CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Nông Sơn
2.2.2.2 Sông Thu Bồn
Sơng Thu Bồn với diện tích lưu vực rộng 10.500 km2, dài 198 km, là một trong những sơng nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh cao hơn 2500m, thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa, Tam Quang, huyện Núi Thành. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia, hợp lưu tại Đại Lộc tạo thành hệ thống sơng lớn có vai trị rất quan trọng đối với đời sống và tâm hồn người Quảng. Phần lớn diện tích lưu vực sông chảy trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thượng nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi. Sơng Thu Bồn là dịng chính của hệ thống sơng cùng tên. Phần thượng nguồn của sơng cịn được gọi với một cái tên khác là sông Tranh. sông chảy theo hướng Nam- Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Quế Sơn.
Trên địa phận Nơng Sơn, dịng sơng Thu uốn mình, len lỏi chảy qua những dãy núi trùng điệp. Ngồi trên thuyền xuôi ngược sông Thu Bồn giữa các miền quê
Nơng Sơn, du khách có thể ngắm nhìn và cảm nhận những nét đẹp thiên nhiên hoang sơ nơi thượng nguồn của dịng sơng lớn nhất xứ Quảng. Dọc hai bên bờ sông là những rặng tre um tùm, những làng quê nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm - ươm tơ dệt lụa, với những bãi bắp, biển dâu, những hàng tre rợp bóng đơi bờ, những làng vạn đị ven sông tấp nập, những danh thắng nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, mỏ than Nông Sơn, làng cây trái Đại Bường...
Cịn gì bình n và nhẹ nhàng hơn khi dạo trên sông mà bắt gặp được những hình ảnh như thế. Với vẻ đẹp mộng mơ trữ tình, dịng sơng Thu đã làm say đắm biết bao tấm lòng thi sĩ và đi vào thơ ca một cách dịu dàng như hình ảnh một người thiếu nữ, để lại những ấn tượng sâu sắc cho những ai một lần ghé thăm.
Một ngày chèo thuyền trên sông sẽ cho du khách cảm nhận những nét đẹp rất riêng của dịng sơng xứ Quảng, ánh nắng lấp lánh phản chiếu tạo nên những màu sắc rất đẹp, những vó lưới tung xuống và cất lên trong niềm hoan hởi của ngư dân, những nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ, những lời xã giao thân mật của vùng đất mến khách “hội thuỷ, hội nhân, hội văn hố”. Khơng ồn ã, nhộn nhịp như thị thành nhưng trầm lắng để rồi lắng đọng những cảm xúc trong lòng những du khách.
Mỗi dịng sơng sơng có một triết lí riêng của mình, sơng thu Bồn cũng vậy. Triết lí của nó là sự giao hồ của sóng nýớc, bờ bãi, non núi, cuả một con đò, của mỗi mái chèo và của mỗi con người. Với triết lí ấy, Thu Bồn đã giữ được vẻ đẹp hiền hoà xanh thẳm của mình. Để rồi trải qua bao sóng gió, Thu Bồn vẫn là giải lụa mềm, vắt từ điệp trùng Trường Sơn qua châu thổ và ra biển và là tiếng hát dịng sơng cùng với những nụ cười giản dị mà thân mật.