức làng trái cây Đại Bình, Hòn Kẽm Đá Dừng, Gà tre Đèo Le…Tất cả những điều đó làm cho Nông Sơn trở thành một địa điểm DL hấp dẫn đối với khách DL.

Thông qua những hoạt động DL mà từng sản phẩm của địa phương đã dần được biết đến một cách rộng rãi. Trước đây những sản phẩm trái cây của làng Đại Bình tuy rằng rất phong phú nhưng chỉ được tiêu trong địa bàn huyện mà thôi. Còn bây giờ, khi đã thu hút được khách DL đến với Nông Sơn thì đặc sản này đã được nhiều người biết đến, khách du lịch tìm đến ngôi làng này vào mỗi mùa thu hoạch trái cây để thưởng thức hương vị của nhiều loại trái cây đa dạng của vùng quê và tận hưởng cái không khí bình yên đến lạ thường của làng trái cây này.

Với du khách, mỗi lần đến với Nông Sơn là mỗi lần mang về những món quà là đặc sản của vùng đất này, đó không chỉ là trái cây Đại Bình, mà đó còn là những món quà từ hàng thủ công mỹ nghệ của làng nghề trầm hương Nông Sơn nào là chuỗi hạt, trầm cảnh, các bức tượng điêu khắc…Những ấn tượng, hình ảnh hay những món quà mà du khách có được sau khi đến với Nông Sơn là một trong những phương thức góp phần quảng bá tốt hình ảnh của địa phương đến với bạn bè trong và ngoài nước.

Du khách đến Nông Sơn có thể đi bằng thuyền hoặc ca nô dọc dòng sông Thu Bồn, ngược về phía đầu nguồn để ngắm cảnh hai bên bờ và đến với Hòn Kẽm Đá Dừng huyền thoại…Nhờ những chương trình DL như thế mà Sông Thu Bồn hay Hòn Kẽm Đá Dừng không đơn thuần là nơi người dân nơi đây gửi gắm cuộc sống của mình nữa mà nó còn trở thành “ấn tượng” trong DL, làm hút hồn bao nhiêu du khách đến thăm. Trong thời gian qua, DL đã góp phần quảng bá những hình ảnh đó ra bên ngoài và ngày càng thu hút nhiều du khách đến với Nông Sơn, để tham gia vào những chuyến DL như thế này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tạp chí, các kênh truyền hình du lịch trên tivi, đài truyền thanh, internet…và bước đầu đã đạt được những thành công đáng kể.

Tóm lại, thông qua các chương trình xúc tiến DL mà hình ảnh của huyện Nông Sơn đã được quảng bá rộng rãi ra bên ngoài. Du khách đã biết đến Nông Sơn là một vùng đất có nhiều thắng cảnh đẹp, biết đến làng trái cây Đại Bình, dòng sông Thu,…góp phần mang hình ảnh của Nông Sơn đến với mọi miền và thu hút du khách đến với Nông Sơn để góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Ngoài ra, DL còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương. Nông Sơn là một vùng đất nhỏ nhưng lại có rất nhiều di sản văn hóa có giá trị Dinh Bà Thu Bồn, nghệ thuật hát tuồng nổi tiếng, đây còn là nơi diễn ra nhiều trận đánh chống Pháp, chống Mỹ oanh liệt với truyền thống yêu nước nồng nàn, đây còn là một vùng đất nổi tiếng với nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Tường Linh, GS. Hoàng Châu Ký, bác sĩ Bùi Kiến Tín,…Thông qua du lịch thì nét văn hóa lịch sử của địa phương được phát huy, giới thiệu với du khách và bạn bè, đồng thời cũng giúp cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu hơn về những giá trị lịch sử của ông cha ta để lại. Như vậy, sau gần 5 năm chia tách, hoạt động DL ở huyện Nông Sơn vẫn còn nhạt nhòa, sơ khai nhưng cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ. Với lợi thế về tài nguyên tự nhiên như vậy, Nông Sơn sẽ là nơi hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn, sẽ có những bước chuyển mình vượt trội, không những vậy nó còn đóng góp to lớn vào việc tăng nguồn thu và giải quyết một số vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống…

2.2 Tài nguyên du l ịch tự nhiên huyện Nông Sơn 2.2.1 Tài nguyên địa hình, địa mạo 2.2.1 Tài nguyên địa hình, địa mạo

2.2.1.1 Đèo Le

Được xem là con đường đèo dài và đẹp nhất tỉnh Quảng Nam. Đèo Le có chiều dài hơn 7 km, với độ cao 945m so với mực nước biển. Đèo Le là ranh giới giữa hai huyện Quế Sơn và Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam; cách quốc lộ 1A (ngã ba Hương An) khoảng 30km về phía tây theo tỉnh lộ 611.

Tên gọi Đèo Le không ai biết chính xác là có từ bao giờ và do ai đặt nhưng lại có nhiều giả thuyết cho tên gọi ấy. Có người cho rằng đó là cách nói lái âm trở lại tên của một người Pháp là De Larie – người đã có công khám phá và khai thông con đèo. Còn theo cách nghĩ của người dân bình thường thì “Đèo Le” ở đây có nghĩa là đường đèo hiểm trở, dài, dốc cao, hố sâu, đá lởm chởm, nên khi đi qua đèo ai cũng “le lưỡi mà thở”. Nhà thơ Lương Trọng Minh, người gốc Quế Châu có cách nói ngộ nghĩnh mà thực tế “đèo Le là đè leo”, tức là phải đè đất đá, xe đạp, quăng gánh xuống mà leo lên, tóm lại tên gọi Đèo le mang đầy tính trực cảm.

Con đường Đèo le khai thông vào mùa hè từ năm 1937 đến năm 1939. Suốt 2 năm đó nhân dân tổng Trung Lộc đã vận động đóng góp cộng thêm với quỹ công ích để mở lớn, hạ dốc đường Đèo Le, lập bia ghi nhớ bằng chữ Hán, do chính tay cụ phó bảng Nguyễn Đình Hiến soạn. Bia có 3 tấm, dự định dựng trên đỉnh Đèo Le vào năm 1945, nhưng công việc chưa kịp tiến hành thì Cách Mạng Tháng Tám nổ ra và do phải tập trung tất cả cho kháng chiến nên việc dựng bia bị bỏ dở.

Qua con đường Đèo le thật hiển trở, về phía Tây Lộc (tức Trung Lộc Tây, vì ngày xưa vùng đất này có tên gọi chung là Tổng Trung Lộc gồm Trung Lộc Đông và Trung Lộc Tây) thông với đường sông Thu Bồn và giáp với miền thượng du, chung quanh đều là núi cao, tạo thành một bức tường thành trời định. Trước đây người dân qua lại Tổng Trung Lộc đều than thở do đường hiển trở, đất đá lởm chởm, bùn lầy. Năm 1993, từ khi nguồn kinh phí nhà nước tài trợ và do nhân dân cùng đóng góp, UBND huyện Quế Sơn đã chi ra gần 6,5 tỷ đồng để tiếp tục hạ dốc, mở rộng đường tráng nhựa, xây dựng hệ thống thoát nước cho hơn 7 km đường Đèo Le.

Qua Đèo le hôm nay, bạn có thể dùng ôtô, honda, xe đạp…một cách dễ dàng. Ấn tượng của du khách khi đến Đèo Le là nơi đây còn hoang sơ với cây xanh, suối nước róc rách, hồ tắm thoáng đãng, không khí trong lành. Trên đỉnh đèo có suối Nước Mát, một đặc ân mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Tại đây, cái mát của suối từ tận Hòn Tàu đổ về, cộng với cái mát hội tụ gió trời, từ hai sườn núi Bàn Thùng và Hòn Tàu sẽ làm cho du khách tan đi những mệt mỏi khi qua đèo. Du khách lội bộ lên đầu nguồn suối Mát ở đỉnh đèo để thỏa sức ngắm cảnh. Đứng ở đây có thể nhìn bao quát cả khu vực rộng lớn phía dưới được bao phủ bởi màu xanh đẹp như tranh, không chỉ tận hưởng không khí trong veo, gió mát lành mà còn chiêm ngưỡng cả một không gian rộng lớn, thơ mộng bên dưới. Từ đỉnh đèo Le nhìn xuống đập nước Hồ Giang, các xã Quế Long, Quế Phong du khách có thể nhìn thấy một góc quê tuyệt vời, ẩn hiện trong lớp mây trắng, sương mờ với những con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, những cánh đồng lúa vàng ươm.

Là vùng đất hoang dã, nhờ bàn tay con người, nơi đây trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Đó là hàng trăm bậc tam cấp bằng đá được xây thành hai đường về hai phía đi lên hồ tắm và đầu nguồn suối Mát. Đó là những tảng đá lớn với hình khối khác nhau được sắp xếp thật tự nhiên và đẹp mắt. Đó là hồ tắm nhân tạo rộng và độc đáo; những nhà hàng, quán bar, nhà nghỉ được xây dựng bên suối thấp thoáng trong bóng mát cây xanh.

Sau khi lội bộ, tắm mát, nghỉ ngơi, du khách sẽ thưởng thức những món ăn ngon nơi đây mà đặc sản là món gà Đèo Le, thú vị nhất là để gà nguyên con, thực khách tự tay xé, chấm muối tiêu ớt cùng rau răm, nhâm nhi với ly rượu Quế Trung (một đặc sản của vùng đất Nông Sơn). Thương hiệu gà Đèo Le đã vượt qua ranh giới huyện miền núi Nông Sơn, được nhiều nhà hàng vùng xuôi và thành phố lớn tìm mua, quảng bá, lôi cuốn thực khách.

2.2.1.2 Hòn Kẽm Đá Dừng

Thắng cảnh Hòn Kẽm Đá Dừng nằm tại thượng nguồn sông Thu Bồn là ranh giới của huyện Hiệp Đức và Nông Sơn, thuộc thôn Tứ Nhũ của xã Quế Lâm đến với

điểm du lịch này du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh hùng vĩ của sông núi và hệ sinh thái đa dạng với các loại chim và đặc biệt là loài khỉ.

Đến giữa 2 xã Quế Lâm (huyện Nông Sơn) và xã Hiệp Hòa (huyện Hiệp Đức), hai bên bờ sông là những vách đá dựng đứng màu kẽm và nhiều bờ đá có tên gọi như: đá Bàn, đá Mài, mõm Ngựa, nước Mắt, vách núi Khe Nghiêng, hình thù kỳ dị, liêu xiêu, cây dại xen dày, khỉ sống thành đàn trong núi kéo ra tắm sông, đùa giỡn nhau chí chóe.

Không chỉ là danh thắng hữu tình mà nơi đây từng là căn cứ nghĩa hội phong trào Duy Tân của nhà yêu nước Nguyễn Duy Hiệu, là chiến khu Hoàng Văn Thụ của cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, nơi mang những dấu ấn lịch sử. Hòn Kẽm Đá Dừng thực sự lôi cuốn những ai muốn gần gũi với cảnh vật thiên nhiên.

Hòn Kẽm Đá Dừng cũng chứa đầy truyền thuyết như con sông Thu Bồn. Ngày xưa nới này có tên là sông Thiêng, từ Hòn Kẽm xuôi về biển Cửa Đại dọc theo dòng sông có khoảng trên dưới vài chục nơi thờ cúng Thiên Y A Na, nữ thần của Chămpa, ngay khúc sông này có phiến đá nặng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống sông Thu Bồn, mang những dòng chữ Chăm khắc chạm tỉ mỉ.

Có nhiều cách đến với Hòn Kẽm. Nếu du khách đang tham quan di tích Mỹ Sơn, có thể vượt qua đèo Phường Rạnh 18km, đi đến Trung Phước. Hoặc từ ngã 3 Hương An trên quốc lộ 1A, rẽ theo đường ĐT611 đi lên Đèo Le, dừng ở đây để thường thức đặc sản gà tre nổi tiếng rồi lên Trung Phước. Sau đó ngồi thuyền khoảng 2h thì đến Hòn Kẽm-Đá Dừng. Du khách có thể đi bằng thuyền từ Hội An qua Vĩnh Điện đi lên, ghé thăm Thánh Địa Mỹ Sơn, rồi tiếp tục dong thuyền đi lên Hòn Kẽm-Đá Dừng. Đi chơi Hòn Kẽm-Đá Dừng, nếu ưa cảm giác mới lạ thì nên ở lại đêm nơi đây, nhất là vào những đêm trăng, mới cảm nhận hết sự kì thú của địa danh này. Không chỉ thu hút du khách bởi cảnh quan sông núi hữu tình, nơi dây còn hấp dẫp du khách bởi những dòng chữ Chăm cổ khắc trên những phiến đá lớn. Đứng ở thung lũng Hòn Kẽm Đá Dừng, nơi dòng Thu Bồn thắt lại lần cuối cùng ở vùng thượng lưu rồi buông mình chảy qua biết bao bờ bãi về xuôi cạnh những ngôi làng Hiệp Hòa, Hiệp Thuận (Hiệp Đức) còn yên bình hơn cả phía thượng nguồn này, cảm xúc của du khách sẽ trải nhiều cung bậc. Vì thế địa danh này rất có giá trị với những tour du lịch sinh thái kết hợp với tham quan nghiên cứu, từ Đà Nẵng nếu đến Hòn Kẽm du khách có thể kết hợp cả làng Đại Bình vào thành một chuyến về với thôn quê dân dã..

2.2.1.3 Mỏ than Nông Sơn

Thuộc địa phận xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, với diện tích khoảng 2,7km2, mỏ than Nông Sơn được coi là mỏ than lớn nhất miền Nam với cấu trúc chung là một nếp lỏm, các đá chịu ảnh hưởng của hai tuyến đứt gãy lớn và bị biến chất nhẹ.

Than Nông Sơn chủ yếu là than antraxit, cấu tạo khối rắn chắc, phân lớp dày, đôi khi có cấu tạo dãi, các lớp kẹp chủ yếu là cát hạt mịn đến vừa, bột kết, sét than; trong lớp sét than, than còn bảo tồn những di tích hóa thạch rõ nét, chủ yếu là hóa thạch dương xĩ, thực vật thân đốt và động vật chân rìu.

Trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đã được khai thác hơn 100 năm nay. Mỏ than này được người Hoa và người Pháp khai thác vào đầu thế kỉ XX với phương tiện thô sơ. Sau khi thống nhất đất nước, chính quyền mới tiếp quản mỏ than và tiếp tục khai thác. Từ một xí nghiệp than nhỏ bé, gặp không ít khó khăn, nhưng được sự

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)