3.3.1.1. Ồn định kinh tế vĩ mô
Ôn định kinh tế vĩ mô có vai trò cốt yếu trong phát triển kinh tế thị trường. ôn định kinh tế vĩ mô gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế vì chỉ có ổn định kinh tế vĩ mô thì mới tạo ra điều kiện cần thiết để duy trì trật tự thị trường, thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư. Thực tiễn điều hành chính sách vĩ mô của Việt Nam cho thấy một số vấn đề chủ yếu cần được phân tích, rút kinh nghiệm sâu sắc và thực hiện trong thời gian tới như sau:
Điều hành kinh tế vi mô đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả và linh hoạt giữa các các chính sách, công cụ trên nhiều khía cạnh khác nhau. Các khía cạnh bao gồm liều lượng, thời gian và chiều hướng thực hiện.
Tác động của từng chính sách với nhau và tới nền kinh tế phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra đối sách, giải pháp phù hợp, và đúng thời điểm. Điều này là do các chính sách vĩ mô, giữa kinh tế và xã hội, có đặc điểm là phạm vi ảnh hưởng rộng không chỉ có ảnh hưởng vật chất mà còn có thể có ảnh hưởng mang tính tâm lý; liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhiều ngành nghề, đối tượng, lĩnh vực; có độ trễ tác động khác nhau.
Các chính sách vĩ mô cần có được tính chủ động, kịp thời, sát với thực tế trước những biến động có đặc điểm nhanh, liên tục, khó dự báo từ bên ngoài và kể cả bên trong đất nước.
Điều hành kinh tế vĩ mô không thể chỉ nhìn nhận vấn đề trên bình diện vĩ mô mà
tảng cho phát triển kinh tế của đất nước. Kinh tế vĩ mô chỉ ổn định khi có nền tảng vĩ mô
bền vững, và ngược lại, kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển. Công khai, minh bạch, và tạo công bằng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoạch định và điều hành chính sách. Muốn xây dựng được chính sách tốt thì các cơ quan quản lý cần có được hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời; và ngược lại, doanh nghiệp muốn tiến hành đầu tư cần có được các thông tin về phía chính sách nói riêng và toàn bộ các thông tin thị trường nói chung một cách đẩy đủ, chính xác và kịp thời. Việc tạo dựng môi trường kinh doanh có yếu tố công bằng là cần thiết để bảo đảm tất cả các chủ thể đều có quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ như nhau trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh.
3.3.1.2. Cải cách thủ tục hành chính, dỡ bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết
Thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thành mục tiêu phát trển kinh tế xã hội. Điều này đã mang lại những tín hiệu và kết quả tích cực như thể chế của nền hành chính được cải cách, hoàn thiện, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hội nhập quốc tế. Mặc dù vậy, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn một số hạn chế như một bộ phận các nội dung chưa được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật bị hạn chế, thủ tục hành chính tại một số lĩnh vực còn rườm rà, tổ chức bộ máy nhiều đơn vị, tổ chức vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả... Những yếu kém này phần nào ảnh hưởng gián tiếp tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và của từng ngân hàng nói riêng. Trước tình hình này, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo kịp thời, quyết liệt và thật tốt các nhiệm vụ như sau:
Phát huy và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu về cải cách hành chính, thủ tục hành chính để tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị và bộ máy công quyền, tăng cường sự chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính từ trung ương tới địa phương, từ cấp trên tới cấp dưới.
Đẩy mạnh thực hiện đổi mới, sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính tin
gọn, hoạt động hiệu quả; trong đó có đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền giải quyết công việc.
Xây dựng mới và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, chú trọng thể chế phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục vào đào tạo từ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực như đất đai, hải quan, thuế, nông nghiệp nông thôn, công nghệ thông tin, khởi nghiệp, tín dụng, du l ịch...
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
3.3.1.3. Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc bảo đảm lợi ích của chủ nợ và xử lý tài sản bảo đảm
Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền của chủ nợ và các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn. Một vị thế pháp lý tốt dành cho chủ nợ là các ngân hàng là cơ sở cho hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng và xử lý nợ có vấn đề một cách hiệu quả hơn. Trong quá trình cấp tín dụng, việc xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu là điều không tránh khỏi do hoạt động tín dụng ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro. Do đó, việc xử lý nhanh chóng và hiệu quả những rủi ro xảy ra là điều cần thiết, nó giúp cho ngân hàng thu hồi được vốn nhanh chóng, tiếp tục cho vay lại với nền kinh tế, đồng thời, nó giúp sàng lọc lại các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng. Với quy định bảo vệ tốt vị thế pháp lý của ngân hàng, bản thân các khách hàng vay vốn cũng có trách nhiệm với ngân hàng thông qua các điều khoản trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hơn.
Thực tiễn cho thấy xử lý các loại tài sản đảm bảo không chỉ đơn giản là khả năng bán được các tài sản này để thu hồi tiền mà còn ở những thủ tục rất rắc rối, tốn kém về thời gian và tiền bạc. Điều này là do pháp luật hiện hành chưa tạo lập được những đảm bảo pháp lý cần thiết để bên nhận bảo đảm là ngân hàng chủ động và đơn phương xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở các hợp đồng bảo đảm đã được giao kết hợp pháp. Các quy định về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc nhiều vào ý chí của bên bảo đảm; thiếu cơ chế và những đảm bảo pháp lý để bên nhận bảo đảm thực hiện
quyền thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý. Ngoài ra, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm chua có sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ từ các các quy định của pháp luật khác có liên quan (pháp luật về tố tụng, hành chính, định giá tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản...). Chính phủ cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thuơng mại, Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam, công ty mua bán nợ của các ngân hàng thuơng mại thu nợ từ việc xử lý các tài sản bảo đảm khi mà các khoản nợ đuợc đánh giá là không có khả năng đuợc hoàn trả. Các chủ thể này nên đuợc cho có quyền đuơng nhiên bán tài sản thế chấp mà không cần đồng ý của khách hàng, miễn sao thực hiện đúng quy trình của pháp luật.