Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ % 2014/2013 Tỷ lệ % 2015/2014 Bình quân Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng I. Tiền 5.854 4.990 13.045 85,24 261,42 149,28 1. Tiền mặt VNĐ 367 2.448 2.068 667,03 84,48 237,38 2. Tiền gửi ngân hàng VNĐ 1.646 636 2.195 38,64 345,13 115,48 USD 3.841 1.907 8.781 49,64 460,57 151,20 Nguồn : Phòng Kế Toán
Trong tổng vốn lưu động của công ty Vipaco , vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ, năm 2013 vốn bằng tiền của công ty chỉ chiếm 3.53 % tương ứng với 5,854 triệu đồng. Đến năm 2014 giảm xuống 2,68% tương ứng với 4,990 triệu đồng. Năm 2015 tăng vọt lên 7,36 % tương ứng với 13,044 triệu đồng. Qua bảng trên cho thấy số vốn bằng tiền của công ty thay đổi chủ yếu là do các khoản tiền gửi ngân hàng thay đổi là chủ yếu.
Tiền mặt tại quỹ là bộ phận quan trọng cấu thành nên vốn bằng tiền của công ty. Năm 2013 tỷ trọng của khoản vốn này rất thấp chỉ chiếm 0,22% nhưng đến năm 2014 đã tăng vọt lên 1,31% tương ứng với giá trị tăng 2,081 triệu đồng. Điều này cho thấy năm 2014 công ty đã có nhu cầu khá lớn về khoản vốn này để mua nguyên vật liệu trong nước bằng cách thanh toán trực tiếp, đồng thời làm tăng khả năng thanh toán tức thời cho công ty khi xuất hiện nhu cầu thanh toán các khản nợ đến hạn.
Tiền gửi ngân hàng là bộ phận lớn nhất của vốn bằng tiền của công ty. Trong nền kinh tế thị trường , xu hướng chung là các doanh nghiệp giao dịch qua
ngân hàng, phương thức này giúp cho hoạt động kinh tế được an toàn hơn. Và vào thời điểm cuối năm các khách hàng nước ngoài thường tập trung thanh toán hết các khoản nợ còn ứ đọng do đó mà trong phần tiền gửi ngân hàng số tiền ngoại tệ lại nhiều hơn tiền việt nam đồng.
Nhìn chung mức dự trữ vốn bằng tiền và cơ cấu của nó được công ty xác định như vậy là chưa thực sự hợp lý công ty đang để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Mức dư tiền gửi ngân hàng như hiện tại là quá lớn. Công ty nên mở rộng sản xuất, đầu tư mới vào các lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận.
Quản lý vốn bằng tiền trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được luồng tiền ra vào, các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong kỳ , đồng thời lập kế hoạch tài chính ngắn hạn , dự báo các luồng thu, chi bằng tiền phát sinh trong các tháng, nhu cầu và khả năng tiền mặt, để chủ động trong đầu tư hoặc huy động vốn tài trợ .Quản lý ngân quỹ không phải là việc điều hoà ngân quỹ theo cảm tính hay tuỳ cơ ứng biến mà để thực hiện thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành các bước trong nội dung quản lý ngân quỹ theo một trình tự có tính khoa học .
Các khoản nợ phải thu
Việc xem xét các khoản phải thu của công ty sẽ cho ta một cái nhìn tổng quan về hiệu quả công tác quản lý vốn của công ty. Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn kinh doanh của công ty Vipaco.
Sơ đồ 4.5: Cơ cấu các khoản phải thu năm 2014
Sơ đồ 4.6: Cơ cấu các khoản phải thu năm 2015
Qua bảng 4.7 cho thấy trong tổng cộng các khoản phải thu thì chỉ tiêu phải thu của khách hàng cao nhất và có xu hướng tăng qua các năm. Mặc dù năm 2014 giảm 194 triệu động so với năm 2013 nhưng mức giảm này không đáng kể. Năm 2015 chỉ tiêu này tăng 3.482 triệu đồng so với năm 2014, mức tăng 8,2%. Các khoản phải thu khách hàng tăng có thể do các nguyên nhân:
- Hoạt động kinh doanh tốt nên doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn. Từ đó đó khoản phải thu tăng lên.
- Công tác đẩy mạnh thanh toán của khách hàng trong việc thực hiện hợp đồng. Công ty thu hồi những khoản phải thu của những năm trước nên khoản phải thu của năm 2015 tăng so với 2014.
- Công ty mở rộng địa bàn hoạt động nên kinh doanh với những khách hàng mới nên tạo điều kiện cho những khách hàng đó trong việc cho nợ, điều này vừa giúp cho công ty tìm được khách hàng mới, vừa giúp cho khách hàng.
Phải trả trước cho người bán: đây là việc người mua cấp tín dụng cho người bán. Khoản trả trước chỉ xuất hiện ở năm 2015, khoản này dung để nhập khẩu hạt nhựa từ nhà cung cấp nước ngoài để thực hiện hợp đồng đúng hạn đồng thơi đảm bảo cho lượng nguyên vật luôn được cung ứng kịp thời cho sản xuất.
Ngoài chỉ tiêu phải thu của khách hàng thì các khoản phải thu của công ty cón có phải thu khác. Khoản này bao gồm giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định nguyên nhân, chờ xử lý. Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra mất mát hư hỏng. Các khoản tiền lãi, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính.
Theo số liệu phân tích trong bảng cho thấy năm 2013 đến năm 2014 chỉ tiêu này giảm 542 triệu đồng và tăng trở lại sang năm 2015 là 600 triệu đồng. Điều này cho thấy tình trạng chưa rõ ang, thiếu sự quản lý đối với tình hình tài chính của công ty Vipaco.
Như vậy các khoản phải thu của công ty đang có chiều hướng tăng lên. Công ty cần chú trọng hơn nữa việc đốc thúc khách hàng trả nợ, kiên quyết không cung cấp cho những khách hàng còn đang nợ lớn, thu hẹp được vốn ở khâu này sẽ hạn chế vốn lưu động bị chiếm dụng, giúp công ty rút ngắn thời gian luân chuyển của đồng vốn.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một thành phần khá quan trọng trong cơ cấu tổng tài sản của công ty. Vipaco là doanh nghiệp sản xuất trong ngành sản xuất bao bì nhựa nên cơ cấu hàng tồn kho bao gồm hết các hạng mục quan trọng nhất của hàng tồn kho. Sau đây là bảng tóm tắt hàng tồn kho tại doanh nghiệp qua ba năm tài chính 2013-2015.