Kiến nghị với khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 104)

Cơ cấu vốn phản ánh tỷ trọng các nguồn vốn đuợc doanh nghiệp huy động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, thuờng bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng thuơng mại, vốn vay ngân hàng, vốn từ phát hành trái phiếu và các công cụ nợ khác. Thực tiễn hiện nay cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc quá phụ thuộc vào một nguồn vốn khiến cho phí vốn cao, gây ra rủi ro cho doanh nghiệp khi ngân hàng thắt chặt chính sách tín dụng. nên doanh nghiệp cần cơ cấu lại nguồn vốn một cách hợp lý hơn với việc gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, vốn trái phiếu (đối với doanh nghiệp lớn), vốn tín dụng thuơng mại. Trong đó, các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp nhà nuớc tập trung vào việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu còn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn thì tìm đến các nguồn vốn nhu tín dụng thuơng mại từ doanh nghiệp lớn, các nguồn vốn đầu tu từ các quỹ khởi nghiệp, quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp tại các địa phuơng. Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực hoạch định nguồn vốn thông qua các chuơng trình đào tạo, tăng cuờng mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp để tăng cuờng lòng tin của nhà đầu tu, và đặc biệt là phải sử dụng vốn hiệu quả, theo đúng cam kết với hợp đồng góp vốn, vay vốn.

3.3.4.2. Doanh nghiệp tập trung vào nâng cao năng suất lao động thông qua đầu tư vào công nghệ và nguồn nhân lực

Yếu tố cơ bản giúp ngân hàng mở rộng tín dụng xuất phát từ nhu cầu tín dụng của khách hàng. Nhu cầu tín dụng này lại bắt nguồn từ việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và để cho nhu cầu này có tính ổn định, bền vững thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tăng truởng bền vững. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải nâng cao đuợc năng suất lao động và chất luợng nguồn nhân lực bên cạnh việc mở rộng quy mô vốn. Mô hình tăng truởng theo chiều rộng thông qua mở rộng kinh doanh bằng vốn đầu tu và nhân lực giá rẻ truớc đây không còn phù hợp với thực tại và bản thân nó đã cho thấy sự bất ổn cho hệ thống doanh nghiệp Việt Nam trong suốt hơn một thập kỷ tăng truởng trồi sụt vừa qua. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tu diễn ra rộng rãi, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tu vào công nghệ hiện đại, từ đó nâng cao chất luợng sản phẩm dịch vụ, tiết giảm chi phí, cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ từ nuớc ngoài, đem lại lợi nhuận trong dài hạn cho

doanh nghiệp. Đầu tư cho công nghệ đòi hỏi nguồn vốn lớn và dài hạn nên ngoài nguồn vốn nội lực của bản thân doanh nghiệp thì sự hỗ trợ từ phía ngân hàng, các công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ khởi nghiệp có vai trò rất quan trọng.

Để ứng dụng được công nghệ, doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản và có đạo đức nghề nghiệp tốt. Do vậy, chính sách tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, và quy hoạch nhân sự cần được doanh nghiệp lên kế hoạch và thực thi theo hướng xây dựng một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những tồn tại, nguyên nhân được chỉ ra tại chương 2 và hướng tới thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển, luận văn đưa ra các giải pháp chủ chốt như hoàn thiện công tác quản lý danh mục tín dụng, phát triển sản phẩm tín dụng mới, phát triển kênh phân phối và tăng cường quảng bá, tư vấn cho khách hàng vay vốn... Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần các giải pháp hỗ trợ như tăng cường huy động vốn, đổi mới cơ sở vật chất, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng. Muốn thực hiện thành công các giải pháp kể trên, luận văn đã đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, NHTMCP Công thương Việt Nam, và các khách hàng vay vốn.

KẾT LUẬN

Qua ba chương nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được cơ bản những mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Thứ nhất, chương một của luận văn đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài

nước về mở rộng tín dụng, các biện pháp, tác động và mối quan hệ của việc mở rộng tín dụng tới tình hình tài chính của ngân hàng và nền kinh tế. Trong chương này, khái niệm mở rộng tín dụng, quan điểm về mở rộng tín dụng ngân hàng, biện pháp mở rộng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng... đã được tác giả phân tích đầy đủ.

Thứ hai, chương hai của luận văn đã khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, chỉ rõ tình hình huy động vốn, sử dụng vốn và lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn 2013 - 2017. Chi nhánh đã đạt được nhiều thành công khi huy động được lượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng và hoạt động đầu tư, góp phần để lợi nhuận của chi nhánh được giữ vững và không ngừng tăng trong những năm vừa qua. Đối với hoạt động mở rộng tín dụng, cơ cấu dư nợ theo đối tượng, kỳ hạn, loại tiền, lĩnh vực tuy có được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hơn, hướng tới mảng bán lẻ nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Tín dụng dài hạn chiếm chủ yếu, tập trung đáp ứng nhu cầu cho các dự án đầu tư trung, dài hạn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cùng với các sản phẩm tín dụng chưa đa dạng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng trưởng tín dụng chậm lại trong vòng ba năm trở lại đây.

Thứ ba, chương ba của luận văn đã đưa ra các định hướng hoạt động kinh

doanh và mở rộng tín dụng cho chi nhánh thánh phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp chủ chốt như đa dạng hóa danh mục tín dụng, phát triển sản phẩm tín dụng mới, phát triển kênh phân phối và tăng cường quảng bá sản phẩm và dịch vụ. và nhiều giải pháp, kiến nghị hỗ trợ để thực hiện các giải pháp chính kể trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

1. Đồng Trung Chính, 2013, Chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thùy Dương, 2013, Đánh giá thực trạng tín dụng thời gian qua. Định hướng và giải pháp điều hành cho giai đoạn từ nay đến năm 2015. Đề tài nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng.

3. Hà Văn Dương, 2013, Quản lý Nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, Luận án tiến sĩ Viện Quản lý kinh tế trung ương.

4. Võ Việt Hùng, 2009, Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

5. Trần Trọng Huy, 2013, Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

6. Tô Ngọc Hưng, 2011, Giải pháp phát triển tín dụng có hiệu quả cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Khoa học và Phát triển.

7. Nguyễn Văn Lê, 2013, Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án tiến sĩ Học viện Ngân hàng.

8. Nguyễn Văn Tiến, 2009, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Lan, 2014, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

10. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Mạnh Hùng, 2017, Cẩm nang quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động.

11. Trần Thị Thanh Thúy, 2018, Chất lượng dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Học viện Ngân hàng.

12. Tô Khánh Toàn, 2014, Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

13. Đỗ Đoan Trang, 2017, Mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển bền vững cây công nghiệp dài ngày của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận án tiến sĩ Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2018, Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2018.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

18. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, 2014, Báo cáo thường niên 2013.

19. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, 2015, Báo cáo thường niên 2014.

20. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, 2016, Báo cáo thường niên 2015.

21. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, 2017, Báo cáo thường niên 2016.

22. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, 2018, Báo cáo thường niên 2017.

23. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2016, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2016.

24. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2017, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2017.

25. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội, 2018, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2018.

B. Tài liệu tiếng Anh

26. Aliero, H. M., Abdullahi, Y. Z. & Adamu, N. (2013). "Private sector credit and economic growth nexus in Nigeria: an autoregressive distributed lag bound approach" Mediterranean Journal of Social Sciences, 4 (1), 83-90.

27. Aurang Z. (2012). "Contributions of banking sector in economic growth: a case of Pakistan" Economics and Finance Review, 2(6), 45 - 54.

28. Fahlenbrach, R., Prilmeier, R., and Stulz, R. M. (2016). Why does fast loan growth predict poor performance for banks? Technical report, National Bureau of Economic Research.

29. Foos, D., Norden, L., and Weber, M. (2010). Loan growth and riskiness of banks. Journal of Banking & Finance, 34(12):2929-2940.

30. Ghosh, S. (2010). “Credit growth, bank soundness and financial fragility: Evidence from Indian banking sector”, Reserve Bank of India. Available at: https://mpra.ub.uni-muenchen.de/24715/

31. Olokoyo, F. O. (2011). “Determinants of commercial banks’ lending behavior in Nigeria”. Inernational Journal of Financial Research, 2 (2), 61 - 72.

Một phần của tài liệu 0770 mở rộng tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w