Tổ chức bộ máy công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao vì việt (Trang 51 - 54)

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

Nhiệm vụ:

 Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc công ty, Phó giám đốc tài chính, Phó giám đốc điều hành và trợ lý giám đốc.

Ban giám đốc là cấp cao nhất lãnh đạo công tác sản xuất kinh doanh của Công ty. Có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác sản xuất kinh doanh cảu công ty. Ban Giám Đốc Phòng Hành Chính – Nhân Sự Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Quản lý sản xuất Phòng Quản lý chất lượng Xưởng I Xưởng II

Phê duyệt, thay đổi các chính sách, quy định, cơ cấu tổ chức của công ty phù hợp với pháp luật hiện hành.

Thực hiện việc ký kết, gia hạn, kết thúc hợp đồng lao động, bổ nhiệm, bãi nhiệm đối với nhân viên của Công ty.

Thực hiện ký duyệt lương và thanh toán lương cho CBCNV toàn công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty.

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động và vị trí địa lý cụ thể, Ban GĐ sẽ phân công chức năng nhiệm vụ chuyên trách cho từng thành viên trong Ban GĐ và có thể ủy quyền cho các Phó Giám đốc chuyên trách/Trưởng phòng, cũng như ủy quyền trong nội bộ trong Ban Giám đốc thực hiện các công việc cụ thể.

- Giám Đốc: Tổng giám đốc là người đại diện pháp lý của Công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước các thành viên góp vốn về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định hiện hành.

- Phó Giám đốc Tài chính: Đề ra phương pháp sử dụng hiệu quả nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp. Đầu tư vốn của của Công ty một cách khôn ngoan nhất. Tìm cơ hội đầu tư tốt nhất, quyết định thời gian sử dụng những tài sản hiện có và nhu cầu thay thế bổ sung tài sản mới. Phân tích tài chính và xác định điểm mạnh, điểm yếu của Công ty để lập kế hoạch sử dụng vốn và kiểm soát vốn nhằm tăng năng lực sản xuất vàcạnh tranh với bên ngoài. Xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo cho tài sản Công ty được sử dụng hiệu quả, phát huy tối đa công suất, không để Công ty lâm vào tình trạng nợ nần.

- Phó Giám đốc điều hành: Chịu trách nhiệm chính trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đảm bảo hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của Công ty được hoạt thành ở mức tối đa. Trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh và về hoạt động của các phòng ban của Công ty trong phạm vi được phân công.

- Trợ lý Giám đốc: Giúp Tổng Giám đốc duy trì hoạt động điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty. Tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động của Công ty của các Phòng ban thông qua báo cáo và báo cáo của các bộ phận. Trợ giúp Tổng Giám đốc xây dựng định hướng chiến lược phát triển Công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc triển khai và thực hiện các chiến lược phát triển của Công ty.

- Phòng Tài chính - Kế Toán: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà Nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc tài chính kế toán. Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.

- Phòng hành chính-nhân sự: Đại diện cho Công ty trong việc quan hệ với các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp Nhà Nước chuyên ngành hay tổ chức công lập để tham gia công tác xã hội, văn hóa, thể thao văn nghệ.. Tổ chức giám sát công tác an toàn lao động và vệ sinh công cộng trong toàn Công ty. Giám sát việc chấp hành các quy chế, nội quy lao động của cán bộ công nhân viên. Lập các báo cáo về công tác thi đua khen thưởng.

- Phòng Quản lý sản xuất: Triển khai sản xuất hàng hóa theo đúng các kế hoạch, lệnh sản xuất, các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của Công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc và Ban Kế Hoạch & Điều Hành. Nhận các phân công công việc cụ thể cho từng tổ, đội, từng công nhân, triển khai thực hiện mọi kế hoạch sản xuất của Công ty theo quy trình công nghệ.

- Phòng Quản lý chất lượng: Kiểm tra chất lượng sản phẩm định kì hoặc đột xuất(Độc lập với hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm của các đơn vị sản xuất). Thống kê kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn công ty. Xây dựng các hệ thống quản lý: Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng các chính sách và mục tiêu chất lượng, môi trường…Xây dựng và hoàn thiện các quy trình chung theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001… để áp dụng chung trong toàn công ty. Đào tạo và phối hợp đào tạo nhận thức về các hệ thống quản lý theo quá trình và định hướng chất lượng và hướng vào khách hàng.

- Phòng kinh doanh: Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện như : Phân tích khách hàng và kênh tiêu thụ, tìm hiểu thị trường và các đơn vị cạnh tranh trong khu vực, lập kế hoạch marketing (kế hoạch quảng cáo, kế hoạch tiếp thị, khuyến mại, kế hoạch bán hàng). Quản lý doanh thu, công nợ khách hàng. Tổng hợp doanh thu các sản phẩm trong công ty, theo dõi công nợ của các khách hàng để đảm bảo chốt công nợ đúng hạn, chính xác. Soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán. Marketing và chăm sóc khách hàng.

3.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm

Quy trình sản xuất bao bì là quá trình sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa tuân theo một quy chuẩn xác định theo tiêu chuẩn của đơn vị sản xuất. Các sản phẩm công nghiệp và đặc biệt là bao bì nhựa được sản xuât theo quy trình sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian sản xuất, giảm thiểu chi phí quản lý và các chi phí phát sinh.

Công ty Vipaco chuyên sản xuất bao bì , các loại bao bì nhựa, túi nhựa,…với mẫu mã đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, giá thành tốt nhất trên thị trường. Với Slogan : Hợp tác xây dựng cùng phát triển

Sau đây là quy trình sản xuất bao bì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao vì việt (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)