Định hướng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Nông Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Nông Sơn

Nông Sơn là một huyện có tiềm năng tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du lịch. Do vậy trong chiến lược phát triển du lịch, cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều đánh giá ngành kinh tế du lịch huyện Nơng Sơn có điều kiện phát triển và đóng vai trị quan trọng trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và tạo công ăn việc làm cho người lao động

3.2.1 Định hướng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch

Để du lịch huyện Nông sơn phát triển hơn nữa trong thời gian tới, biện pháp đầu tiên là làm đa dạng các loại hình và hấp dẫn hơn nữa các sản phẩm du lịch. Nếu đơn giản chỉ là tham quan thì rất khó thu hút khách du lịch đến với Nông Sơn, cần làm mới mẻ hơn nữa các loại hình và sản phẩm bằng cách kết hợp du lịch tham quan các điểm với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch để nghiên cứu học tập…

Đây là định hướng quan trọng để đưa du lịch Nông Sơn phát triển hơn nữa. Hơn nữa, đây là thời gian manh nha của ngành du lịch huyện nhà cho nên vấn đề kết hợp các loại hình và sản phẩm du lịch là cần thiết, nó vừa tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển vững mạnh và có thể đưa kinh tế cũng như đời sống người dân phát triển và cải thiện.

Một số các loại hình du lịch cần định hướng phát triển:

3.2.1.1 Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng chữa bệnh

Với tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh như: suối nước nóng Tây Viên, suối nước Mát-Đèo Le, làng trái cây Đại Bình, Hịn Kẽm – Đá Dừng…huyện Nơng Sơn có điều kiện để phát triển mạnh loại hình du lịch này, kết hợp với du lịch làng quê, du lịch văn hóa-lịch sử để thu hút và giữ chân du khách, nhất là những du khách lớn tuổi hoặc những người đã từng chiến đấu trên mảnh đất Nông Sơn.

3.2.1.2 Du lịch làng quê gắn với tham quan làng nghề truyền thống

Làng quê Đại Bình được nhiều người biết đến như một “ Đông Nam Bộ thu nhỏ” ở miền Trung, là một trong những làng văn hóa tiêu biểu, đi đầu trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của tỉnh. Cần phát triển loại hình du lịch

làng quê gắn với tham quan các làng nghề truyền thống để hình thành các tour du lịch như: đến Đại Bình tham quan nghề trồng dâu ni tằm, tìm hiểu nghề làm vườn trồng trái cây, đến Trung Phước tìm hiểu nghề làm trầm hương, đến Quế Ninh để tham gia nghề làm mía đường thủ cơng,…Từ đó tiến hành đầu tư khai thác, thu hút du khách đến tham quan, mua sắm, thưởng thức những món ăn đặc sản, tìm hiểu các giá trị văn hóa và những ngành nghề truyền thống của vùng quê Nông Sơn.

3.2.1.3 Du lịch văn hóa - lịch sử

Để sản phẩm du lịch văn hóa-lịch sử đạt chất lượng cao, cần phải có đề án nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể vốn có của địa phương, đề ra biện pháp để bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vốn có của địa phương. Qua đó, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa một cách có hệ thống, để phục vụ cho việc quản lý và khai thác đạt hiệu quả. Tiến hành điều tra, sưu tầm các di sản văn hóa phi vật thể, phát triển các hoạt động ca, múa, nhạc dân tộc, các trò chơi dân gian, phục hồi và nâng cao trình độ tổ chức các lễ hội truyền thống (lễ hội bà Thu Bồn, lễ hội trái cây làng Đại Bình,…) làm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa-lịch sử. Đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống nhất là hàng thủ công mỹ nghệ, làm vườn, trồng dâu nuôi tằm… nhằm đa dạng hóa các hoạt động du lịch, phục vụ tốt nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách.

3.2.1.4 Du lịch dã ngoại - leo núi

Với những điều kiện tự nhiên của các điểm du lịch như thủy điện Khe Diên, Hòn Kẽm Đá Dừng, Đèo Le…. Du khách có thể dùng xe đạp để cảm nhận và khám phá được sự mạo hiểm của Đèo Le hay có thể leo núi để thấy được sự hùng vĩ và thơ mộng của Hòn Kẽm Đá Dừng. Cần đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch này, để phục vụ tối đa nhu cầu tham quan, khám phá của du khách.

3.2.1.5 Du lịch nghiên cứu (học tập)

Ở Nông Sơn có địa điểm du lịch có thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu học tập như mỏ than Nông Sơn, nhà máy nhiệt điện Nông Sơn hay thủy điện Khe Diên. Đến đây, du khách có thể tìm hiểu, q trình hình thành cũng như lịch sử địa chất của Mỏ than Nơng Sơn, q trình hoạt động thủy điện Khe Diên hay dây chuyền sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện Nông Sơn. Đây cũng là một loại hình sẽ thu hút du khách đến với Nông Sơn trong thời gian tới.

3.2.1.6 Các loại hình du lịch khác

Trong tương lai, Nơng Sơn có thể đẩy mạnh phát triển du lịch công vụ. Đây là loại hình du lịch mà đối tượng tham gia có nhu cầu và mức chi tiêu cao, nhất là nhu cầu về dịch vụ tổ chức trọn gói các hội nghị, hội thảo, gặp mặt…Vì thế, cần phải định hướng xây dựng các khách sạn, với các dịch vụ cần thiết, đáp ứng nhu cầu

vui chơi, giải trí, mua sắm hàng lưu niệm…của du khách. Ngồi ra, cịn có thể đưa làng Đại Bình vào khai thác để đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng.

3.2.2 Định hướng thu hút và phát tri ển nguồn nhân lực

Đối với bất cứ loại hình du lịch nào thì nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của nó. Một thực tế hiện nay là ngành du lịch tỉnh Quảng Nam nói chung và ngành du lịch huyện Nơng Sơn nói riêng đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cũng như đội ngũ hướng dẫn viên cơ bản để đáp ứng cho sự phát triển của du lịch huyện Nông sơn.

Nông Sơn với điều kiện giáo dục còn nhiều khó khăn nên trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực thiếu chuyên nghiệp chưa đáp ứng một cách tốt nhất để phục vụ cho hoạt động du lịch. Ngoài ra, nguồn nhân lực từ cán bộ của huyện cũng khơng có tính chun mơn cao về du lịch. Phụ trách công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư phát triển du lịch cũng chính là những nhân viên của các phòng, ban trong đội ngũ cán bộ chung của huyện như cán bộ của Phịng Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Phòng Kinh Tế - Hạ Tầng,…được phân công điều động để liên kết thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan đến du lịch, chứ chưa có phịng, ban hay nhân lực chuyên trách về hoạt động du lịch.

Ngoài ra, ở Nông Sơn hiện nay đang có một xu hướng là việc chọn cuộc sống mưu sinh và lập nghiệp ở bên ngoài địa bàn huyện của số đông thế hệ trẻ ngày nay. Đa số họ đều có những ước mơ và hồi bão lớn, được tiếp xúc nhiều với sự đổi thay nhanh chóng, mạnh mẽ của thế giới bên ngồi hơn, ít muốn trở về làm việc ở vùng quê chưa mấy phát triển này. Vì thế địa phương đang thiếu hụt nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực cung cấp cho hoạt động du lịch.

Chính vì thế, Nơng Sơn cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch.

Đầu tiên, đó là việc phát triển số lượng nhân lực du lịch cho tỉnh nói chung và cho huyện Nơng Sơn nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao ở Quảng Nam. Theo dự báo của Sở văn Hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam thì đến năm 2015, tỉnh Quảng Nam cần 25.720 lao động trực tiếp và 52.490 lao động gián tiếp mới có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu du lịch của tỉnh. Bởi vậy, huyện Nông Sơn cần có những chính sách thu hút nhân lực hiệu quả trong thời gian sắp tới. Trước mắt cần hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lí và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch, bao gồm xây dựng, ban hành và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến chế độ đãi ngộ, hình thức đào tạo du lịch, đội ngũ thuyết minh viên, xã hội hóa đào tạo, tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch…

Có thể nói việc phát triển nguồn nhân lực chuyên môn về du lịch vừa mang tính cấp thiết, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển du lịch của huyện Nông Sơn.

3.2.3 Định hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố quan trọng để phát triển bất kì loại hình du lịch nào. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tại các điểm du lịch huyện Nông Sơn đang được các cơ quan chức năng triển khai mạnh mẽ để phục vụ cho du lịch.

Theo ơng Trần Đình Kim, Trưởng phịng Công nghiệp- Thương mại và Dịch vụ huyện Quế Sơn thì hiện nay, nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng nơi đây thành một khu Resort Tây Viên, thuộc địa phận xã Quế Lộc. Khu Resort sẽ đạt tiêu chuẩn 3 sao. Khách sạn có 75 phịng được trang trí thiết kế theo kiểu nhà cổ Quảng Nam, bao gồm nhà hàng, sân tennis, khu tắm nước nóng thiên nhiên và nhà hát nhạc truyền thống.

Hiện nay, tuyến đường ĐT 610 từ Duy Xuyên qua đèo Phường Rạnh đang được nâng cấp để nối tuyến du lịch Hội An-Mỹ Sơn lên Trung Phước tạo điều kiện cho vùng đất này nối với 2 di sản văn hóa nổi tiếng của Quảng Nam thì chắc chắn ngành du lịch của huyện nhà sẽ có những bước đột phá mạnh. Bên cạnh đó cịn có tuyến du lịch trên sông Thu Bồn, lên Hòn Kẽm Đá Dừng, ghé vào làng trái cây Đại Bình, khu du lịch nước nóng Tây Viên, xuôi về nước Mát Đèo Le.

Bên cạnh đó, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và phương tiện vận chuyển cũng đang được huyện đưa ra những chính sách kịp thời nhằm thu hút và kêu gọi các nhà đầu tư bên ngoài.

Như vậy, nếu muốn du lịch Nơng Sơn phát triển hơn nữa thì chính quyền địa phương cần đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và hơn hết là cần có những quy hoạch chi tiết cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất cho khách du lịch.

3.2.4 Định hướng cho việc xúc tiến, quảng bá du lịch

Để phát triển bất cứ loại hình du lịch nào thì việc xúc tiến quảng bá ln là hoat động có vai trò quan trọng hàng đầu. Du lịch ở huyện Nơng Sơn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển vì thế hoạt động xúc tiến và quảng bá cho du lịch huyện có ý nghĩa sống còn.

Xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Vì thế, phịng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Nông Sơn cần có chiến lược quảng bá cho phù hợp với mục tiêu và điều kiện của mình. Có thể xúc tiến, quảng bá theo

nhiều hình thức như tuyên truyền, marketing thông qua sách báo, ấn phẩm hay các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua báo chí, truyền thơng, qua mạng internet. Đây là hoạt động giữ vai trị cực kì quan trọng vì nó thể đến được với nhiều đối tượng cơng chúng và bản thân nó có sức hấp dẫn riêng.

Quan trọng là cần xác định được mục tiêu, thị trường, xây dựng giá tham quan, lưu trú, đưa ra thông điệp để khách du lịch đến và trở lại thay vì đến nơi khác. Sở Du lịch cũng như phòng Du lịch huyện Nông Sơn cần tổ chức các đợt khảo sát, nghiên cứu thị trường…để thu hút khách du lịch trong nước và xa hơn nữa là khách quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)