Quy mơ huy động vốn theo loại tiền

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

loại tiền

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn theo loại tiền

■ VND ■ Ngoại tệ ^^■VND Ngoại tệ Tổng nguồn vốn

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Về cơ cấu theo loại tiền, huy động đồng nội tệ năm 2017 đạt mức 56,178 nghìn tỷ đồng, cao hơn so với mức 54,125 nghìn tỷ đồng năm 2016 (tăng trưởng 3,8%). Trong khi đó, huy động ngoại tệ (quy đổi sang đồng nội tệ) có mức tăng trưởng cao hơn nhiều, 20,5%, đạt mức 15,923 nghìn tỷ đồng. Kết quả này dẫn đến tỷ trọng đồng nội tệ chỉ còn chiếm 77,9%, giảm nhẹ so với năm 2016 là 80,4% nhưng vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn năm 2013 - 2015.

Về cơ cấu tiền gửi theo đối tượng, doanh nghiệp và các định chế tài chính, tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017, tiền gửi từ doanh nghiệp chiếm tới 68% tổng lượng tiền huy động, tăng so với mức 63,6% năm 2016. Điểm này phản ánh đặc thù hoạt động khách hàng của chi nhánh là các tập đoàn,

tổng cơng ty nhà nước và tư nhân có quy mơ lớn (Tập đồn Điện lực, Tập đồn Cơng nghiệp Than và Khống sản, Tổng cơng ty lương thực Miền Bắc, Tập đoàn Vingroup...). Tiền gửi từ các định chế tài chính, tổ chức tín dụng giảm từ 21,9% xuống còn 18% vào năm 2017 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với tiền gửi từ khu vực dân cư. Đặc điểm tiền gửi từ doanh nghiệp và định chế tài chính, tổ chức tín dụng là có kỳ hạn ngắn và rất nhạy cảm với sự biến động lãi suất trên thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, do lượng tiền gửi có quy mơ lớn nên vị thế của khách hàng gửi tiền đối với chi nhánh cũng ở mức cao, buộc chi nhánh phải thương lượng mức lãi suất huy động cao hơn mặt bằng chung đối với các khách hàng khác của chi nhánh.

Hình 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

Khơng tránh khỏi tình trạng chung của các NHTM Nhà nước, Nhà nước nắm cổ phần chi phối, mặt bằng lãi suất thấp khiến cho việc cạnh tranh thu hút tiền gửi của khách hàng cá nhân với các ngân hàng thương mại cổ phần là khá hạn chế. Khơng những có quy mơ và tỷ trọng thấp, tỷ trọng tiền gửi từ khu vực dân cư còn giảm từ mức 13,9% năm 2015 xuống còn 13,1% và 12,6% năm 2016 và năm 2017.

Xét về tổng thể, cơ cấu vốn chưa được đa dạng và kỳ hạn tương đối ngắn là những hạn chế trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh khi chưa cân bằng được kỳ hạn giữa huy động và cấp tín dụng.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

dụng và đầu tư tính đến 31/12/2017 đạt 80,087 nghìn tỷ đồng, tăng 6,55% so với năm trước. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt 61,027 nghìn tỷ đồng, giảm 1,289 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2016 cịn dư nợ đầu tư đạt 19,060 nghìn tỷ đồng, tăng 6,179 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2016. Mặc dù dư nợ cuối kỳ năm 2017 giảm so với năm trước nhưng dư nợ bình quân trong năm của chi nhánh thành phố Hà Nội đạt 63,905 nghìn tỷ đồng, tăng 4,239 nghìn tỷ đồng so với năm ngối, hồn thành 100% kế hoạch bình qn do NHTMCP Cơng thương giao.

Hình 2.5: Quy mơ sử dụng vốn Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng sử dụng

90,000 80,000 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0 2014 2015 2016 2017 ■ Dư nợ tín dụng ■ Dư nợ đầu tư

von

■ Tín dụng ■ Đầu tư ■ Tín dụng và đầu tu

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố

Hà Nội

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ

a/ Hoạt động kế toán thanh toán

Doanh số thanh toán tăng mạnh cả về số lượng và giá trị nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng phục vụ khách hàng, bảo đảm an tồn và khơng phát sinh sai sót. Nhờ vậy, quyền lợi của khách hàng được bảo đảm, niềm tin của khách hàng vào ngân hàng tăng, uy tín của ngân hàng nói chung và chi nhánh được nâng cao. Nghiệp vụ phát hành trái phiếu tăng trưởng mạnh trong năm 2017 mang lại đóng góp đáng kể cho hoạt động chung khi phí dịch vụ đạt mức 252,8 tỷ đồng (NHTMCP Cơng thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

Chịu ảnh hưởng từ tình hình xuất nhập khẩu khó khăn của các khách hàng tại chi nhánh, nhu cầu thanh toán, chuyển tiền ngoại tệ của khách hàng doanh nghiệp bị giảm sút. Hệ quả là doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cả năm chỉ đạt 95% kế hoạch, mặc dù đã tăng 35,7% so với năm trước, đạt mức 7,606 tỷ USD.

về mua bán ngoại tệ, chi nhánh đã đáp ứng tốt hầu hết các nhu cầu thanh toán ngoại tệ của khách hàng theo đúng quy định của pháp luạt. Các khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các tập đồn, tổng cơng ty lớn như Tổng cơng ty Thăm dị khai thác dầu khí, Tổng cơng ty Lương thực miền Bắc, Tổng cơng ty Xăng dầu qn đội, Tập đồn Xăng dầu Việt Nam. Tính trong cả năm 2017, doanh số mua bán ngoại tệ đạt kết quả khả quan ở mức 3,027 tỷ USD (NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

c/ Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử

Hiện nay, chi nhánh thành phố Hà Nội đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như Visa, MasterCard, Amex, JCB... Ngoài ra, ngân hàng đã liên minh với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doan nghiệp. Cũng trong năm 2017, chi nhánh đã chủ động triển khai các biện pháp quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử. Lũy kế năm 2017, số lượng thẻ ghi nợ nội địa đã kích hoạt lũy kế của chi nhánh đạt 43.637 thẻ, đạt 81% kế hoạch, 4.223 thẻ tín dụng quốc tế kích hoạt, đạt 83% kế hoạch (NHTMCP Cơng thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

d/ Nghiệp vụ ngân quỹ

Khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt qua chi nhánh liên tục tăng trong thời gian qua, bao gồm cả đồng nội tệ và ngoại tệ. Dù vậy, hoạt động ngân quỹ luôn được chi nhánh

thực hiện an toàn tuyệt đối. Riêng trong năm 2017, Chi nhánh được NHTMCP Việt Nam

tin tưởng, giao phó trách nhiệm làm đầu mối ngoại tệ, ấn chỉ quan trọng, lưu giữ tài sản đầu

tư của NHTMCP Công thương Việt Nam. dẫn đến khối lượng công việc tăng đột biến, tuy nhiên công tác ngân quỹ vẫn được chấp hành nghiêm túc, đúng chế độ, đảm bảo an tồn

tuyệt đối (NHTMCP Cơng thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

2.1.2.4. Kết quả kinh doanh

Năm 2017 mặc dù quy mô của chi nhánh ở mức tốt và ổn định, vượt mức kế hoạch được giao, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt kết quả khả quan nhưng việc

một số khách hàng lớn chuyển nhóm nợ dẫn đến trong năm số tiền trích lập dự phịng lớn, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hạch toán nội bộ của chi nhánh thành phố Hà Nội đạt 1.598 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch lợi nhuận được giao (NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018).

Hình 2.7: Thu nhập từ tín dụng, dịch vụ và lợi nhuận

Nguồn: Vietinbank - chi nhánh thành phố Hà Nội

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Biện pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội

Để thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, mang lại lợi nhuận bền vững, NHTMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội đã triển khai nhóm các biện pháp sau:

a/ Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu của thị trường

Ngồi sản phẩm ngân hàng bán bn đã có vị thế cao trên thị trường, các sản phẩm bán lẻ được ngân hàng tập trung triển khai, từ các sản phẩm đơn giản tới phức tạp. Mặc dù so với các đối thủ cạnh tranh, NHTMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng đi sau trong lĩnh vực bán lẻ nhưng chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng là căn cứ vào việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường, tính tốn lợi ích và rủi ro, đặc trong mối quan hệ với hoạt động kinh doanh và năng lực hiện tại. Cụ thể, chi nhánh đã phối hợp

với Trụ sở chính để thực hiện nghiên cứu, khảo sát nhu cầu tín dụng và sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng của các nhóm đối tuợng khách hàng trên địa bàn để chỉnh sửa lại các sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu mới. Chi nhánh cũng triển khai việc tài trợ trọn gói các nhu cầu cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Ví dụ: Tài trợ trọn gói cho doanh nghiệp từ khâu thu mua nguyên vật liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ đầu ra nếu các doanh nghiệp trong chu trình sản xuất này cùng có quan hệ với ngân hàng, bao gồm: cho vay từng lần hoặc theo hạn mức (với cả doanh nghiệp bán hàng và mua hàng); bao thanh toán (với doanh nghiệp bán hàng); thấu chi tài khoản thanh toán (với doanh nghiệp bán hàng và mua hàng)... và dịch vụ đi kèm: thu hộ, chi hộ, quản lý danh mục cơng nợ...

b/ Đa dạng hóa kênh phân phối và đẩy mạnh marketing

Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống là các phòng giao dịch, ATM, kios..., chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và mạng internet. Mơ hình kênh phân phối truyền thống truớc đây đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp là tập đồn, tổng cơng ty lớn nhung không phù hợp với đối tuợng khách hàng bán lẻ mới mà chi nhánh huớng tới. Với lợi thế nhanh chóng, tiện lợi, tiệt kiệm, và nhiều lợi ích đi kèm, kênh phân phối hiện đại giúp chi nhánh tiếp cận với các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các thành phần kinh tế năng động trong nền kinh tế.

Chi nhánh đã tiến hành các hình thức giảm giá một phần hoặc miễn phí cho một số dịch vụ đi kèm với sản phẩm tín dụng (khi khách hàng sử dụng một nhóm các sản phẩm tín dụng, dịch vụ) để thu hút khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ hơn. Chi nhánh cũng triển khai các hình thức quảng bá truyền thống thơng qua tờ rơi, banner và cả các hình thức quảng bá hiện đại nhu thu điện tử, tin nhắn, truyền hình.

c/ Tăng cường cơng tác quản lý rủi ro tín dụng

Hiệu quả của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng đóng vai trị quyết định tới sự thành cơng, bền vững của cơng tác mở rộng tín dụng tại chi nhánh thành phố Hà Nội nói riêng và NHTMCP Cơng thuơng nói chung. Sau khi khối rủi ro đuợc hình thành với các phịng nghiệp vụ đuợc chun mơn hóa và quản lý tập trung tại trụ sở chính, cơng tác thẩm định và phê duyệt tín dụng đuợc tập trung tại trụ sở và các phòng khách hàng đuợc phân khúc rõ ràng theo từng đối tuợng khách hàng theo trục dọc

xuyên suốt từ trụ sở tới chi nhánh.

Ngân hàng triển khai mơ hình 3 vịng kiểm sốt, thiết lập hạn mức tín dụng tuơng ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận đuợc đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, địa lý. Ngân hàng đã thiết lập quy trình sốt xét chất luợng tín dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính, định luợng. Hạn mức tín dụng đối với mỗi khách hàng đuợc thiết lập thông qua việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng, trong đó mỗi khách hàng đuợc xếp loại ở một mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro này có thể đuợc sửa đổi, cập nhật thuờng xun. Nhìn chung, hoạt động quản lý rủi ro đã từng buớc đuợc chuyên nghiệp hóa, và tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế, bảo đảm kiểm sốt tốt rủi ro góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh của ngân hàng phát triển mạnh mẽ, an toàn, và hiệu quả.

d/ Đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại

Công tác đầu tu phát triển hệ thống công nghệ thông tin và ứng dịch cho cả dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ luôn đuợc ban lãnh đạo NHTMCP Công thuơng Việt Nam và chi nhánh thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nhận thức rõ đuợc công nghệ hiện đại sẽ giúp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, bảo đảm quy trình nghiệp vụ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và an tồn, ngân hàng đã nhanh chóng chuyển đổi hệ thống CoreBanking thành công vào năm 2017. Ngay sau khi triển khai hệ thống lõi mới cộng với phát triển phần mềm quản lý rủi ro tín dụng, các hoạt động sáng tạo cơng nghệ đã đuợc đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả kênh phân phối, phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng mới, đáp ứng nhu cầu tín dụng khơng ngừng đa dạng và phức tạp của khách hàng.

e/ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ban lãnh đạo chi nhánh coi đào tạo, bồi duỡng cán bộ nhân viên là một nhiệm vụ trọng tâm, căn bản trong củng cố, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh đã thực hiện chun mơn hóa và nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ về trình độ chun mơn nghiệp vụ, đặc biệt là hoạt động chủ chốt tín dụng, kỹ năng giao tiếp và bán hàng. Các khóa học đuợc yêu cầu cung ứng nội dung theo vị trí nghề nghiệp, lộ trình phát triển và tăng cuờng tính thực tiễn để giúp cán bộ nhân viên ứng dụng đuợc kiến thức vào thực tế công việc

hàng ngày. Ngồi ra, với sự phát triển nhanh chóng và mức độ ứng dụng sâu rộng của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, chi nhánh đã cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo của Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nhanh chóng nắm bắt được xu thế mới.

Ngân hàng cũng đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi, có tính vượt trội, đối với cán bộ quản lý, nhân tài, cán bộ đạt hiệu suất cao trong các năm tài chính và đợt thi đua, từ đó ghi nhận đóng góp của người lao động và thúc đẩy phong trào thi đua nâng cao năng suất lao động trong toàn chi nhánh và hệ thống.

2.2.2. Kết quả mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Số lượng sản phẩm tín dụng

Với vị thế chủ lực và vai trị then chốt trong hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống NHTMCP Cơng thương Việt Nam nói riêng, chi nhánh thành phố Hà Nội đã dành

nhiều nguồn lực để tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ đối với các khách hàng. Trong giai đoạn 2013 đến nay, chi nhánh đã triển khai đồng bộ cơ

chế, chính sách, sản phẩm và các chương trình tín dụng đặc thù cho từng nhóm khách hàng.

Đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn tập trung tại các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước và các tập đoàn kinh tế tư nhân đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt, chi nhánh tập trung nâng cao năng lực phục vụ đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp FDI, đưa ra các cơ chế ưu đãi cho các chi

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)