Thu nhập từ tín dụng, dịch vụ và lợi nhuận

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45)

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Biện pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội

Để thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, mang lại lợi nhuận bền vững, NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội đã triển khai nhóm các biện pháp sau:

a/ Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu của thị trường

Ngồi sản phẩm ngân hàng bán bn đã có vị thế cao trên thị trường, các sản phẩm bán lẻ được ngân hàng tập trung triển khai, từ các sản phẩm đơn giản tới phức tạp. Mặc dù so với các đối thủ cạnh tranh, NHTMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng đi sau trong lĩnh vực bán lẻ nhưng chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng là căn cứ vào việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường, tính tốn lợi ích và rủi ro, đặc trong mối quan hệ với hoạt động kinh doanh và năng lực hiện tại. Cụ thể, chi nhánh đã phối hợp

với Trụ sở chính để thực hiện nghiên cứu, khảo sát nhu cầu tín dụng và sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng của các nhóm đối tuợng khách hàng trên địa bàn để chỉnh sửa lại các sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu mới. Chi nhánh cũng triển khai việc tài trợ trọn gói các nhu cầu cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Ví dụ: Tài trợ trọn gói cho doanh nghiệp từ khâu thu mua nguyên vật liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ đầu ra nếu các doanh nghiệp trong chu trình sản xuất này cùng có quan hệ với ngân hàng, bao gồm: cho vay từng lần hoặc theo hạn mức (với cả doanh nghiệp bán hàng và mua hàng); bao thanh toán (với doanh nghiệp bán hàng); thấu chi tài khoản thanh toán (với doanh nghiệp bán hàng và mua hàng)... và dịch vụ đi kèm: thu hộ, chi hộ, quản lý danh mục cơng nợ...

b/ Đa dạng hóa kênh phân phối và đẩy mạnh marketing

Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống là các phòng giao dịch, ATM, kios..., chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và mạng internet. Mơ hình kênh phân phối truyền thống truớc đây đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp là tập đồn, tổng cơng ty lớn nhung không phù hợp với đối tuợng khách hàng bán lẻ mới mà chi nhánh huớng tới. Với lợi thế nhanh chóng, tiện lợi, tiệt kiệm, và nhiều lợi ích đi kèm, kênh phân phối hiện đại giúp chi nhánh tiếp cận với các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các thành phần kinh tế năng động trong nền kinh tế.

Chi nhánh đã tiến hành các hình thức giảm giá một phần hoặc miễn phí cho một số dịch vụ đi kèm với sản phẩm tín dụng (khi khách hàng sử dụng một nhóm các sản phẩm tín dụng, dịch vụ) để thu hút khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ hơn. Chi nhánh cũng triển khai các hình thức quảng bá truyền thống thơng qua tờ rơi, banner và cả các hình thức quảng bá hiện đại nhu thu điện tử, tin nhắn, truyền hình.

c/ Tăng cường cơng tác quản lý rủi ro tín dụng

Hiệu quả của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng đóng vai trị quyết định tới sự thành cơng, bền vững của cơng tác mở rộng tín dụng tại chi nhánh thành phố Hà Nội nói riêng và NHTMCP Cơng thuơng nói chung. Sau khi khối rủi ro đuợc hình thành với các phịng nghiệp vụ đuợc chun mơn hóa và quản lý tập trung tại trụ sở chính, cơng tác thẩm định và phê duyệt tín dụng đuợc tập trung tại trụ sở và các phòng khách hàng đuợc phân khúc rõ ràng theo từng đối tuợng khách hàng theo trục dọc

xuyên suốt từ trụ sở tới chi nhánh.

Ngân hàng triển khai mơ hình 3 vịng kiểm sốt, thiết lập hạn mức tín dụng tuơng ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận đuợc đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, địa lý. Ngân hàng đã thiết lập quy trình sốt xét chất luợng tín dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính, định luợng. Hạn mức tín dụng đối với mỗi khách hàng đuợc thiết lập thông qua việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng, trong đó mỗi khách hàng đuợc xếp loại ở một mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro này có thể đuợc sửa đổi, cập nhật thuờng xun. Nhìn chung, hoạt động quản lý rủi ro đã từng buớc đuợc chuyên nghiệp hóa, và tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế, bảo đảm kiểm sốt tốt rủi ro góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh của ngân hàng phát triển mạnh mẽ, an toàn, và hiệu quả.

d/ Đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại

Công tác đầu tu phát triển hệ thống công nghệ thông tin và ứng dịch cho cả dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ luôn đuợc ban lãnh đạo NHTMCP Công thuơng Việt Nam và chi nhánh thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nhận thức rõ đuợc công nghệ hiện đại sẽ giúp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, bảo đảm quy trình nghiệp vụ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và an tồn, ngân hàng đã nhanh chóng chuyển đổi hệ thống CoreBanking thành công vào năm 2017. Ngay sau khi triển khai hệ thống lõi mới cộng với phát triển phần mềm quản lý rủi ro tín dụng, các hoạt động sáng tạo cơng nghệ đã đuợc đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả kênh phân phối, phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng mới, đáp ứng nhu cầu tín dụng khơng ngừng đa dạng và phức tạp của khách hàng.

e/ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ban lãnh đạo chi nhánh coi đào tạo, bồi duỡng cán bộ nhân viên là một nhiệm vụ trọng tâm, căn bản trong củng cố, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh đã thực hiện chun mơn hóa và nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ về trình độ chun mơn nghiệp vụ, đặc biệt là hoạt động chủ chốt tín dụng, kỹ năng giao tiếp và bán hàng. Các khóa học đuợc yêu cầu cung ứng nội dung theo vị trí nghề nghiệp, lộ trình phát triển và tăng cuờng tính thực tiễn để giúp cán bộ nhân viên ứng dụng đuợc kiến thức vào thực tế công việc

hàng ngày. Ngồi ra, với sự phát triển nhanh chóng và mức độ ứng dụng sâu rộng của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, chi nhánh đã cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo của Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nhanh chóng nắm bắt được xu thế mới.

Ngân hàng cũng đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi, có tính vượt trội, đối với cán bộ quản lý, nhân tài, cán bộ đạt hiệu suất cao trong các năm tài chính và đợt thi đua, từ đó ghi nhận đóng góp của người lao động và thúc đẩy phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động trong toàn chi nhánh và hệ thống.

2.2.2. Kết quả mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Số lượng sản phẩm tín dụng

Với vị thế chủ lực và vai trị then chốt trong hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống NHTMCP Cơng thương Việt Nam nói riêng, chi nhánh thành phố Hà Nội đã dành

nhiều nguồn lực để tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ đối với các khách hàng. Trong giai đoạn 2013 đến nay, chi nhánh đã triển khai đồng bộ cơ

chế, chính sách, sản phẩm và các chương trình tín dụng đặc thù cho từng nhóm khách hàng.

Đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn tập trung tại các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước và các tập đoàn kinh tế tư nhân đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt, chi nhánh tập trung nâng cao năng lực phục vụ đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp FDI, đưa ra các cơ chế ưu đãi cho các chi nhánh trọng điểm - trong đó có việc thành lập Korea Desk, Chinese Desk.

Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa và cá nhân vay phục vụ sản xuất kinh doanh, chi nhánh thành phố Hà Nội triển khai các sản phẩm cho vay đối với khách hàng có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Trụ sở chính, chi nhánh tăng cường triển khai chương trình cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp, chương trình kết nối doanh nghiệp ngân hàng, chương trình cho vay linh hoạt lãi suất cố định hỗ trợ doanh nghiệp ổn định hơn về chi phí tài chính... Trong hệ thống, chi nhánh thành phố Hà Nội luôn là đơn vị đi đầu trong việc đề xuất, và triển khai các sản phẩm chuyên biệt theo ngành nghề, địa bàn nhằm đảm bảo phù hợp đặc thù khách hàng như: sản phẩm cho vay cây cơng nghiệp; chương trình cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao - nông nghiệp sạch, sản phẩm dành cho doanh nghiệp ngành du lịch, doanh nghiệp

với đặc thù “thiếu tài sản bảo đảm” để có thể tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn. Theo đó, chi nhánh thẩm định và cấp tín dụng dựa nhiều trên dịng tiền từ phuơng án, dự án, nâng tỷ lệ cho vay khơng có bảo đảm của khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Đặc biệt, chi nhánh tăng cuờng xây dựng giải pháp tự động cho vay thấu chi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các chuỗi cung ứng - chuỗi phân phối của các doanh nghiệp lớn.

Đối với nhóm khách hàng cá nhân, mỗi sản phẩm cho vay tiêu dùng Vietinbank sẽ có những lợi ích và đặc tính riêng bao gồm các gói huớng đến cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà ở và nhận quyền sử dụng đất ở, cho vay mua nhà dự án, mua ơtơ. Bên cạnh đó cịn có các gói sản phẩm cho vay du học cho vay tín chấp cán bộ nhân viên, cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân và cho vay cầm sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá... để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng.

Đi kèm với các sản phẩm tín dụng kể trên, chi nhánh cịn giới thiệu tới các khách hàng các gói sản phẩm kết hợp để cung cấp tồn diện dịch vụ nhu thanh tốn, tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm, tài trợ thuơng mại. cho khách hàng với chi phí hợp lý, phù hợp quy mô doanh nghiệp và cá nhân.

2.2.2.2. Số lượng khách hàng

Nhờ các chính sách mở rộng tín dụng kể trên, số luợng khách hàng doanh nghiệp

và cá nhân của chi nhánh đã tăng đều qua các năm. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng doanh nghiệp lớn thì chi nhánh thành phố Hà Nội vẫn giữ vững lợi thế của mình khi số luợng khách hàng doanh nghiệp lớn tăng từ 105 năm 2015 lên 114 vào năm 2016 và 2017. Mặc dù số luợng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu vi mơ vẫn cịn ít nếu so sánh với thực tiễn đối tuợng này tại Việt Nam, quy mơ nhóm này tại chi nhánh cũng tăng dần qua các năm. Số luợng khách hàng FDI năm 2017 cũng có buớc tiến đang kể khi tăng từ 5 doanh nghiệp năm 2016 lên 8 doanh nghiệp năm 2017.

■Doanh nghiệp lớn ■ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

■Doanh nghiệp siêu vi mô ■ Doanh nghiệp FDI

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Với nỗ lực không ngừng nghỉ để chuyển đổi mơ hình kinh doanh theo hướng bán lẻ, cân bằng giữa bán buôn và bán lẻ, chi nhánh thành phố Hà Nội đã có những bước tiến tích cực trong việc thu hút khách hàng bán lẻ đến chi nhánh vay vốn. Năm 2017, chi nhánh có 2.147 khách hàng đang có dư nợ tín dụng, tăng 123 khách hàng so với năm 2016, và cao gần gấp đôi số lượng khách hàng năm 2013, 1.149 khách hàng.

Hình 2.9: Số lượng khách hàng bán lẻ

■ Khách hàng bán lẻ

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

2.2.2.3. Quy mô, doanh số và tốc độ mở rộng dư nợ tín dụng

Hà Nội sau khi đạt mức tăng trưởng cao vào các năm 2013, 2014 đã có dấu hiệu chững lại và giảm dần tốc độ. Năm 2014, quy mơ tín dụng đạt mức 53,3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 35,7% so với cuối năm trước, cao hơn bình quân cả hệ thống ngân hàng lúc đó là 18%. Xuất phát từ các yếu tố bên ngồi, sự bật tăng này có được là nhờ nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực như: kinh tế vĩ mơ đi vào ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng khi mặt bằng lãi suất được đưa về mức thấp hơn giai đoạn 10 năm trước. Nắm bắt được cơ hội kinh doanh này và bám sát các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ, NHNN, và NHTMCP Cơng thương Việt nam, chi nhánh thành phố Hà Nội đã phát huy nội lực chi nhánh để triển khai hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Hình 2.10: Quy mơ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0 40% 30% 20% 10% 0% -10% 2013 2014 2015 2016 2017

Dư nợ tín dụng Tăng trưởng (trục phải)

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Tuy nhiên, sang năm 2015 và 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh đã chững lại. Mặc dù xu thế này khá tương đồng với xu thế chung của cả ngân hàng khi tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTMCP Công thương Việt Nam tương ứng là 24,7% và 18%, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh lại thấp hơn ở mức 4,5% và 11,8%. Năm 2015, dư nợ cấp tín dụng đạt gần 56 nghìn tỷ đồng, hồn thành 103% kế hoạch cịn năm 2016, dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng, hồn thành 102% kế hoạch. Điều này cho thấy, mặc dù dư nợ tín dụng khơng tăng cao nhưng vẫn hồn thành kế hoạch đề ra. Việc giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng, hướng vào

chuyển đổi mơ hình hoạt động theo hướng linh hoạt, hiệu quả và bền vững với sự tập trung chú trọng phát triển phân khúc bán lẻ đã khiến cho chi nhánh có một giai đoạn tăng trưởng dư nợ chậm lại từ năm 2015 đến năm 2017.

Năm 2017, dư nợ cuối kỳ chỉ đạt 61,027 nghìn tỷ, giảm so với cùng kỳ năm 2016, thấp hơn so với mức tăng 18%, đạt 101,6% kế hoạch đặt ra đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay bình quân cả năm của chi nhánh vẫn đạt trên 64 nghìn tỷ đồng, vẫn đạt 100% kế hoạch đề ra đầu năm. Thực trạng này phản ánh bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường tín dụng tại địa bàn thành phố Hà Nội cũng như yêu cầu phải bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế. Chi nhánh đã xác định rõ các đối tượng, phân khúc khách hàng, khẩu vị rủi ro và tổng hịa giữa lợi ích và rủi ro để có chính sách phù hợp.

Hình 2.11: Doanh số giải ngân, thu nợ và dư nợ tín dụng

150,000 100,000 50,000 0 -50,000 -100,000 -150,000

■ Doanh số Giải ngân ■ Doanh số Thu nợ ■ Dư nợ

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Các năm trước, doanh số giải ngân cao hơn doanh số thu nợ tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng tín dụng thì cho tới nay tốc độ giải ngân chậm dần và với năm

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w