Bên cạnh những thành tích đạt được, không thể không nhắc tới những hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty như:
- Giá vốn hàng bán và một số khoản chi phí khác như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay đều gia tăng mạnh so với năm 2013 làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cũng như lợi nhuận thu được. Tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng là do trong năm 2015 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, đây là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp, của cả nền kinh tế khi mà lạm phát đang tăng cao, giá cả leo thang khó kiểm soát.
- Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ, chiếm mất một khoản vốn lớn bị ứ đọng hoặc luân chuyển chậm không sử dụng được. Đồng thời lại mất thêm các khoản chi phí để lưu giữ, bảo quản. Khối lượng hàng tồn kho tăng lên làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, công ty lại không lập dự phòng dự trữ HTK khi mà nền kinh tế có nhiều biến động và khó khăn như hiện nay.
- Các khoản phải thu tăng trong khi các khoản phải trả giảm làm mất đi một nguồn vốn bổ sung tạm thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng chi phí huy động vốn, chi phí thu hồi nợ cũng như xuất hiện tình trạng nợ xấu, khó đòi.
- Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của công ty không được tốt, hệ số hao mòn có xu hướng gia tăng làm ảnh hưởng lớn đến năng lực hoạt động các tài sản của công ty. Hiệu suất sử dụng TSCĐ có xu hướng giảm cho thấy công ty quản trị vốn cố định chưa có hiệu quả, hệ số sinh lời rất thấp và giảm qua các năm, chi phí nhiều nhưng lợi nhuận thu được chưa nhiều.
- Công tác quản trị vốn lưu động của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả. Số vòng quay vốn tăng giảm thất thường, số ngày luân chuyển tăng lên kéo theo sức sinh lời VLĐ và hệ số đảm nhiêm qua các năm không ổn định.
Thông qua việc khái quát về thành tựu đạt được cũng như hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong những năm hoạt động vừa qua, trong thời gian tới, công ty phải có những biện pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty .
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VIPACO
4.2.1 Ảnh hƣởng về sử dụng vốn kinh doanh nói chung
Bảng 4.15: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 Tỷ lệ % 2014/2013 Tỷ lệ % 2015/2014 Bình quân 1.Doanh thu thuần Triệu đồng 217.387 292.029 329.502 134,34 112,83 123,12 2.Tổng nguồn vốn bình quân Triệu đồng 145.076 211.101 237.398 145,51 112,46 127,92 3.Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 4.624 6.084 9.048 131,57 148,72 139,88 4.Nguồn vốn CSH bình quân Triệu đồng 44.961 65.074 85.327 144,73 131,12 137,76 5.Lợi nhuận SXKD Triệu đồng 4.904 4.872 7.585 99,35 155,69 124,37 6.Vòng quay tổng vốn(1/2) vòng 1,498 1,383 1,388 92,32 100,36 96,26 7.Tỷ suất lợi nhuận SXKD(3/1) % 0,021 0,021 0,027 100,00 128,57 113,39 8.Tỷ suất lợi nhuận CSH(3/4) % 0,103 0,093 0,106 90,29 113,98 101,45 9.Tỷ suất LN/DTT(5/1) % 0,023 0,017 0,023 73,91 135,29 100,00 Nguồn : Phòng Kế Toán
Từ bảng 4.14 cho thấy số vòng quay tổng vốn năm 2014 giảm đi so với năm 2013, cụ thể giảm 0,12 vòng tương đương giảm 7,68%, năm 2015 tăng so với năm 2014 0,005 vòng tương ứng với 0,33%, đây là một điều đáng lo ngại. Tỷ suất lợi nhuận SXKD 2 năm 2013 và 2014 không thay đổi, năm 2015 tăng so với
năm 2014 là 0,007 tương đương 31,8%. Cho thấy tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận tỷ lệ thuận với nhau.
Tỷ suất lợi nhuận CSH năm 2014 giảm 0,01 lần so với năm 2013, năm 2015 lại tăng 0,013 lần so với năm 2014, tình hình có vẻ tốt hơn trước. Mặc dù các chỉ tiêu đều tăng nhưng tỷ suất lại thay đổi thất thường cho thấy tốc độ tăng chưa ổn định.
4.2.2 Ảnh hƣởng do tổ chức và quản lý vốn cố định
Qua phân tích cho thấy vốn kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm, một phần do tài sản cố định tăng lên, nó được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 4.16: Đánh giá sự biến động vốn cố định năm 2013-2015
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ % 2014/2013 Tỷ lệ % 2015/2014 Bình quân Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Tổng NG TSCĐ 48.118 56.028 91.868 116,44 163,97 138,17 Giá trị hao mòn lũy kế -14.805 -21.299 -27.461 143,86 128,93 136,19 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 177 495 11.092 279,66 2240,81 791,62 Vốn cố định 33.490 35.224 75.499 105,18 214,34 150,15 Nguồn : Phòng Kế Toán
Năm 2015 do đầu tư quá nhiều máy móc thiết bị nên năm 2014 nguyên giá TSCĐ đã tăng lên 35.840 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 63,97%. Khi nguyên giá TSCĐ tăng lên thì giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ cũng tăng lên một cách đáng kể, cụ thể tăng 6.162 triệu đồng về số tuyệt đối, nhưng xét về mặt tương đối chỉ tăng 28,93% so với năm 2014. Chi phí xây dựng dở dang của công ty tăng vọt lên 10.597 triệu đồng là do công ty trong năm 2015 bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất xây dựng thêm nhà máy sản xuất.
4.2.3 Ảnh hƣởng do tổ chức và quản lý sử dụng vốn lƣu động
Thiếu sót của Công ty trong việc quản lý các khoản phải thu đó là khi có các khoản nợ phải thu khó đòi phát sinh do khách hàng không thực hiện nghĩa
vụ thanh toán. Các chủ đầu tư luôn chậm trễ và trì hoãn quá trình thu hồi vốn của công ty, làm giảm quá trình luân chuyển vốn ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây đều là các khoản nợ đọng công trình chậm thanh toán kéo dài hàng năm. Như vậy vòng quay VLĐ của công ty bị thiệt hại một tỷ lệ đáng kể, giảm sức cạnh tranh và tình hình sử dụng vốn.
Hàng tồn kho của công ty tăng nhanh, chứng tỏ công ty còn tồn đọng nhiều sản phẩm sản xuất dở dang, tồn đọng nguyên vật liệu trong kho. Mặc dù khả năng thanh toán của công ty tăng lên nhưng nó vẫn là quá thấp. Khả năng thanh toán của công ty còn khá thấp trong khi tỷ lệ nợ phải tả của công ty là khá cao. Doanh nghiệp cần tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng này.
4.3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VIPACO
4.3.1 Định hƣớng, mục tiêu phát triển của công ty Vipaco
Để đảm bảo luôn luôn có đủ lượng vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao, rủi ro thấp nhất Công ty phải chủ động tìm kiếm mọi nguồn vốn có thể huy động; phân tích và so sánh rủi ro tín dụng cũng như so sánh chi phí sử dụng vốn từ các nguồn này để lựa chọn nguồn vốn huy động theo phương châm đa dạng hoá nguồn cung ứng vốn thích hợp với Công ty. Muốn vậy, Công ty phải có giải pháp chủ yếu sau:
- Phải xây dựng chiến lược hay kế hoạch huy động vốn phù hợp với thực trạng thị truờng và môi truờng kinh doanh trong từng thời kỳ. Đồng thời trong quá trình hoạt động Công ty phải lấy chiến lược hay kế hoạch làm công cụ định hướng cho hành động của mình.
- Tạo niềm tin nơi cung ứng vốn. Uy tín, danh tiếng của Công ty với khách hàng là tài sản vô giá không phải chỉ trên thị trường tiêu thụ mà còn cả trên thị trường tài chính.
- Chứng minh mục đích sử dụng vốn. Công ty phải xây dựng luận chứng kinh tế – kỹ thuật vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và cho các dự án đầu tư cụ thể nói riêng.
- Huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị trục trặc vì thiếu vốn.
- Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng vốn theo các tiêu thức thích hợp một cách thường xuyên. Chọn tiêu chẩn đánh giá hiệu quả thích hợp như mức trung bình của các doanh nghiệp trong ngành để so sánh, đánh giá.
a) Triển vọng và kế hoạch trong tương lai
Duy trì , ổn định và phát triển thị trường trong tỉnh đồng thời xí nghiệp đã hướng tới việc nâng cao chất lượng và giá trị của công trình, mở rộng danh mục công trình thi công, mở rộng địa bàn hoạt động ra miền trung và miền nam.
Nghiên cứu p hát triển và ứng dụng một số trang thiết bị, máy thi công theo nhu cầu thị trường nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục đầu tư thêm công nghệ mới, dây chuyền máy móc hiện đại để tạo ra hàng hóa có chất lượng cao.
Quản lý tốt hoạt động SXKD của công ty để doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động tăng trưởng ổn định.Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, phát huy sang tạo và công hiến của người lao động.
Kế hoạch SXKD năm 2016, định hướng năm 2020
Căn cứ vào kết quả thực hiện SXKD năm 2015, máy móc thiết bị và năng suất khai thác hiện tại, xu hướng phát triển sản phẩm của ngành sản xuất bao bì nhựa và những chuyển biến của thị trường, công ty dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch thực hiện đến năm 2016 và định hướng năm 2020 như sau:
Bảng 4.17: Chỉ tiêu kế hoạch thực hiện năm 2016, định hƣớng 2020
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2020
Vốn chủ sở hữu (tr.đ) 428.353 556.859
Doanh thu bán hàng (tr.đ) 133.229 173.197
Lợi nhuận trước thuế (tr.đ) 12.968 16.859
Nguồn : Phòng Kế Toán
Phương hướng phát triển của công ty
Để xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và bền vững, công ty tiếp tục sắp xếp và đổi mới. Công ty đã có những biện pháp cụ thể về tổ chức quản lý SXKD cho năm 2016 và những năm sắp tới.
Giám sát và triển khai thực hiện việc quản lý đơn vị theo quy định Điều lệ đơn vị và các quy chế quản lý nội bộ đã ban hành.
Mở rộng hợp tác đầu tư với các công ty, đơn vị lớn trong va ngoài địa phương có uy tín và thương hiệu mạnh để thực hiện các dự án lớn.
Chú trọng xây dựng thương hiệu, giới thiệu hình ảnh xí nghiệp qua các phương tiện đại chúng và website của công ty.
Xây dựng và triển khai các trương trình hành động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty như giảm tiêu hao nguyên vật liệu, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Khuyến khích nghiên cứu công nghệ mới có tính thực tiễn cao, từng bước cải tiến công nghệ cũ nhằm khai thác tối đa công suất phục vụ sản xuất manglaij hiệu quả SXKD.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tổ chức bộ máy nhân sự hoạt động hiệu quả, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế hoạt động trong tình hình mới.
Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để đón đầu về nhu cầu sản phẩm của khách hàng ngày càng nhiều trong tương lai.
Chủ động trước các nhu cầu trong tương lai của khách hàng bằng cách mở rộng nghiên cứu về công nghệ, thị trường, dự báo tình hình và xu hướng phát triển của ngành có những thay đổi kịp thời và phù hợp.
Phương hướng quản trị vốn kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt trong những năm tới đây, cụ thể là đến năm 2020 sẽ bao gồm những vấn đề sau:.
- Tiến hành đầu tư mạnh vào các mặt hàng kinh doanh có hiệu quả cao, loại bỏ các mặt hàng hiệu quả kém và nhỏ lẻ. Tăng cường hơn nữa vốn cho kinh doanh nhập khẩu thiết bị, tiến hành đầu tư nghiên cứu cải tiến kĩ thuật và công nghệ sản xuất thiết bị vật tư.
- Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn công ty tập trung vay các nguồn vốn trung và dài hạn để ổn định kinh doanh tránh những biến động về vốn lớn, vì các mặt hàng kinh doanh của công ty có giá trị rất lớn và thời gian thu hồi vốn cũng tương đối lâu, nếu tiếp tục vay vốn ngắn hạn sẽ gặp nhiều khó khă trong việc trả nợ ngân hàng.
- Có chính sách đánh giá tài sản và tỉ lệ khấu hao tài sản phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày nay để tiến hành mua mới và hiện địa hoá thiết bị sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm sản xuất ra của công ty.
- Cơ cấu lại các khoản nợ, có phương án đối với các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng. Tiến hành giải quyết dứt điểm các khoản cho vay khó đòi.
- Giảm các chi phí bất hợp lí trong quá trình sản xuất kinh doanh, tính toán mức dự trữ sản phẩm phù hợp, giảm chi phí bảo quản, lưu kho bãi, chi phí trông coi hàng hoá.
- Liên kết, liên doanh với các nhà xuất khẩu nước ngoài, tiến hành đầu tư vào ngành sản xuất bao bì. Đồng thời cũng tiến hành liên kết với các bạn hàng trong nước để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trên đây là những vấn đề chủ yếu của phương hướng quản trị vốn của công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất bao bì Việt trong thời gian tới. Và phương hướng trên sẽ được cụ thể hoá thành các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh. Để đạt được được mục tiêu phương hướng đề ra một số kiến nghị cũng được đề cập tới làm hành lang pháp lí và tạo môi trường thuận lợi cho việc giành được mục tiêu giải pháp.
4.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh của công ty Vipaco Vipaco
Quản trị vốn trong doanh nghiệp có tầm quan trong đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn kinh doanh là kết quả tổng hợp của các khâu, các bộ phân trong sản xuất kinh doanh, từ phương hướng sản xuất kinh doanh đến các biện pháp tổ chức thực hiện như quản lí, theo dõi, kiểm trả các hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích của quản trị vốn trong doanh nghiệp là bảo đảm nhu cầu tối đa về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi các nguồn vốn của công ty lại có giới hạn. Để bảo đảm được mục đích trên, yêu cầu cơ bản của sử dụng vốn là:
4.3.2.1 Giải pháp về lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới
Nợ ngắn hạn của công ty trong giai đoạn vừa qua một phần lớn là vay và nợ ngắn hạn đó là công ty trực tiếp nợ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nợ cán bộ nhân viên công ty, nợ bạn hàng khác. Các khoản nợ đó lại lớn hơn vốn kinh doanh của công ty theo ước tính kế hoạch đặt ra đầu năm. Chính vì lí do đó nên đã đến lúc cần xem xét lại cách tính toán về nhu cầu vốn kinh doanh của công ty, để từ đó công ty có biện pháp huy động vốn kịp thời có hiệu quả tránh tình trạng nợ ngắn hạn lớn, kinh doanh luôn trong trạng thái căng thẳng vốn.
xác định xem khoảng bao nhiêu là đủ. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay có lẽ sử dụng phương pháp sau đây sẽ phù hợp hơn việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh là 30% doanh thu dự kiến. Và công thức xác định nhu cầu vốn được trình bày ở phần này sẽ sát với thực tiễn nhu cầu vốn của công ty hơn là cách tính nhu cầu vốn dựa vào doanh thu dự tính hàng kì rồi nhân với một hệ số nào đó. Vì thực tế doanh thu trong kì lại là nhân tố biến động tương đối mạnh, phụ thuộc