3.3.2.1. Điều hành chính sách tiền tệ theo hướng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Công tác điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nuớc có ảnh huởng rất lớn tới hoạt động tín dụng, từ cả phía cung lẫn phía cầu. Nếu định huớng chính sách tiền tệ hỗ trợ mục tiêu tăng truởng kinh tế mà xem nhẹ mục tiêu ổn định giá cả đồng tiền, lạm phát sẽ gia tăng nhanh chóng khi nguồn vốn tín dụng cung ứng ra nền kinh tế không đuợc sử dụng hiệu quả. Thực tiễn nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát cao năm 2008 và 2011 do hệ quả của chính sách kinh tế theo đuổi mục tiêu tăng truởng là bài học quý cho công tác điều hành chính sách. Trong thời gian tới, mặc dù nỗ lực đua dòng vốn tín dụng vào thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nuớc cần chú trọng vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, bảo đảm giá trị của đồng tiền đuợc giữ ổn định.
Luật Ngân hàng Nhà nuớc ban hành năm 2010 có hiệu lực từ năm 2011 đã có sự thay đổi căn bản khi quy định mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền - biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nuớc điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu uu tiên này. Tuy vậy, trong bối cảnh nền kinh tế cần vốn cho phát triển và hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống tài chính, việc thực hiện chính sách tiền tệ cứng nhắc, chỉ nhằm ổn định lạm phát mà không quan tâm đến các mục tiêu khác là không thực tế và không khả thi. Do đó, Ngân hàng Nhà nuớc cần điều hành chính sách tiền tệ
linh hoạt và có thể hỗ trợ các mục tiêu khác nhưng chỉ trong điều kiện không ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định lạm phát.
Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước phải nâng cao năng lực dự báo kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, đặc biệt là các chỉ tiêu kinh tế là mục tiêu mà chính sách tiền tệ hướng tới; vận dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ trong từng thời điểm và có sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ với nhau để bảo đảm được hiệu lực tốt nhất; định hướng thị trường thông qua công tác truyền thông để xây dựng niềm tin của công chúng vào điều hành chính sách tiền tệ; ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, thị trường liên ngân hàng thông qua các công cụ gián tiếp...
3.3.2.2. Xác định và áp dụng mức tăng trưởng tín dụng mang tính chất bền vững và dài hạn
Những năm từ 2011 trở về trước, hệ thống ngân hàng thường xuyên xảy ra tình trạng mức tăng trưởng tín dụng thực tế cao hơn nhiều so với mục tiêu. Do không kiểm soát được mức tăng trưởng tín dụng, công tác điều hành chính sách tiền tệ gặp nhiều khó khăn để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chỉ tiêu lạm phát. về phía hệ thống ngân hàng, việc tăng trưởng tín dụng nóng trong thời gian dài khiến cho chất lượng tín dụng bị suy giảm mạnh, ảnh hưởng tới lợi nhuận và mức độ an toàn của hệ thống. Do tính phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, nền kinh tế cũng tăng trưởng thiếu bền vững. Xuất phát từ bất cập này, và cũng là để định hướng mục tiêu cho hệ thống ngân hàng trong mở rộng tín dụng, tạo sự linh hoạt cho người quản lý điều hành, Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho toàn ngành trong một giai đoạn dài hơn, không chỉ là một năm mà nên là ba năm hoặc năm năm.
Để xây dựng được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong trung hạn, Ngân hàng Nhà nước cần căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của Chính phủ được Quốc hội thông qua và phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính để xác định lượng vốn cần cho phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, nguồn vốn tín dụng được xác định một tỷ trọng nhất định, tương ứng với các nguồn vốn khác như vốn trái phiếu, vốn phát hành cổ phiếu, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước xây dựng mô hình dự báo tác động của tín dụng tới các chỉ tiêu kinh tế xã hội và ước tính mức đóng góp của tăng trưởng tín dụng tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Đây là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước điều hành các công cụ chính
sách tiền tệ, bảo đảm các mục tiêu theo kế hoạch đề ra, và có biện pháp can thiệp kịp thời khi tăng trưởng tín dụng bị chệch ra khỏi mục tiêu.
Tín dụng tăng trưởng không chỉ đem lại ích lợi nhất thời cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình nói riêng mà còn phải bảo đảm được lợi ích mang tính dài hạn và ổn định. Nếu như tín dụng tăng trưởng nhanh trong năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhưng lại khiến phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và hiệu quả sử dụng vốn vay thấp trong những năm sau thì tín dụng tăng trưởng không đạt được mục tiêu bền vững. Để đạt được tính bền vững, tín dụng cần được định hướng vào những lĩnh vực đang có năng suất lao động cao, sử dụng vốn hiệu quả, sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, sản xuất kinh doanh theo hướng cập nhật công nghệ cao...
Chính sách này cần được truyền thông rộng rãi tới các chủ thể kinh tế để họ xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với chính sách của Ngân hàng Nhà nước, và hệ thống ngân hàng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình triển khai và sự thành công của chính sách.
3.3.2.3. Ban hành chính sách hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp tiếp cận tín dụng
Bên cạnh những nỗ lực từ phía hệ thống ngân hàng trong hỗ trợ tiếp cận tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và ban hành mới các chính sách hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp và người dân tiếp cận tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hộ sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng so với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp FDI. Do doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ tài sản bảo đảm đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng do thiếu tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm không nằm trong danh mục được ngân hàng chấp nhận, tài sản bảo đảm khó định giá theo cơ chế thị trường. Ngân hàng Nhà nước nên có quy định trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay tín chấp tại ngân hàng với hạn mức tối đa hoặc được sử dụng sản xuất sản xuất ra làm tài sản thế chấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp FDI đang được hưởng lợi với chi phí đi vay thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên cần có quy định tỷ trọng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong trường hợp ngân hàng không đạt được hoặc không duy trì được tỷ trọng này thì
ngân hàng không được phép mở rộng dư nợ tín dụng cho các đối tượng kể trên. Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được hưởng ưu đãi về lãi suất với việc Ngân hàng Nhà nước quy định mức trần lãi suất cho vay các doanh nghiệp này. Để có thể hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước có thể quy định các ngân hàng không thu một số khoản phí như phí duy trì tài khoản, phí thẩm định và theo dõi tài sản bảo đảm, phí duy trì hạn mức tín dụng... Ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ dừng lại ở lãi suất, dư nợ, mà các quy định về thủ tục vay vốn cần được đơn giản hóa hơn nữa, là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ đơn giản hóa thủ tục hành chính của ngành ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ hàng năm.