Người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) (Trang 27 - 28)

8. Khung phân tích

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.2. Người khuyết tật

Có rất nhiều cách hiểu và cách diễn giải khác nhau về người khuyết tật, xuất phát từ sự đa dạng về khuyết tật, mức độ khuyết tật, cũng như cách nhìn nhận, văn hóa của mỗi quốc gia đến nay chưa có khái niệm thống nhất về người khuyết tật.

Việc sử dụng khái niệm “khuyết tật, tàn tật hay tật nguyền” ở Việt Nam vẫn chưa được thống nhất giữa các nhà chuyên môn. Ở luận văn này, tác giả dùng từ “khuyết tật” để mọi người nhìn nhận theo khía cạnh tích cực của nhóm đối tượng này.

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về người khuyết tật như: “người khuyết tật là những người do bị khiếm khuyết nào đó của cơ thể dẫn tới sự giảm sút đáng kể trong việc thực hiện chức năng so với những cá nhân bình thường khác”.

Theo Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật do Quốc hội ban hành ngày 17/06/2010, căn cứ dựa trên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 51/2001/QH10: Người khuyết tật là người bị

khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (khoản 1, điều 2 Luật người khuyết tật).

Các dạng tật của người khuyết tật bao gồm: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác.

Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp như hai trường hợp trên.

Ở luận văn này, tác giả nghiên cứu NKT ở tất cả các dạng tật và các mức độ khuyết tật khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)