Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương ch

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

3.3.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng

Chính sách tín dụng cung cấp một khung chỉ dẫn cụ thể cho các cấp quản lý và cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng trong việc đưa ra định hướng danh mục và quyết định tín dụng trong một giai đoạn. Chính sách tín dụng phải xử lý hài hòa được mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, giữa mục tiêu lợi nhuận và an toàn, giữa phát triển nhanh trong ngắn hạn và bền vững trong trung dài hạn.

Về mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng vừa mở rộng được hoạt động tín dụng, thu được lãi và phí từ hoạt động tín dụng trong khi khách hàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng đáp ứng được nhu cầu, với chi phí, thời hạn vay hợp lý. Mối quan hệ này được đạt trong khuôn khổ pháp luật chung về doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi cả hai bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.

Tuy là một doanh nghiệp kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý, cổ đông, và những chủ thể liên quan như người gửi tiền, khách hàng vay vốn. Điều này là vì rủi ro tín dụng của ngân hàng có thể dẫn tới sự yếu kém, thậm chí là phá sản ngân hàng, có ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể kể trên và có thể lan rộng ra toàn hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng khác, thậm chí là cả nền kinh tế. Do vậy, bên cạnh mục đích tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc mở rộng tín dụng, việc quản trị rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn luôn cần được quan tâm sao cho hài hòa giữa hai mục tiêu này.

Xét trên cả hai khía cạnh kể trên và hướng tới thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần có sự chi phối của Nhà nước, NHTMCP Công thương Việt Nam cần hoàn thiện chính sách tín dụng như sau:

- Mở rộng tín dụng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu hợp lý và hợp pháp của khách hàng. Nhu cầu hợp lý là nhu cầu thực, được xuất phát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình. Nhu cầu hợp pháp là hoạt động cấp tín dụng và sử dụng vốn vay tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tín dụng của ngân hàng.

- Đa dạng hóa các đối tượng khách hàng được cấp tín dụng: khách hàng bán buôn và bán lẻ; khách hàng quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, lớn, siêu lớn; khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; khách hàng trong các ngành nghề... và có chính sách cấp tín dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng trên cơ sở nghiên cứu thị trường và khách hàng.

- Phân cấp thẩm quyền cho vay với từng hội đồng tín dụng tại chi nhánh, cán bộ quản lý tại các phòng giao dịch trên cơ sở gắn quyền hạn với năng lực, trách nhiệm theo

hướng tạo ra sự chủ động, có trách nhiệm dưới sự giám sát, kiểm soát của cấp cao hơn.

3.3.3.2. Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam cần hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng, trong đó, tập trung vào các các nội dung chính bao gồm (Nguyễn Thùy Dương, 2013):

Thứ nhất, cần xác định rõ khẩu vị rủi ro tín dụng của ngân hàng và chi nhánh,

đặt trong mối quan hệ với khẩu vị rủi ro của toàn ngân hàng. Cơ chế quản trị rủi ro tín dụng phải bảo đảm rủi ro tín dụng phải trong phạm vi rủi ro tín dụng phải nằm trong phạm vi khẩu vị rủi ro đã được thông qua, phát hiện và quản lý những tổn thất bất ngờ ngoài dự kiến có thể xảy ra. Khẩu vị rủi ro phản ánh thái độ và khả năng đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định, trong giới hạn đó ngân hàng có khả năng và sự sẵn sàng (có chuẩn bị trước) để hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro. Xác định được khẩu vị rủi ro, ngân hàng sẽ xây dựng được các quy định và quy trình phù hợp để phòng ngừa sớm và có sự chuẩn bị các phương án đối phó với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi những rủi ro đó có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Cụ thể:

- Ngân hàng cần thiết lập giới hạn tín dụng theo cấp độ của từng doanh nghiệp gồm nhóm các bên đối tác có liên quan: công ty mẹ, công ty con và các công ty liên kết, trong đó tổng hợp rủi ro trong cả sổ kinh doanh và sổ ngân hàng, cả nội bảng và ngoại bảng. Việc xác định giới hạn như vậy thường một mặt phải căn cứ vào những quy định pháp lý về giới hạn tín dụng, mặt khác cần dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng tốt hơn sẽ có giới hạn rủi ro tín dụng lớn hơn.

- Ngân hàng cần xác định giới hạn rủi ro tín dụng đối với các ngành nghề hoặc các lĩnh vực kinh tế cụ thể, theo khu vực địa lý và từng loại sản phẩm đặc thù.

- Giới hạn rủi ro tín dụng cần bao quát mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng liên quan tới rủi ro tín dụng, bởi lẽ, quan hệ của khách hàng với ngân hàng không chỉ là quan hệ tín dụng mà bao gồm cả các hoạt động khác: thanh toán, bảo lãnh, các công cụ tài chính,... Những giới hạn này giúp đảm bảo rằng các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng là phân bổ đa dạng và cân xứng. Trên thực tế, nhiều trường hợp các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng phát sinh từ các hoạt động và các công cụ trên sổ kinh doanh và các khoản mục ngoại bảng như: hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động bảo lãnh, thư tín dụng,... Như vậy, cần quy định các giới hạn cụ thể đối với từng giao dịch và tổng giới hạn rủi ro tín dụng cho mọi hoạt động của ngân hàng. Để đạt được hiệu quả, các rủi ro này cần được thiết lập một cách khách quan, không bị chi phối bởi yêu cầu của khách hàng.

- Giới hạn rủi ro tín dụng với từng khách hàng không chỉ được thiết lập lần đầu mà cần phải có sự điều chỉnh trong quá trình hoạt động của các ngân hàng, căn cứ vào kết quả kiểm định kịch bản rủi ro (stress test) với tổng giới hạn được thiết lập. Việc kiểm định như vậy cần xem xét biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế, biến động lãi suất, tỷ giá và các biến động khác của thị trường.

Thứ hai, trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng cần quy định rõ những

bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định, quy định việc thiết lập một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng một cách toàn diện, đánh giá được tác động của các nguyên nhân rủi ro tín dụng cá biệt và rủi ro hệ thống tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, xác định giới hạn rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể chấp nhận, chung cho toàn bộ ngân hàng và nếu có điều kiện nên xác định cho từng danh mục tài sản.

Trong đó, việc giới hạn rủi ro phải phù hợp với phương pháp đo lường rủi ro được ngân hàng lựa chọn và các giới hạn đó phải được sự phê duyệt của hội đồng quản trị đồng thời phải xác định lại theo định kỳ. Ngân hàng nên quy định các chiến lược, biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể sử dụng, quy định phương thức đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra trong điều kiện thị trường có biến động xấu xảy ra ngoài dự tính của thị trường và phải cân nhắc những tổn thất này trong quá trình xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, quy định việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro tín dụng.

Thứ ba, hoàn thiện các công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng:

- Hoàn thiện việc xây dựng và đưa vào vận hành sổ tay tín dụng: trên toàn hệ thống bao gồm những vấn đề cụ thể từ chính sách tín dụng, quản lí rủi ro cho đến quy trình, thủ tục về tín dụng.

- Hoàn thiện chuẩn hóa các chính sách tín dụng, quy trình tín dụng thủ tục cấp tín dụng, giới hạn tín dụng (đối với một/nhóm khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp), ngành hàng, chi nhánh, sản phẩm tín dụng, loại tài sản bảo đảm, phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, thẩm định bảo đảm tiền vay, tiêu chuẩn cấp tín dụng.

- Tăng cường quản lí danh mục tín dụng: Thiết lập hệ thống theo dõi, đánh giá định kì kết quả thực hiện danh mục tín dụng và rủi ro liên quan đến các thị trường, nhóm

khách hàng mục tiêu, kể cả nhóm khách hàng có quan hệ gần. Ngân hàng chú ý đến mối

quan hệ giữa các ngành kinh tế, xác định ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến chất lượng danh mục tín dụng, Thường xuyên giám sát, phân tích và đánh giá danh mục tín dụng và từng khoản vay, khách hàng, đồng thời hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng tập trung.

- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên: nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng cũng nhằm để đánh giá hiện trạng khách hàng vay để giám sát những dấu hiệu xấu từ khách hàng. Việc giám sát được thực hiện thông qua việc rà soát báo cáo tài chính, thăm thực địa khách hàng.

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w