Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 72)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

a/ Tăng trưởng tín dụng chậm lại và chưa tạo được đột phá

Trong vòng 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng truởng tín dụng của chi nhánh luôn thấp hơn mức tăng truởng của tồn hệ thống NHTMCP Cơng thuơng Việt Nam (ngoại trừ năm 2014). Mặc dù là chi nhánh nịng cốt với tỷ trọng tín dụng lớn, so với cuối năm 2012, dư nợ cấp tín dụng của chi nhánh thành phố Hà Nội mới tăng 69% so với mức tăng 132% của tồn hệ thống. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cũng khơng ổn định khi năm 2014 tăng trưởng tới 35,7% nhưng lại tụt xuống còn 4,5% năm 2015 và -2,1% năm 2017. Mặc dù dữ liệu dư nợ vào thời điểm cuối năm không phản ánh hồn tồn chính xác biến động về dư nợ của chi nhánh nhưng đây là dấu hiệu cho thấy mức giới hạn trong khả năng mở rộng tín dụng.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng chi nhánh thành phố Hà Nội và toàn hệ thống

%

Toàn hệ thống 0.82% 1.10% 0.73% 0.90

%

1.07%

Nguồn: Vietinbank, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018; và Vietinbank - chi nhánh

thành phố Nội

b/ Dư nợ tập trung vào một số khách hàng lớn

Các khách hàng có dư nợ lớn tại chi nhánh thành phố Hà Nội chính là các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước, các tập đồn tư nhân lớn. Việc nhóm doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cấp tín dụng của chi nhánh đặt ra những quan ngại về rủi ro tín dụng. Đối với khối doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù có lợi thế về mặt quy mô, thị trường, và được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nhưng việc dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của đối tượng này đặt ra nhiều quan ngại. Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhà nước là khu vực kinh doanh kém hiệu quả và kém năng động so với khu vực tư nhân. Sự tụt hậu trong bối cảnh kinh tế thay đổi nhanh khiến doanh thu, lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp suy giảm, làm gia tăng lo ngại về khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Thứ hai, các doanh nghiệp Nhà nước dưới dạng tập đồn, tổng cơng ty thường có nhiều cơng ty con phụ thuộc về tài chính, cơng nghệ, thị trường... lẫn nhau và vào cơng ty mẹ nên khi có rủi ro xảy ra, tính lan truyền rủi ro khiến cho một nhóm khách hàng có liên quan gặp khó khăn thanh tốn với ngân hàng. Đối với các tập đoàn tư nhân lớn, việc gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có vốn đầu tư lớn và có mức độ nhạy cảm cao với chu kỳ kinh tế như bất động sản, xây dựng, vận tải. khiến cho mức độ rủi ro của các khoản tín dụng tăng lên. Ngồi ra, việc giảm dần quy mô lẫn tỷ trọng các khách hàng loại này trong tương lai rất khó khăn do mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng. Trong suốt một thời gian dài, lợi nhuận của chi nhánh phần nhiều đến từ các khách hàng này khiến cho việc đua ra quyết định từ chối, thu hẹp tín dụng trở nên rất khó khăn và từ đó, ảnh huởng phần nào tới nỗ lực phát triển thị truờng bán lẻ.

c/ Chất lượng dư nợ có xu hướng giảm

Mặc dù có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp hơn bình quân của tồn hệ thống NHTMCP Cơng thuơng Việt Nam nhung những năm gần đây, tỷ lệ này lại có xu huớng tăng rất mạnh. Trong khi tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng giảm thì tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng thuơng mại cổ phần Cơng thuơng lại có xu huớng tăng và chi nhánh thành phố Hà Nội là một trong số các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu tăng. Tại chi nhánh vẫn tồn tại tình trạng nhiều khách hàng khơng trả nợ đúng hạn, và có xu huớng các khoản nợ này không thu hồi đuợc ngay và phải chuyển nợ nhóm cao hơn. Hơn nữa, do các khoản vay của doanh nghiệp Nhà nuớc thuờng là có quy mơ lớn, thời hạn dài nên việc chuyển nhóm của một khoản nợ sẽ dẫn đến tất cả các khoản nợ bị chuyển nhóm theo. Hệ quả là chi nhánh phải trích lập dự phịng rủi ro cụ thể rất lớn và tốn kém chi phí thu hồi nợ theo quy định.

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu chi nhánh thành phố Hà Nội và toàn hệ thống

d/ Tỷ trọng dư nợ bán lẻ tuy tăng nhưng vẫn ở mức thấp

Thực hiện theo chủ truơng của NHTMCP Cơng thuơng Việt Nam về tận dụng lợi

thế sẵn có về thuơng hiệu, quy mô, nguồn nhân lực, mạng luới rộng khắp để phát triển khách hàng cá nhân, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ dành cho ngân hàng bán

lẻ, chi nhánh thành phố Hà Nội đãy triển khai nhiều giải pháp để khai thác các khách hàng mới. Cơ cấu tín dụng của ngân hàng có sự chuyển dịch dần theo đúng định huớng đề ra, huớng tới việc xây dựng thuơng hiệu đi đầu trong hoạt động bán lẻ, tăng truởng đột phá ở phân khúc tiềm năng khách hàng nhỏ và vừa. Tuy nhiên, tốc độ tăng truởng

dư nợ bán lẻ ở chi nhánh thành phố Hà Nội vẫn chưa cao và năm 2017, tốc độ tăng trưởng thấp hơn các năm trước. Trong đó, tỷ lệ dư nợ cầm cố sổ thẻ tiết kiệm, chứng minh tài chính tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, xấp xỉ 21,5% tổng dư nợ bán lẻ.

e/ Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn mất cân đối

Do phần lớn khách hàng của chi nhánh thành phố Hà Nội là các doanh nghiệp Nhà nước nên tiền gửi và dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào đối tượng này. Đặc điểm của đối tượng khách hàng này là gửi tiền kỳ hạn ngắn và vay vốn kỳ hạn dài cho các dự án đầu tư quy mơ lớn, có thời gian thu hồi vốn lâu. Nguồn vốn huy động thiếu ổn định, có thể bị giảm nhanh chóng khi có biến động trên thị trường tài chính thì các khoản cho vay. Mặc dù đa phần các khoản tín dụng trung dài hạn đều được thả nổi lãi suất nên chi nhánh ít phải chịu rủi ro lãi suất nhưng rủi ro thanh khoản vẫn hiện hữu trong hoạt động kinh doanh. Sau khi ký kết các hợp đồng tín dụng quy mơ lớn và đến hạn giải ngân, chi nhánh buộc phải tăng cường huy động vốn trên thị trường tiền gửi có tính cạnh tranh cao hoặc phải mua vốn từ trụ sở chính với chi phí cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế kể trên xuất phát từ những vấn đề mang tính nội bộ của ngân hàng, chi nhánh và bên ngồi như kinh tế vĩ mơ, chính sách quản lý của Nhà nước.

a/ Công tác quản lý danh mục tín dụng chưa hiệu quả

Cơ cấu tín dụng của chi nhánh có mức độ đa dạng hóa khơng cao, thể hiện ở đối tượng khách hàng, kỳ hạn, và lĩnh vực. Sau một thời gian chuyển dịch cơ cấu khách hàng sang bán lẻ, tỷ trọng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực bán lẻ vẫn ở mức thấp. Cơ cấu tín dụng phân theo lĩnh vực tuy phản ánh tương đối phù hợp với cơ cấu kinh tế vĩ mô, tập trung cho công nghiệp, thương mại và dịch vụ tuy nhiên khi đứng trên giác độ của một ngân hàng thương mại có đặc điểm là quản trị rủi ro thì chưa phù hợp. Mức độ tập trung tín dụng vào ngành cơng nghiệp là q lớn và bỏ qua các ngành nơng nghiệp, giáo dục, y tế... là các lĩnh vực có mức độ biến động thấp, ổn định ngay cả trong giai đoạn kinh tế vĩ mô biến động. Nguyên nhân là NHTMCP Cơng thương Việt Nam nói chung và chi nhánh thành phố Hà Nội nói riêng chưa chủ động xây dựng một cơ cấu tín dụng và quản lý cơ cấu tín dụng chủ động.

Danh mục cho vay cần được xây dựng dựa trên định hướng của ngành và phù hợp với năng lực, đặc thù hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đa dạng hóa danh mục phải bảo đảm rằng những rủi ro khơng mang tính hệ thống sẽ được tối thiểu hóa

thơng qua việc bù trừ rủi ro giữa các nhóm đối tượng khách hàng, kỳ hạn, lĩnh vực khác biệt. Chi nhánh chưa xây dựng được một kết cấu danh mục tín dụng phù hợp thơng qua việc sử dụng các mơ hình tốn và kinh tế để từ các thơng số đầu vào đưa ra được mức độ rủi ro và lợi nhuận của danh mục.

b/ Sản phẩm tín dụng chưa đa dạng và có tính liên kết cao với các sản phẩm, dịch vụ khác

Mặc dù số lượng sản phẩm tín dụng ngày càng nhiều do ngân hàng không ngừng nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, song danh mục sản phẩm tín dụng chưa thật sự đa dạng, phong phú mà trong quá trình triển khai, phần lớn tập trung vào các nghiệp vụ tín dụng có tính truyền thống. Các sản phẩm tín dụng truyền thống này tuy vẫn đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng nhưng lại chưa đáp ứng được những nhu cầu mới hình thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày của cá nhân, hộ gia đình. Các chuỗi sản phẩm dịch vụ trong đó có sản phẩm tín dụng tuy đã được triển khai nhưng mới tập trung ở một số tập đồn, tổng cơng ty lớn chứ chưa được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng doanh nghiệp có quy mơ nhỏ hơn. Trong mơi trường kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay, những nhu cầu mới hình thành rất nhanh chóng, đơi khi có tính rất đặc thù hoặc mang tính xu hướng rất cao.

Tính liên kết giữa sản phẩm tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác cũng chưa cao. Ví dụ, khách hàng chưa thể sử dụng phần mềm mobile banking hay internet banking để thanh toán các khoản vay vốn của khách hàng đến hạn; gửi báo cáo tài chính và các văn bản cần thiết trong q trình nộp hồ sơ vay vốn thơng qua internet banking hoặc mobile banking; theo dõi số tiền vay ngân hàng và lãi vay phát sinh được cập nhật thường xuyên trên internet banking hoặc mobile banking.

c/ Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng chưa hiệu quả

Giống như đa phần các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, NHTMCP Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tồn diện để thiết lập các mục tiêu và nguyên tắc cụ thể định hướng cho hoạt động cấp tín dụng. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tuy có đề cập tới một số nội dung cơ bản như danh mục đầu tư tín dụng theo kỳ hạn, ngành hàng, địa lý, đối tượng khách hàng, loại tiền tệ, thị trường mục tiêu... nhưng mới mang tính nguyên tắc và định hướng chứ chưa được cụ thể. Do

vậy, chiến lược này chưa đáp ứng được những yêu cầu của một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng như khẩu vị rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời tương ứng; mục tiêu chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng, thu từ tín dụng trong mối quan hệ với tình hình kinh tế và năng lực của ngân hàng; đo lường quản trị rủi ro có tính định lượng và khả năng cảnh báo rủi ro cao.

Mặc dù NHTMCP Công thương Việt Nam đã xây dựng một quy trình kiểm tra, giám sát chi tiết các khoản tín dụng để bảo đảm các khoản tín dụng này ln được ngân hàng theo dõi chặt chẽ, công tác giám sát chủ yếu tập trung vào từng khoản tín dụng mà chưa có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng tổng thể của tồn danh mục tín dụng. Hệ thống quản lý các giới hạn rủi ro tín dụng cơ bản chưa được tự động hóa, do mới chỉ tự động hóa được khâu quản lý giới hạn tín dụng cấp cho một khách hàng, nhóm khách hàng ở phạm vi chi nhánh.

Các hạn mức phê duyệt tín dụng, tiêu chuẩn khách hàng, hệ thống chấm điểm tín dụng tuy đã được thiết lập trên toàn hệ thống nhưng những thước đo rủi ro theo thông lệ quốc tế như PD, LGD, EAD chưa được tính tốn đầy đủ mà dựa vào những yếu tố định tính. Thực trạng này dẫn tới cơng tác quản trị rủi ro mới chỉ được thực hiện trên những đánh giá định tính khiến cho ngân hàng rất khó xác định và kiểm sốt được quy mơ tín dụng cho phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.

d/ Thời gian giao dịch chưa thuận tiện cho khách hàng

Thời gian giao dịch của chi nhánh chưa thật sự thuận tiện. Đa số khách hàng của ngân hàng là doanh nghiệp và thời gian làm việc của khách hàng cũng trùng với thời gian làm việc của ngân hàng nên không dễ dàng về mặt thời gian khi đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng. Nhiều khách hàng doanh nghiệp làm việc ngày thứ bảy nhưng chi nhánh chưa có điểm giao dịch hoạt động vào thời gian này. Các điểm giao dịch ngồi giờ hành chính cũng chưa được triển khai. Trong khi đó, nhiều nhu cầu tín dụng của khách hàng khá đơn giản, đặc biệt là các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, có thể thực hiện nhanh chóng. Thực trạng này gây bất tiện cho khách hàng về mặt thời gian. Trong trường hợp này, chi nhánh cần áp dụng thêm các dịch vụ như mobile banking, sms banking, internet banking để khách hàng trong những thời gian không giao dịch được vẫn có thể sử dụng được hầu hết các dịch vụ của ngân hàng.

e/ Công tác marketing chưa hiệu quả

Khi mà số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trên thị trường là tương đương và có sự chênh lệch khơng đáng kể thì marketing mặc dù không phải là một hoạt động quá mới mẻ nhưng lại là một vũ khí chiến lược giúp các ngân hàng có thể vượt qua các đối thủ để giành lấy ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên, công tác tiếp thị sản phẩm của chi nhánh qua các phương tiện truyền thơng cịn hạn chế ở cả chiều rộng và chiều sâu, thiếu đi tính đột phá.

Chi nhánh mới chỉ chú trọng và làm tốt các chương trình marketing liên quan tới nghiệp vụ truyền thống như huy động vốn và cho vay mà chưa triển khai chương trình marketing như chuyển tiền, bảo hiểm, chuyển tiền kiều hối, ngân hàng điện tử, xác nhận số dư tiền gửi, tài khoản du học, bảo lãnh ngân hàng, giữ tài sản... (đối với khách hàng cá nhân); kinh doanh ngoại tệ và thị trường vốn, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, thanh tốn và quản lý dịng tiền. (đối với khách hàng doanh nghiệp). Việc giới thiệu và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (ngoài sản phẩm truyền thống) giúp cho khách hàng biết đến và tin cậy ngân hàng nhiều hơn. Việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ này có thể khiến khách hàng hiện tại tăng cường quy mô vay vốn từ chi nhánh hoặc các khách hàng mới chuyển sang vay vốn từ chi nhánh.

Chi nhánh cũng chưa triển khai chương trình marketing rộng khắp thơng qua các cán bộ nhân viên và khách hàng để qua đó mỗi cán bộ nhân viên và khách hàng trở thành người quảng bá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới những người xung quanh. Mặc dù khơng phải là người có chun mơn nhưng lời giới thiệu từ chính khách hàng về chi nhánh sẽ mang lại hiệu quả rất cao do nó mang tính tư vấn khách quan hơn nhiều.

f/ Nguồn nhân lực chưa hồn tồn đáp ứng được u cầu cơng việc

Đội ngũ cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được u cầu cơng việc trên các khía cạnh, về cả kiến thức chun mơn và kỹ năng. Chi nhánh đang gặp khó khăn trong cơng tác nhân lực do các dự án lớn của các tập đoàn, tổng cơng ty địi hỏi đội ngũ cán bộ làm tín dụng phải có trình độ chun mơn sâu, bao qt và đặc biệt là có kinh nghiệm thực tế trong khi việc cố gắng mở rộng lĩnh vực bán lẻ đòi hỏi đội ngũ cán bộ trẻ, năng động có tư duy sáng tạo. Cán bộ nhân viên vẫn còn những lỗ hổng về kiến

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w