Phần 4 Kêt quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Thực trạng quản lý vốn kinh doanh tại công tyVipaco
VIPACO
4.1.1. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định.
Ngoài TSCĐ, trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có các tư liệu sản xuất khác như công cụ, dụng cụ nhỏ, thường dung, các đối tượng lao động như nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm…; các tài sản lưu động như tiền mặt, tiền trong thanh toán, sản phẩm hàng háo dự trữ chờ tiêu thụ, chứng khoán ngắn hạn. Các tài sản này về hình thái hiện vật được gọi là TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Do vậy cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo đặc điểm luân chuyển bao gồm có tài sản cố định(tài sản dài hạn) và tài sản lưu động(tài sản ngắn hạn).
Bảng 4.1: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Vipaco Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ %
2014/2013
Tỷ lệ %
2015/2014 Bình quân
Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng
A. Tài sản ngắn hạn 165.877 186.380 177.148 112,36 95,05 103,34
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.854 4.990 13.045 85,24 261,42 149,28 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 44.547 43.811 50.343 98,35 114,91 106,31
3. Hàng tồn kho 111.979 135.563 109.268 121,06 80,60 98,78 4. Tài sản ngắn hạn khác 3.497 2.016 4.492 57,65 222,82 113,34 B. Tài sản dài hạn 34.175 35.767 75.499 104,66 211,09 148,63 1. Tài sản cố định 33.490 35.224 75.499 105,18 214,34 150,15 2. Tài sản dài hạn khác 685 543 79,27 0,00 - Cộng 200.052 222.147 252.647 111,04 113,73 112,38 Nguồn : Phòng Kế Toán
165.877 34.175
Năm 2013
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Sơ đồ 4.1 : Cơ cấu vốn của công ty năm 2013
186.380 35.767
Năm 2014
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
177.148 75.499
Năm 2015
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Sơ đồ 4.3 : Cơ cấu vốn của công ty năm 2015
Qua bảng trên cho thấy Vốn lưu động (TSNH) và các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty gấp khoảng 2-4 lần vốn cố định (TSDH) và các khoản đầu tư dài hạn. Đó là công ty sản xuất và kinh doanh bao bì từ những nguyên liệu nhập khẩu có giá trị cao, mức dự trữ tương đối lớn. Đây là nguyên nhân dẫn đến mức vốn cố định chỉ chiếm 1/4 tổng vốn của công ty.
Và vốn cố định của công ty cũng luôn được bổ sung. Năm 2013 vốn cố định chiếm 17.08% tổng vốn kinh doanh của toàn công ty. Suốt quá trình từ đó đến nay, vốn cố định đã liên tực được bổ sung mua mới đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng cao và đên năm 2015 vốn cố định chiếm 29.88% tổng vốn kinh doanh.
Bảng 4.2: Cấu trúc vốn của công ty
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ % 2014/2013
Tỷ lệ %
2015/2014 Bình quân
1. Tiền / Tổng tài sản 0,029 0,022 0,052 75,86 236,36 133,91
3. Nợ phải thu / Tổng tài sản 0,223 0,197 0,199 88,34 101,02 94,47
2. Hàng tồn kho / Tổng tài sản 0,56 0,61 0,432 108,93 70,82 87,83
4. TSCĐ / Tổng tài sản ( Hệ số đầu tư
TSCĐ) 0,167 0,159 0,299 95,21 188,05 133,81
5. Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản 0,829 0,839 0,701 101,21 83,55 91,96 6. Tài sản dài hạn / Tổng tài sản 0,171 0,161 0,299 94,15 185,71 132,23
Qua bảng 4.2 dựa vào các chỉ tiêu cụ thể có thể thấy : tỷ trọng tiền trên tổng tài sản giảm từ năm 2014 so với năm 2013, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán đã giảm đi, sang đến năm 2015 chỉ tiêu này tăng lên 29,86% tức là khả năng thanh toán đã tăng lên đáng kể tuy nhiên công ty đang lãng phí vốn vì tập trung vào việc thanh toán các khoản phải trả. Năm 2013 có tỷ trọng nợ phải thu cao nhất trong 3 năm nghiên cứu cho thấy năm này doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều nhất, qua năm 2014 và 2015 chỉ tiêu này đã giảm xuống, số vốn bị chiếm dụng đã giảm đi tuy nhiên đã không khuyến khích tăng được doanh thu. Về chỉ tiêu tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản cho thấy năm 2014 cao nhất đồng nghĩa với việc lãng phí vốn nhưng giúp công ty tránh nguy cơ “cháy kho” có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng, năm 2015 chỉ tiêu này thấp nhất giảm 29,13% tuy tăng được hiệu quả sử dụng vốn nhưng có nguy cơ mất khách hàng vì không đáp ứng đủ nhu cầu. Chỉ tiêu hệ số đầu tư TSCĐ của công ty tương đối ổn định và tăng nhiều về năm 2015, TSCĐ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính, bởi chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý của doanh nghiệp cũng tăng lên khi có TSCDDHH và làm giảm thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, năm 2013 và 2015 công ty Vipaco tập trung đầu tư cho tương lai, đòn bẩy tài chính cao tuy nhiên rủi ro trong kinh doanh cũng lớn.
Hai chỉ tiêu cuối cùng cho thấy tỷ suất đầu tư vào các loại tài sản phần lớn vốn huy động được đầu tư vào các loại TSLĐ, năm 2014 tăng 0,01 lần tỷ lệ tăng 0,18%. Tài sản cố định cũng có xu hướng gia tăng, năm 2015 tỷ lệ tăng 85,6% so với năm 2014 tương ứng 0,14 lần. Vipaco là 1 công ty tập trung sản xuất trong khi đó tỷ suất đầu tư cho TSCĐ còn thấp hơn rất nhiều so với TSLĐ do đó công ty cần chú ý nỗ lực đầu tư cho một chiến lược dài hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận ổn định lâu dài trong tương lai.
4.1.2 Thực trạng quản lý vốn kinh doanh tại công ty Vipaco
4.1.2.1 Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Để đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh trước hết chúng ta phân tích việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm 2013, 2014 và 2015. Việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh của công ty được tiến hành theo định kỳ hàng năm, vì vậy ở đây chúng ta đi phân tích nhu cầu vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2013,2014 và 2015. Trong việc xác định nhu cầu VLĐ cần huy động thêm cho năm kế hoạch, công ty dựa trên số liệu bảng cân đối kế
toán năm báo cáo để lập tỷ lệ % trên doanh thu, sau đó đặt ra kế hoạch doanh thu cho năm tới.
Cụ thể hơn công ty ước lượng trực tiếp nhu cầu Vốn theo ngân sách của bản thân doanh nghiệp bằng việc tính toán từng nhu cầu cụ thể sau đó tổng hợp lại. Tổng nhu cầu về Vốn bao gồm nhu cầu về hàng dự trữ tồn kho, phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán…Một phần nhu cầu này sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn phát sinh trong kỳ kinh doanh, thường là các nguồn vồn được chiếm dụng một cách hợp pháp như nợ phải trả cho người bán, vay và nợ ngắn hạn. Do vậy trong phần này ta đi xác định nhu cầu VLĐ mà công ty thực sự phải có kế hoạch tài trợ bằng VLĐ thường xuyên (xem bảng 4.3)
Bảng 4.3: Nhu cầu VLĐ thƣờng xuyên của công ty năm 2013-2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ %
2014/2013
Tỷ lệ % 2015/2014
Bình quân Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng
A. Tài sản ngắn hạn 156.526 179.374 159.611 114,60 88,98 100,98 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 44.547 43.811 50.343 98,35 114,91 106,31 3. Hàng tồn kho 111.979 135.563 109.268 121,06 80,60 98,78 B. Nợ ngắn hạn 126.911 146.053 141.644 115,08 96,98 105,65 Nhu cầu VLĐ thƣờng xuyên 29.615 33.321 17.967 112,51 53,92 77,89 Nguồn : Phòng Kế Toán
Qua Bảng 4.3ta thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty năm 2014 có xu hướng tăng so với năm 2013 với tỷ lệ tăng khá cao (tăng 3.706 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12,51%). Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm 2014 tăng khá cao là do hàng tồn kho và nợ phải thu của công ty tăng cao so với năm 2013. Mặc dù nợ ngắn hạn năm 2014 cũng tăng với tốc độ tương đối nhanh so với năm 2013 (tăng 15,08%), tuy nhiên tốc độ tăng vẫn chậm hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho (tăng 23.584 triệu đồng với tỷ lệ tăng 21,06
Năm 2014, hàng tồn kho gia tăng với tốc độ khá nhanh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nhu cầu vốn lưu động, nợ phải trả giảm 1,65%. Điều đó cho thấy công tác quản trị vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung của công ty năm 2014 chưa được tốt. Lượng hàng tồn kho của công ty không những
khá cao mà còn có xu hướng gia tăng nhanh. Trong năm tới, công ty cần có các chính sách nhằm giải phóng lượng hàng tồn kho như áp dụng chính sách tín dụng thương mại nới lỏng hơn để đẩy nhanh vòng quay của vốn, tránh làm tăng chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao công tác thu hồi nợ như là khuyến mãi, giảm giá cho các khách hàng thực hiện thanh toán sớm, tránh các khoản nợ xấu, nợ khó đòi; đồng thời lập kế hoạch theo dõi các khoản nợ phải trả để trả đúng thời hạn, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
4.1.2.2 Hoạt động lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt
Công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt lên kế hoạch từ đầu kì về nhu cầu vốn cho cả kì kinh doanh. Từ việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh trong công ty tiếp tục lên kế hoạch huy động các nguồn đáp ứng nhu cầu. Và nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt rất lớn, do hàng hoá nhập khẩu là hạt nhựa và thanh toán bằng ngoại tệ. Điều này có nghĩa là công ty cần vốn cho hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, và công ty có nhu cầu về vốn để thanh toán nhập khẩu có giá trị cao.
Để đánh giá nhu cầu về vốn của công ty ta sẽ xem xét bảng số liệu về tình hình kinh doanh và công nợ trong đó bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty. Bảng 4.3 cho biết tình hình công nợ của công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt trong giai đoạn 213-2015.
Bảng 4.4: Tình hình kinh doanh và nợ của công ty Vipaco giai đoạn 2013-2015 giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ % 2014/2013 Tỷ lệ % 2015/2014 Bình quân Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Doanh thu bán hàng 217.837 292.029 329.502 134,06 112,83 122,99 Vốn chủ sở hữu 61.979 68.169 102.483 109,99 150,34 128,59 Vốn vay, trong đó 138.074 153.980 150.164 111,52 97,52 104,29 - N ợ ngắn hạn 126.911 146.053 141.644 115,08 96,98 105,65 - Nợ dài hạn 11.162 7.926 8.519 71,01 107,48 87,36 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, đánh giá kết quả kinh doanh
Doanh thu bán hàng của công ty Bao bì Việt tăng đều qua các năm. Cùng với tốc độ tăng doanh thu, vốn chủ sở hữu cũng tăng đều và nợ cũng tăng lên. Nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn thể hiện ở mức độ vay ngắn hạn và dài hạn do đã trình bày ở trên là đặc trưng kinh doanh mặt hàng sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu đòi hỏi vốn lớn. Đồng thời do thời gian quay vòng vốn lâu, ảnh hưởng đến các vấn đề công nợ, nhu cầu vốn cho các hoạt động của cả công ty.
Lên kế hoạch về nhu cầu vốn của công ty chủ yếu nhằm trang trải một số khoản sau: thanh toán hàng nhập khẩu chuyên dùng của ngành do công ty ít được hưởng tín dụng trả chậm từ nhà xuất khẩu, hoặc thời gian hưởng tín dụng cũng tương đối ngắn khoảng ba tháng đến một năm là chủ yếu. Khoản thanh toán thứ hai quan trọng là thanh toán các khoản lương, một phần chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất trong công ty, tiến hành nộp các khoản cho nhà nước như thuế, nộp ngân sách và một số khoản khác.
Năm 2013 doanh thu thấp nhất trong các năm phân tích nên nhu cầu về vốn cũng thấp hơn cả. Và doanh thu cũng tăng đều qua các năm nên nhu cầu vốn cũng tăng theo. Để đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng lớn cho hoạt động kinh doanh công ty Bao bì Việt đã huy động từ hai nguồn: từ vốn chủ sở hữu của công ty, và đi vay. Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỉ trọng chỉ khoảng 1/2 vốn vay. Hàng năm công ty cũng có tiến hành bổ xung các vốn kinh doanh bằng các nguồn tự có thông qua việc trích lại lợi nhuận, trích các quĩ để tăng vốn cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tiếp theo. Các khoản đi vay chủ yếu là vay ngân hàng, nợ tín dụng của người bán và một phần huy động từ cán bộ nhân viên trong công ty, nhưng tỉ lệ này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong khoản vay của doanh nghiệp.
Về cơ cấu vốn trong kinh doanh theo bảng 4.3 ta thấy rằng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm trung bình khoảng 40% so với vốn vay. Trong cơ cấu vốn vay của công ty là vốn vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng trung bình khoảng 80% trong tổng số vốn vay của công ty. Và một điểm nổi bật nữa trong cơ cấu vốn vay ngắn hạn là chủ yếu là nợ tiền hàng nhập khẩu và một phần nợ tiền mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Đối với các khoản nợ dài hạn đều là đi vay từ ngân hàng. Và các khoản này được đầu tư vào mua sắm thiết bị sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở của toàn công ty. Các hoạt động tài trợ cho việc nâng cấp thiết bị sản xuất, tăng cường
máy móc cho hoạt động kinh doanh cũng được huy động từ vốn vay dài hạn của ngân hàng. Vốn dành cho hoạt động liên doanh liên kết với các đơn vị trong nghành để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng một phần được lấy từ khoản vay dài hạn trên.
Như vậy, qua phân tích tình hình kinh doanh, xác định nhu cầu vốn theo cách tính toán như đã trình bày cũng như phân tích các khoản công nợ ta cho thấy nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty Bao bì Việt rất lớn, công ty cũng đã huy động từ nhiều nguồn để đáp ứng yêu cầu về vốn trong các hoạt động của mình. Và các biện pháp huy động vốn của công ty Vipaco cũng sẽ còn được tiếp tục phân tích kĩ hơn ở phần sau, để thấy được hoạt động quản trị vốn của công ty có những thuận lợi và khó khăn gì, từ đó sẽ đưa ra những giải pháp ở phần sau để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vốn kinh doanh ở công ty trong thời gian tới.
Lập kế hoạch vốn bằng tiền
Việc thu hồi nhanh và giảm tốc độ chi tiêu vốn bằng tiền trong phạm vi những giới hạn về vị thế tín dụng của doanh nghiệp là những nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền rất quan trọng. Nhưng chỉ riêng những nguyên tắc này thì không đủ hỗ trợ cho nhà quản trị tài chính trong việc thỏa mãn nhu cầu chi tiêu và đầu