Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao vì việt (Trang 45 - 49)

Phần 2 .Tổng quan tài liệu

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm về quản lý vốn trên thế giới

Tại Nhật Bản : Là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, có xuất phát điểm kinh tế thấp, lại bị chiến tranh phá hoại nặng nề, Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc với sự đóng góp lớn của các hệ thông doanh nghiệp. Chia sẻ nhiều bí quyết tạo nên sự thần kỳ về phát triển kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp đều đề cập đến các biện pháp quản lý vốn hiệu quả sau:

- Đầu tiên phải xác định chiến lược đầu tư đúng đắn, mềm dẻo của đơn vị trong khoảng thời gian tương đối để lập kế hoạch xác định nhu cầu vốn hiệu quả.

- Chú trọng đầu tư vốn cho việc phát triển nguồn nhân lực lâu dài, chất lượng cao, có khả năng thích nghi với tiến bộ khoa học kĩ thuật.

- Ưu tiên vốn cho những đầu tư về thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến. Xu thế chung, các thiết bị công nghệ tiên tiến sẽ thay thế lao động của con người, tạo ra những giá trị sản xuất to lớn.

- Khai thác tối đa nguồn vốn từ bên ngoài, sử dụng sức mạnh kết hợp từ nhiều đơn vị.

- Tổ chức kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn qua tùng giai đoạn cụ thể.

2.2.2 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam

Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh qua 38 năm hình thành và phát triển, đến nay nhựa Bình Minh vẫn được người tiêu dung đánh giá là doanh nghiệp nhựa hàng đầu và uy tín trong ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa vật liệu xây dựng nói riêng. Công ty Nhựa Bình Minh chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác quản lý vốn cho các đơn vị trong ngành.

- Phải có tỷ trọng VLĐ đủ lớn để luân chuyển cho các kế hoạch kinh doanh. - Kiểm soát tốt nguồn đầu vào,đặc biệt sử dụng nguồn tài trợ là các khoản phải trả cho các đơn vị cung ứng các nguyên liệu đầu vào.

- Hạn chế các nguồn tài trợ vốn có chi phí sử dụng cao.

- Lập quỹ khấu hao, giảm chi phí sửa chữa TSCĐ thông qua bảo hành hoặc ký hợp đông bảo dưỡng tài sản hằng năm với các đơn vị chuyên sửa chữa.

- Lập kế hoạch luân chuyển tiền một cách chặt chẽ, có các phương án sử dụng vốn dự phòng, huy động nguồn vốn trong các trường hợp khẩn cấp.

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Vipaco

Từ cứu kinh nghiệm trên thế giới và các doanh nghiệp trong nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công ty Vipaco

- Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định (TSCĐ) mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định.

- Quản lý quỹ khấu hao TSCĐ. Có đầy đủ sổ sách và tài khoản để theo dõi khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp theo đúng chế dộ kế toán quy định. Ghi chép đầy đủ và chính xác số tiền trích khấu hao và tình hình sử dụng quỹ khấu hao trong từng kỳ của doanh nghiệp. Trong kỳ, doanh nghiệp cần có kế hoạch phân phối sử dụng tiền trích khấu hao cho phù hợp vơi nguồn vốn đàu tư hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.(quantri.vn)

- Quản lý nợ phải thu. Để rútngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, nhà quản lý SME nên đưa ra một giải pháp toàn

diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.

+ Quy định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất... của từng khách hàng.

+ Quy định về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ khác nhau trong nội bộ DN, từ tổng giám đốc, giám đốc bán hàng, trưởng phòng, đến nhân viên bán hàng.

+ Thưởng hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt được chỉ tiêu đề ra để động viên, khuyến khích nhân viên làm việc.

- Quản trị tiền mặt. Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của DN. Vì thế, nhà quản lý cần phải tập trưng vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ DN và/hoặc của bên thứ ba. Quản trị tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của DN, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

- Quản lý hàng tồn kho. Xác định mức độ hàng tồn kho cho phép để sản xuất không bị gián đoạn nhưng làm giảm đầu tư nguyên liệu - và giảm thiểu chi phí sắp xếp lại - và do đó làm tăng lưu lượng tiền mặt. Bên cạnh đó, thời gian giao hàng trong sản xuất nên được hạ thấp để giảm Công trong quá trình (WIP) và tương tự, Hàng hóa thành phẩm phải được giữ trên mức càng thấp càng tốt để tránh sản xuất quá mức - xem quản lý chuỗi cung cấp, sản xuất kịp thời(JIT); số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ); số lượng kinh tế.

- Tài chính ngắn hạn. Xác định nguồn tài chính thích hợp, cho chu kỳ chuyển đổi tiền mặt: hàng tồn kho được tài trợ lý tưởng bởi tín dụng được viện trợ của nhà cung cấp; tuy nhiên, nó có thể là cần thiết để sử dụng một cho vay (hoặc thấu chi) ngân hàng, hoặc "chuyển đổi con nợ thành tiền mặt" thông qua " bao thanh toán".

2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan

Đã có một số nghiên cứu liên quan đến tình hình quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp như sau.

- Tác giả Phạm Thị Tường Vân và Nguyễn Thị Hải Bình(2012) đã nghiên cứu việc quản lý vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước bằng việc so sánh phương pháp quản lý tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hungary, Singapore….Từ đó tác giả đưa ra một số bà học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý và sử dụng vố có hiệu quả. Tạp chí tài chính số 9/2012.

- Tác giả Hà Thị Kim Duyên(2011) có nghiên cứu về: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phẩn xây dựng điện VNECO 8”. Tác giả đã đưa ra số liệu khảo sát thực tế về thực trang hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005-2009. Nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân về hạn chế của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty như : công ty phải chịu tác động chung khi thị trường xây dựng điện ngày càng được xã hội hóa, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt bao gồm cả cạnh tranh không lành mạnh. Năng lực của con người, thiết bị của một số bộ phận chưa đáp ứng được tình hình sản xuất hiện nay dẫn đến việc sản xuất ở một số công trình bị chậm. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn tiếp theo như nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động, cải thiện thiết bị máy móc…..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư ứng dụng sản xuất bao vì việt (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)