Chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3 Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn

2.3.2.1 Chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá tài nguyên địa hình, địa mạo

Để chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá tài nguyên địa hình, địa mạo tơi chọn các yếu tố sau:

+ Vị trí địa lí + Khí hậu + Địa hình

+ Phong cảnh tự nhiên

Đây là những yếu tố rất quan trọng để khai thác và phát triển các loại hình du lịch như: tham quan, nghỉ dưỡng,…Các yếu tố này là chỉ tiêu để hình thành điểm du lịch lí tưởng thu hút du khách đến tham quan.

a1. Chỉ tiêu đánh giá

* Vị trí địa lí: Bất kì một điểm du lịch nào thì vị trí vẫn là một yếu tố quan trọng

hàng đầu, điểm du lịch đó nằm ở vị trí thuận lợi thì sẽ có hiệu quả trong việc khai thác du lịch. Vị trí thuận lợi về giao thông , về kinh tế , về tự nhiên là điều kiện để thu hút đông đảo lượng khách tham quan cũng như thu hút đầu tư. Đối với tài nguyên du lịch địa hình, địa mạo của huyện Nông Sơn như Đèo Le, Hòn Kẽm Đá Dừng, mỏ than Nơng Sơn thì vị trí thuận lợi cịn có ý nghĩa trong việc liên vùng du lịch.

* Địa hình: Địa hình của các địa điểm thuộc tài nguyên du lịch địa hình, địa mạo là

cơ sở để thu hút du khách đến tham quan. Những dạng địa hình độc đáo thành tạo nên những cảnh quan rất đặc trưng với những giá trị tự nhiên rất độc đáo để hình thành và phát triển các loại hình du lịch.

* Khí hậu: Là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên và đối với hoạt động

du lịch. Nó quyết định đến loại hình du lịch và tác động mạnh mẽ lên cả cung và cầu du lịch. Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đối với các điểm du lịch thuộc tài nguyên du lịch địa hình, địa mạo là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người, những nơi có khí hậu điều hịa, trong lành, mát mẻ, thường được khách du lịch ưa thích và có sức thu hút mạnh mẽ. Đồng thời khí hậu cịn quyết định đến việc phát triển các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch leo núi - dã ngoại,…các loại hình du lịch này đều cần các điều kiện khí hậu, thời tiết thích hợp như: hướng gió, chế độ gió,…Đối với các điểm du lịch đó cần có những yếu tố khí hậu thuận lợi, thích hợp.

* Phong cảnh tự nhiên: Phong cảnh tự nhiên là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố

tự nhiên, tạo nên một phong cảnh nên thơ, trữ tình làm say lịng du khách. Một điểm du lịch nhất thiết phải có phong cảnh tự nhiên đẹp, nhất là đối với các địa điểm thuộc tài nguyên du lịch địa hình, địa mạo như Đèo Le, Hòn Kẽm Đá Dừng,…Đây cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch.

* Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật: CSHT-CSVCKT có ý nghĩa hết sức

quan trọng đối với hiệu quả hoạt động cả khu du lịch hay một địa điểm du lịch. Để sử dụng hiệu quả TNDLTN đòi hỏi phải có sự đầu tư về CSHT-CSVCKT. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên và khối óc, bàn tay của con người sẽ nâng cao giá trị sử dụng và khai thác của các điểm du lịch, thu hút đông đảo khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của họ. Cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước

được đảm bảo sẽ tạo điều kiện đi lại, giao tiếp cho du khách. Các khách sạn, nhà hàng, trung tâm vui chơi giải trí hiện đại sẽ tạo cho du khách sự thoải mái, nghỉ ngơi.

a2. Chỉ tiêu phân hạng

Để tiến hành đánh giá chất lượng cho Đèo Le, Hịn Kẽm Đá Dừng, mỏ than Nơng Sơn tôi phân loại làm 4 mức độ và cho điểm từng mức độ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 8. Điểm đánh giá chất lượng cho từng yếu tố ở các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình, địa mạo

Loại Rất tốt Tốt Khá Trung Bình

Điểm 4 3 2 1

Với 5 chỉ tiêu đánh giá, tổng điểm mỗi điểm du lịch đạt được là 20, tôi phân thành 4 hạng đánh giá như sau:

- Hạng I: Đối với điểm du lịch có điều kiện rất thuận lợi đạt từ 18-20 điểm - Hạng II: Đối với điểm du lịch có điều kiện thuận lợi đạt từ 15-17 điểm - Hạng III: Đối với điểm du lịch có điều kiện khá thuận lợi từ 12-14 điểm - Hạng IV: Đối với điểm du lịch có điều kiện ít thuận lợi đạt dưới 11 điểm

b. Chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá tài nguyên thủy văn

Để chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá tài nguyên thủy văn tôi chọn các yếu tố sau: + Vị trí địa lí

+ Phong cảnh tự nhiên

b.1 Chỉ tiêu đánh giá

* Vị trí địa lí: Đối với tài nguyên thủy văn ở Nông Sơn mà cụ thể là sơng Thu Bồn,

suối nước nóng Tây Viên, thủy điện Khe Diên thì vị trí địa lí có một ý nghĩa rất quan trọng, những điểm du lịch này có thu hút được du khách hay không một phần nhờ vào vị trí địa lí có thuận lợi hay khơng.

* Phong cảnh tự nhiên: đó là sự kết hợp giữa sông nước và cảnh vật xung quanh,

phong cảnh của tài nguyên thủy văn ở đây có thể là thiên nhiên, cảnh vật dọc dịng sơng Thu Bồn, hay khung cảnh của suối nước Tây Viên hay của huyện Nông Sơn từ thủy điện Khe Diên nhìn xuống. Những yếu tố đó sẽ quyết định tính lâu dài và khả năng phát triển du lịch của các điểm du lịch đó.

b2. Chỉ tiêu phân hạng

Để tiến hành đánh giá chất lượng cho sông Thu Bồn, suối nước nóng Tây Viên, thủy điện Khe Diên tôi phân loại làm 4 mức độ và cho điểm từng mức độ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 9. Điểm đánh giá chất lượng cho từng yếu tố ở các điểm du lịch thuộc tài nguyên thủy văn

Loại Rất tốt Tốt Khá Trung Bình

Điểm 4 3 2 1

Với 2 chỉ tiêu đánh giá, tổng điểm mỗi điểm du lịch đạt được là 8, tôi phân thành 4 hạng đánh giá như sau:

- Hạng I: Đối với điểm du lịch có điều kiện rất thuận lợi đạt 8 điểm - Hạng II: Đối với điểm du lịch có điều kiện thuận lợi đạt từ 5-7 điểm - Hạng III: Đối với điểm du lịch có điều kiện khá thuận lợi từ 2-4 điểm - Hạng IV: Đối với điểm du lịch có điều kiện ít thuận lợi đạt 1 điểm

c. Chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá tài nguyên sinh vật

Để chọn chỉ tiêu và phân hạng đánh giá tài nguyên sinh vật tôi chọn các yếu tố sau: + Vị trí địa lí

+ Khí hậu

+ Động, thực vật quý hiếm + Phong cảnh tự nhiên

+ Cơ sở hạ tầng-cơ sở vật chất kĩ thuật c1. Chỉ tiêu đánh giá

* Vị trí địa lí: Cũng như những điểm du lịch thuộc các loại tài nguyên du lịch khác

thì đối với điểm du lịch thuộc tài ngun sinh vật thì vị trí địa lí có ý nghĩa cơ bản để thu hút sự tò mò, khám phá của du khách.

* Khí hậu: Đối với làng Đại Bình – điểm du lịch thuộc tài nguyên sinh vật thì khí

hậu có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cũng chính nó đã làm cho hệ thực vật ở đây phát triển phong phú, đó là cây ăn quả. Chính khí hậu mát mẻ, trong lành đã làm cho khách rất ưa thích và đến đây khám phá rất nhiều.

* Động, thực vật quý hiếm: Khi xu thế phổ biến của du lịch hiện nay là muốn gắn

bó với thiên nhiên, hịa mình vào thiên nhiên thì đối tượng động, thực vật đóng vai trị hết sức quan trọng. Đối với điểm du lịch làng Đại Bình, thì ở đây có nhiều một hệ thực vật phong phú và đa dạng, đó là rất nhiều loại cây ăn quả. Chính sự phong phú, đa dạng đó đã thu hút đông đảo khách du lịch và tăng thêm giá trị của điểm du lịch này.

* Phong cảnh tự nhiên: Một điểm du lịch muốn thu hút khách du lịch trước hết phải

có phong cảnh tự nhiên đẹp, thơ mộng, làm hài lịng du khách, đó là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên. Phong cảnh tự nhiên là cơ sở, là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch.

* Cơ sở hạ tầng-cơ sở vật chất kĩ thuật: Tương tự như các chỉ tiêu của các điểm du

lịch thuộc tài nguyên du lịch địa hình-địa mạo và thủy văn, các điểm du lịch thuộc tài nguyên sinh vật cũng cần phải có CSHT-CSVCKT phát triển nhằm thu hút khách du lịch và nâng cao giá trị của các điểm du lịch.

c2. Chỉ tiêu phân hạng

Để tiến hành đánh giá chất lượng cho điểm du lịch làng Đại Bình tơi phân loại làm 4 mức độ và cho điểm từng mức độ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 10. Điểm đánh giá chất lượng cho từng yếu tố ở các điểm du lịch thuộc tài nguyên sinh vật

Loại Rất tốt Tốt Khá Trung Bình

Điểm 4 3 2 1

Với 5 chỉ tiêu đánh giá, tổng điểm mỗi điểm du lịch đạt được là 8, tôi phân thành 4 hạng đánh giá như sau:

- Hạng I: Đối với điểm du lịch có điều kiện rất thuận lợi đạt từ 18-20 điểm - Hạng II: Đối với điểm du lịch có điều kiện thuận lợi đạt từ 15-17 điểm - Hạng III: Đối với điểm du lịch có điều kiện khá thuận lợi từ 12-14 điểm - Hạng IV: Đối với điểm du lịch có điều kiện ít thuận lợi đạt dưới 11 điểm

2.3.3 Đánh giá ti ềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn 2.3.3.1 Đánh giá tài nguyên địa hình-địa mạo 2.3.3.1 Đánh giá tài nguyên địa hình-địa mạo

a. Vị trí địa lí

Các điểm du lịch của Nơng Sơn nhìn chung có vị trí tương đối thuận lợi. Đèo Le nằm gần quốc lộ 1A, từ quốc lộ 1A đi theo tỉnh lộ 611 30km, gần trung tâm hành chính huyện Nơng Sơn, Đèo Le và mỏ than Nông Sơn cách nhau chừng 10km. Riêng Hòn Kẽm Đá Dừng, nằm tương đối xa, giáp với huyện Hiệp Đức, phải đi bằng thuyền mới đến được địa điểm này, gây khó khăn cho du khách khi đến địa điểm này. Còn đối với Đèo Le và mỏ than Nơng Sơn có thể hình thành các tuyến du lịch trong ngày do vị trí tương đối gần nhau.

Có thể đánh giá mức độ thuận lợi về vị trí địa lí của các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình-địa mạo qua bảng sau:

Bảng 11. Đánh giá về vị trí địa lí của các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình-địa mạo STT Đánh giá Các điểm Rất tốt Tốt Khá Trung bình Điểm 1 Đèo Le X 3

2 Mỏ than Nông Sơn X 3

3 Hòn Kẽm Đá

Dừng

X 2

b. Địa hình

Đèo Le, mỏ than Nơng Sơn, Hịn Kẽm Đá Dừng là những địa điểm có địa hình độc đáo. Đèo Le thì địa hình tương đối hiểm trở, ngoằn ngoèo, thích hợp cho những du khách muốn trải nghiệm và khám phá những cảm giác mạo hiểm, có thể thích hợp cho việc đi bằng xe đạp để leo lên những con đường ngoằn ngoèo đó, rất thú vị. Hoặc Hòn Kẽm Đá Dừng, với một dạng địa hình cũng hết sức độc đáo, những vách đá dựng đứng, sừng sững, bên dưới là dịng nước của con sơng Thu Bồn thơ mộng len lỏi chảy, đá với nước hòa quyện vào nhau, làm cho nơi đây trở thành một địa điểm nổi tiếng và hấp dẫn đối với du khách. Cịn mỏ than Nơng Sơn, với đặc điểm địa hình-địa chất của nó, sự hình thành và phát triển theo thời gian,…thì đây cũng là một địa điểm thích hợp cho việc nghiên cứu, học tập.

Có thể đánh giá mức độ thuận lợi về địa hình của các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình-địa mạo qua bảng sau:

Bảng 12. Đánh giá về địa hình của các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình- địa mạo STT Đánh giá Các điểm Rất tốt Tốt Khá Trung bình Điểm 1 Đèo Le X 4

2 Mỏ than Nông Sơn X 3

3 Hòn Kẽm Đá

Dừng

c. Khí hậu

Các điểm du lịch trên đều có khí hậu thuận lợi: Đèo Le với độ cao 945m so với mực nước biển kết hợp với suối Mát đã làm cho khí hậu ở đây vô cùng trong lành, mát mẻ hay Hòn Kẽm Đá Dừng với dịng sơng Thu Bồn len lỏi trong những vách đá cũng làm cho khí hậu ở đây không kém phần trong lành mát mẻ. Riêng mỏ than Nơng Sơn thì khí hậu khơng được trong lành do đặc thù của quá trình sản xuất và khai thác than.

Có thể đánh giá mức độ thuận lợi về khí hậu của các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình-địa mạo qua bảng sau:

Bảng 13. Đánh giá về khí hậu của các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình- địa mạo STT Đánh giá Các điểm Rất tốt Tốt Khá Trung bình Điểm 1 Đèo Le X 4

2 Mỏ than Nông Sơn X 2

3 Hòn Kẽm Đá Dừng X 4

d. Phong cảnh tự nhiên

Các điểm du lịch tự nhiên nhìn chung là có phong cảnh tự nhiên hấp dẫn, thu hút khách du lịch, nhất là Đèo Le và Hòn Kẽm Đá Dừng. Đèo Le với quang cảnh hai bên đường đèo rất đẹp kết hợp với phong cảnh của khu du lịch sinh thái Nước Mát- Đèo Le thì đây chính là địa điểm lí tưởng kéo chân du khách ở lại nơi này. Đối với Hòn Kẽm Đá Dừng thì quang cảnh thơ mộng, trữ tình, đá và nước xen lẫn cũng là một địa điểm hết sức lí tưởng.

Bảng 14. Đánh giá về phong cảnh tự nhiên của các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình-địa mạo

STT

Đánh giá

Các điểm

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Điểm

1 Đèo Le X 4

2 Mỏ than Nông Sơn X 3

e. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Đèo Le là địa điểm có CSHT-CSVCKT tốt nhất trong 3 địa điểm trên, với hệ thống các nhà hàng phục vụ du khách dọc chân đèo và trên đỉnh đèo, ở đây cịn có khu du lịch sinh thái phục vu cho nhu cầu của du khách như hồ bơi, nhà hàng đặc sản gà tre,nhà nghỉ…đã làm cho Đèo Le trở thành điểm tham quan, nghỉ dưỡng lý tưởng. Còn đối với Hòn Kẽm Đá Dừng thì cũng đã đầu tư cho những phương tiện như thuyền, ghe để đưa đón khách, tuy nhiên chưa đa dạng các loại hình dịch vụ như giải trí, mua sắm, ăn uống cho du khách. Riêng mỏ than Nông Sơn thì du khách đến đây sẽ trực tiếp vào mỏ để tham quan, do gần trung tâm huyện Nông Sơn nên việc phục vụ nhu cầu cho khách du lịch cũng dễ dàng hơn.

Bảng 15. Đánh giá CSHT-CSVCKT của các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình-địa mạo STT Đánh giá Các điểm Rất tốt Tốt Khá Trung bình Điểm 1 Đèo Le X 4

2 Mỏ than Nông Sơn X 3

3 Hòn Kẽm Đá Dừng X 3

Từ những phân tích, đánh giá trên chúng tôi hệ thống điểm và phân hạng cho các điểm du lịch tự nhiên như sau:

Bảng 16: Đánh giá tổng hợp các điểm du lịch thuộc tài nguyên địa hình-địa mạo địa hình-địa mạo

STT Các điểm du lịch tự nhiên

Tổng điểm Hạng

1 Đèo Le 19 I

2 Mỏ than Nông Sơn 14 III

3 Hòn Kẽm Đá Dừng 17 II

Qua bảng tổng kết trên, có thể nhận thấy rằng các điểm du lịch tự nhiên thuộc tài nguyên địa hình-địa mạo đều thuận lợi để phát triển du lịch. Nhìn chung các điểm đều có vị trí thuận lợi, điều kiện khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh ở đây cũng đa dạng, thơ mộng và trữ tĩnh. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật đang được đầu tư nhiều hơn để hoàn thiện và đồng bộ hơn. Trong đó, Đèo Le và Hịn Kẽm Đá

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)