Thực trạng hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 45)

2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh

Sau giai đoạn khó khăn năm 2011 và 2012 do sự xáo trộn của thị trường tài chính, huy động vốn của chi nhánh đã tăng trưởng tốt qua các năm. Tính cả năm 2017, huy động vốn của tồn chi nhánh đạt 72,110 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8 nghìn tỷ đồng so với năm 2016 (tăng trưởng 7,1%). Chiếm 7,1% tổng nguồn vốn huy động, chi nhánh thành phố Hà Nội tiếp tục là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam về quy mô huy động vốn. Quy mô huy động vốn tăng trưởng liên tục qua các năm là cơ sở vững chắc và là lợi thế lớn cho chi nhánh trong triển khai hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng.

Hình 2.2: Quy mơ huy động vốn theoloại tiền loại tiền

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn theo loại tiền

■ VND ■ Ngoại tệ ^^■VND Ngoại tệ Tổng nguồn vốn

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Về cơ cấu theo loại tiền, huy động đồng nội tệ năm 2017 đạt mức 56,178 nghìn tỷ đồng, cao hơn so với mức 54,125 nghìn tỷ đồng năm 2016 (tăng trưởng 3,8%). Trong khi đó, huy động ngoại tệ (quy đổi sang đồng nội tệ) có mức tăng trưởng cao hơn nhiều, 20,5%, đạt mức 15,923 nghìn tỷ đồng. Kết quả này dẫn đến tỷ trọng đồng nội tệ chỉ còn chiếm 77,9%, giảm nhẹ so với năm 2016 là 80,4% nhưng vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn năm 2013 - 2015.

Về cơ cấu tiền gửi theo đối tượng, doanh nghiệp và các định chế tài chính, tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017, tiền gửi từ doanh nghiệp chiếm tới 68% tổng lượng tiền huy động, tăng so với mức 63,6% năm 2016. Điểm này phản ánh đặc thù hoạt động khách hàng của chi nhánh là các tập đồn,

tổng cơng ty nhà nước và tư nhân có quy mơ lớn (Tập đồn Điện lực, Tập đồn Cơng nghiệp Than và Khống sản, Tổng cơng ty lương thực Miền Bắc, Tập đoàn Vingroup...). Tiền gửi từ các định chế tài chính, tổ chức tín dụng giảm từ 21,9% xuống còn 18% vào năm 2017 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với tiền gửi từ khu vực dân cư. Đặc điểm tiền gửi từ doanh nghiệp và định chế tài chính, tổ chức tín dụng là có kỳ hạn ngắn và rất nhạy cảm với sự biến động lãi suất trên thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, do lượng tiền gửi có quy mơ lớn nên vị thế của khách hàng gửi tiền đối với chi nhánh cũng ở mức cao, buộc chi nhánh phải thương lượng mức lãi suất huy động cao hơn mặt bằng chung đối với các khách hàng khác của chi nhánh.

Hình 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Khơng tránh khỏi tình trạng chung của các NHTM Nhà nước, Nhà nước nắm cổ phần chi phối, mặt bằng lãi suất thấp khiến cho việc cạnh tranh thu hút tiền gửi của khách hàng cá nhân với các ngân hàng thương mại cổ phần là khá hạn chế. Khơng những có quy mơ và tỷ trọng thấp, tỷ trọng tiền gửi từ khu vực dân cư còn giảm từ mức 13,9% năm 2015 xuống còn 13,1% và 12,6% năm 2016 và năm 2017.

Xét về tổng thể, cơ cấu vốn chưa được đa dạng và kỳ hạn tương đối ngắn là những hạn chế trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh khi chưa cân bằng được kỳ hạn giữa huy động và cấp tín dụng.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

dụng và đầu tư tính đến 31/12/2017 đạt 80,087 nghìn tỷ đồng, tăng 6,55% so với năm trước. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt 61,027 nghìn tỷ đồng, giảm 1,289 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2016 cịn dư nợ đầu tư đạt 19,060 nghìn tỷ đồng, tăng 6,179 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2016. Mặc dù dư nợ cuối kỳ năm 2017 giảm so với năm trước nhưng dư nợ bình quân trong năm của chi nhánh thành phố Hà Nội đạt 63,905 nghìn tỷ đồng, tăng 4,239 nghìn tỷ đồng so với năm ngối, hồn thành 100% kế hoạch bình qn do NHTMCP Cơng thương giao.

Hình 2.5: Quy mơ sử dụng vốn Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng sử dụng

90,000 80,000 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0 2014 2015 2016 2017 ■ Dư nợ tín dụng ■ Dư nợ đầu tư

von

■ Tín dụng ■ Đầu tư ■ Tín dụng và đầu tu

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố

Hà Nội

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ

a/ Hoạt động kế toán thanh toán

Doanh số thanh toán tăng mạnh cả về số lượng và giá trị nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng phục vụ khách hàng, bảo đảm an tồn và khơng phát sinh sai sót. Nhờ vậy, quyền lợi của khách hàng được bảo đảm, niềm tin của khách hàng vào ngân hàng tăng, uy tín của ngân hàng nói chung và chi nhánh được nâng cao. Nghiệp vụ phát hành trái phiếu tăng trưởng mạnh trong năm 2017 mang lại đóng góp đáng kể cho hoạt động chung khi phí dịch vụ đạt mức 252,8 tỷ đồng (NHTMCP Cơng thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

Chịu ảnh hưởng từ tình hình xuất nhập khẩu khó khăn của các khách hàng tại chi nhánh, nhu cầu thanh toán, chuyển tiền ngoại tệ của khách hàng doanh nghiệp bị giảm sút. Hệ quả là doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cả năm chỉ đạt 95% kế hoạch, mặc dù đã tăng 35,7% so với năm trước, đạt mức 7,606 tỷ USD.

về mua bán ngoại tệ, chi nhánh đã đáp ứng tốt hầu hết các nhu cầu thanh toán ngoại tệ của khách hàng theo đúng quy định của pháp luạt. Các khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các tập đồn, tổng cơng ty lớn như Tổng cơng ty Thăm dị khai thác dầu khí, Tổng cơng ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Xăng dầu qn đội, Tập đồn Xăng dầu Việt Nam. Tính trong cả năm 2017, doanh số mua bán ngoại tệ đạt kết quả khả quan ở mức 3,027 tỷ USD (NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

c/ Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử

Hiện nay, chi nhánh thành phố Hà Nội đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như Visa, MasterCard, Amex, JCB... Ngoài ra, ngân hàng đã liên minh với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doan nghiệp. Cũng trong năm 2017, chi nhánh đã chủ động triển khai các biện pháp quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử. Lũy kế năm 2017, số lượng thẻ ghi nợ nội địa đã kích hoạt lũy kế của chi nhánh đạt 43.637 thẻ, đạt 81% kế hoạch, 4.223 thẻ tín dụng quốc tế kích hoạt, đạt 83% kế hoạch (NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

d/ Nghiệp vụ ngân quỹ

Khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt qua chi nhánh liên tục tăng trong thời gian qua, bao gồm cả đồng nội tệ và ngoại tệ. Dù vậy, hoạt động ngân quỹ ln được chi nhánh

thực hiện an tồn tuyệt đối. Riêng trong năm 2017, Chi nhánh được NHTMCP Việt Nam

tin tưởng, giao phó trách nhiệm làm đầu mối ngoại tệ, ấn chỉ quan trọng, lưu giữ tài sản đầu

tư của NHTMCP Công thương Việt Nam. dẫn đến khối lượng công việc tăng đột biến, tuy nhiên công tác ngân quỹ vẫn được chấp hành nghiêm túc, đúng chế độ, đảm bảo an tồn

tuyệt đối (NHTMCP Cơng thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

2.1.2.4. Kết quả kinh doanh

Năm 2017 mặc dù quy mô của chi nhánh ở mức tốt và ổn định, vượt mức kế hoạch được giao, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt kết quả khả quan nhưng việc

một số khách hàng lớn chuyển nhóm nợ dẫn đến trong năm số tiền trích lập dự phịng lớn, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hạch toán nội bộ của chi nhánh thành phố Hà Nội đạt 1.598 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch lợi nhuận được giao (NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

Hình 2.7: Thu nhập từ tín dụng, dịch vụ và lợi nhuận

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w