2.2.3 .Số lượng, chất lượng đội ngũ thực hiện chính sách xã hội
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách xã
3.3.2. Nhóm giải pháp về thực hiện chính sách
* Xây dựng chương trình, kế hoạch của địa phương trong việc thực hiện các chính sách xã hội đối với NKT
Hàng năm, cùng với việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của xã, thì lãnh đạo UBND xã Tản Lĩnh cần xây dựng thêm các chương trình, kế hoạch cụ thể chăm sóc, trợ giúp NKT trên tất cả các khía cạnh như về chính sách trợ cấp, giáo dục, y tế, việc làm…Trong mỗi thời điểm cần có những chương trình hành động cụ thể, đề ra mục tiêu, mục đích trong việc đáp ứng nhu cầu của NKT liên quan tới các chính sách xã hội Nhà nước ban hành. Sau khi xây dựng chương trình cần được triển khai rộng khắp, đầy đủ, đúng quy định. Ngồi ra, cần có những kế hoạch kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện chính sách đã đầy đủ chưa, có vướng mắc gì khơng để có những phương án rút kinh nghiệm và kiến nghị lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền.
* Cán bộ thực hiện chính sách _ cán bộ lao động thương binh xã hội xã không ngừng nâng cao kiến thức, cần chịu khó học tập, nghiên cứu tài liệu nhiều hơn nữa để việc hiểu chính sách cho thấu đáo, từ đó thực hiện mới đúng chính sách cho từng đối tượng. Hơn nữa, cần sắp xếp công việc một cách hợp lý để tất cả mọi công việc được giao được hoàn thành một cách chu toàn hơn, tránh việc bỏ sót chính sách, bỏ sót đối tượng. Cần nhiệt tình hơn nữa trong việc hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ, thủ tục xin hưởng chính sách.
* Đối với chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng
Để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong q trình xét duyệt trợ cấp xã hội hàng tháng, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương cần tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác lao động thương binh xã hội. Mỗi cán bộ một mảng cơng việc khác nhau sẽ có nhiều thời gian để hồn thành tốt hơn nhiệm vụ cơng việc. Từ đó cán bộ sẽ có nhiều thời gian nghiên cứu văn bản quy định của Nhà nước về các chính sách xã hội, tuyên truyền, giải đáp những
khúc mắc hay hướng dẫn NKT, gia đình NKT trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục đề nghị xin hưởng. Như vậy sẽ khơng bị bỏ sót đối tượng do thiếu đội ngũ làm cơng tác thực hiện chính sách.
* Về chăm sóc sức khỏe NKT
Thường xuyên có các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ y bác sĩ của trạm để nâng cao tay nghề cũng như trình đơ chun mơn của đội ngũ y bác sĩ trạm xá xã.
Tăng cường đội ngũ y bác sĩ có trình độ chun mơn cao, tay nghề vững về trạm y tế xã để có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của NKT nói riêng và người dân nói chung.
Đề xuất thẻ BHYT cấp cho các đối tượng NKT trong diện thụ hưởng chính sách khơng nên quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh của đối tượng. Nơi khám chữa bệnh có thể linh động và phụ thuộc vào nhu cầu cảu người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Ngồi ra, để phịng ngừa những trường hợp khuyết tật bẩm sinh, chúng ta cần làm những việc sau đây:
Tuyền truyền thúc đẩy việc xây dựng các chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho NKT dựa vào cộng đồng.
Phát triển chương trình khám sàng lọc cho các bà mẹ có thai để phát hiện sớm, ngăn ngừa các trường hợp khuyết tật bẩm sinh.
Tiến hành phân dạng, phân hạng khuyết tật theo mức độ suy giảm khả năng lao động và khả năng tự phục vụ, trên cơ sở đó để định hướng xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Phát triển mạng lưới phục hồi chức năng thống nhất trong toàn quốc theo tuyến, từ tuyến trung ương đến tuyến xã.
Tăng cường truyền thơng về chăm sóc sức khỏe cho NKT, tiếp tục duy trì cơng tác khám sức khỏe định kỳ cho NKT tại cơ sở.
* Về giáo dục cho trẻ em khuyết tật
Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của NKT và gia đình NKT về lợi ích của giáo dục đối với bản thân NKT, gia đình có NKT và xã hội.
Tăng cường các trang thiết bị trong giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Dựa trên những dạng tật cũng như mức độ khuyết tật cần có các phương tiện hỗ trợ các em khuyết tật học sao cho phù hợp.
Các thầy cơ giáo phụ trách các lớp học có trẻ khuyết tật cần được tăng cường kiến thức, kỹ năng liên quan đến trẻ khuyết tật. Ngồi ra, các thầy cơ giáo cần được tham gia những khóa học ngắn hạn liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại cộng đồng, nhằm giúp các thầy cơ giáo có những kiến thức nền tảng trong việc dạy và học với trẻ khuyết tật.
Cơ sở hạ tầng của trường, lớp khi xây dựng cần phải phù hợp, đáp ứng với nhu cầu của trẻ khuyết tật, giúp trẻ dễ dàng thích nghi với mơi trường học tập.
Ngồi ra, để cơng tác trợ giúp giáo dục cho trẻ em khuyết tật được tốt, chúng ta cần phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản sau:
Trên cơ sở phân dạng, phân hạng khuyết tật, thực hiện thống kê về quy mơ, độ tuổi, giới tính, cơ cấu dạng tật của trẻ làm cơ sở thiết kế các chương trình giáo dục phù hợp.
Phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật theo vùng địa lý, đảm bảo phân bố hợp lý đáp ứng nhu cầu học tập của NKT theo vùng, miền khác nhau trên cả nước.
Phát triển, mở rộng các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Bổ sung các chương trình dạy kỹ năng sống cho NKT trong nhà trường. * Về dạy nghề và việc làm cho NKT
Trên cơ sở phân dạng, phân hạng khuyết tật tiến hành thống kê, đánh giá, phân loại số NKT theo mức độ, dạng tật theo khả năng lao động để giúp cho công tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề, khả năng lao động, yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai.
Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, gia đình NKT về lợi ích của dạy nghề cho NKT.
Nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo nghề phù hợp với khả năng của NKT và phù hợp với thị trường lao động.
Xã hội hóa cơng tác dạy nghề cho NKT và có các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tham gia dạy nghề gắn với việc làm tại chỗ cho NKT.
Tăng cường chính sách hỗ trợ, khuyến khích dạy nghề, tạo việc làm tại chỗ cho NKT.
Tăng cường công tác giám sát và chế tài đối với doanh nghiệp về thực hiện quy định nhận NKT vào làm việc.
Khuyến khích các đơn vị dịch vụ việc làm xây dựng các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT, và tăng cường sự hợp tác giữa các đơn vị liên quan trong việc cung cấp, kết nối các dịch vụ việc làm cho NKT. Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội cần có nhiều phiên giao dịch việc làm tới tận các xã xa trung tâm Thành phố, để NKT được đến gần với các doanh nghiệp và các doanh nghiệp sẽ có cơ hội gặp gỡ trực tiếp NKT, phục vụ rất hữu ích trong việc tìm – kiếm – tạo việc làm.
Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về việc làm của NKT. Hàng năm, cần rà soát số liệu nhu cầu học nghề và hỗ trợ việc làm của NKT để từ đó có hướng trợ giúp cho phù hợp.
Bên cạnh đó, khơng qn về quy định thời gian làm việc đối với NKT cho phù hợp với sức khỏe của NKT.
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu đã cho chúng ta thấy, chính sách xã hội của Nhà nước đã có tác động rất lớn đời sống của NKT trên địa bàn xã Tản Lĩnh. Điều này chứng tỏ việc thực hiện chính sách xã hội của xã Tản Lĩnh được kịp thời, hiệu quả. Chính sách tác động lớn nhất và NKT mong chờ nhất đó là chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng. Nhờ có trợ cấp xã hội hàng tháng, NKT giảm bớt gánh nặng trong việc mua thẻ BHYT, khám chữa bệnh thường kỳ. Từ chính sách về y tế, sức khỏe NKT đã được quan tâm và đảm bảo hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các chính sách về giáo dục đã giúp cho NKT cũng như gia đình NKT nâng cao nhận thức về việc học, an tâm hơn khi động viên con em mình bị khuyết tật học tập. Chính sách về việc làm đã tạo cơ hội cho tất cả NKT có cơ hội tiếp cận học nghề và tìm kiếm việc làm. Tất cả cũng chỉ với mục đích cuối cùng là tăng thu nhập cho NKT, nâng cao nhận thức, tạo việc việc làm hỗ trợ cho NKT. Từ những mục đích đó thì mới đủ khả năng đảm bảo cho sức khỏe của họ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như: mức trợ cấp xã hội hàng tháng quá thấp so với nền kinh tế hiện nay; tâm lý của NKT cũng như gia đình NKT vẫn cịn nhiều mặc cảm, tư ti; cơ sở hạ tầng về y tế, cơ sở hạ tầng về giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT; đội ngũ giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy đối tượng đặc thù là NKT; các doanh nghiệp chưa thoát khỏi những tư tưởng kỳ thị đối với NKT nên tỷ lệ NKT được đi làm tại các doạnh nghiệp là chưa cao…
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua đề tài nghiên cứu về „Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng‟ tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã cho chúng ta thấy NKT trên địa bàn xã Tản Lĩnh đa dạng các dạng tật và mức độ khác nhau. Trong đó chủ yếu là dạng khuyết tật vận động. Tất cả NKT trong diện thụ hưởng chính sách đã tiếp cận được với các nhóm chính sách về : trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục, trợ giúp về học nghề, việc làm…Chứng tỏ việc thực hiện chính sách xã hội cho NKT đã được thực hiện đồng bộ.
Hưởng thụ chính sách xã hội của Nhà nước đã góp phần nâng cao thu nhập, giúp cho đời sống NKT bớt khó khăn, sức khỏe đảm bảo hơn, nhận thức cũng được nâng cao…
Trong quá trình thực hiện chính sách cho NKT vẫn tồn tại những hạn chế như: đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách chưa thực sự làm trịn trách nhiệm, quy trình thực hiện chính sách lâu, mất nhiều thời gian, hồ sơ thủ tục vẫn cịn rườm rà, một số chính sách chưa thực sự sát dân nên hiệu quả chưa cao.
Có rất nhiều mong muốn tiếp theo của NKT trong thực hiện chính sách, trong đó hầu hết NKT trong diện thụ hưởng chính sách mong muốn tăng mức trợ cấp, tăng cường khám chữa bệnh định kỳ. Số NKT khơng được hưởng chính sách thì mong muốn mở rộng đối tượng hưởng chính sách và cần tuyên truyền chính sách sâu, rộng hơn nữa. Ngồi ra, NKT cũng mong muốn giảm bớt thành phần hồ sơ khi xét duyệt hưởng trợ cấp xã hội và rút ngắn thời gian làm hồ sơ. Để chính sách xã hội trợ giúp NKT phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn cuộc sống hay để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên thì vai trị của cán bộ lao động thương binh và xã hội các cấp rất quan trọng. Trong
đó có thể kể đến vai trò trong cơng tác tun truyền chính sách, thực hiện chính sách, đề xuất chính sách…
2. Khuyến nghị
2.1. Nhà nước
Thường xuyên rà soát lại hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến công tác trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với NKT nói riêng. Tránh sự chồng chéo, không nhất quán giữa các văn bản hướng dẫn.
Cần xem xét, thay đổi về quy định về thành phần hồ sơ thủ tục cũng như thời gian giải quyết hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội của Nhà nước, dần dần tiến tới bộ thủ tục hành chính được tinh giản, gọn nhẹ.
Cần có lộ trình tăng mức trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội nói chúng, NKT nói riêng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
2.2. Chính quyền xã Tản Lĩnh
Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền đến từng người dân trong thôn, xã về Luật NKT và các thông tư, nghị định, hướng dẫn thi hành Luật NKT. Để mọi người dân đều hiểu công tác chăm sóc và tạo điều kiện cho NKT là trách nhiệm của gia đình và tồn xã hội.
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa tồn dân chăm sóc NKT. Ngồi những khoản trợ cấp xã hội hàng tháng của Nhà nước dành cho đối tượng NKT thì chính quyền địa phương cần quan tâm, thăm hỏi, động viên NKT trong những dịp lễ tết hàng năm.
Cần bổ sung thêm nguồn nhân lực làm công tác lao động thương binh xã hội để việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước đạt hiệu quả cao nhất.
2.3. Người khuyết tật
NKT cần thấu hiểu sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cộng đồng đối với bản thân mình là rất lớn. Chính vì vậy, bản thân mỗi NKT cần vượt qua
được những rào cản về mặt tâm lý, những khó khăn về mặt khiếm khuyết để có thể tự ổn định và vươn lên trong cuộc sống.
NKT phải biết phát huy những điểm mạnh của bản thân và sống có ích cho xã hội.
NKT phải chủ động tìm hiểu những thơng tin liên quan đến chính sách hay chế độ thụ hưởng. Để từ đó, hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân mà Nhà nước đã quy định.
2.4. Gia đình người khuyết tật
Gia đình NKT cần phải hiểu rõ vai trị, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc tạo mơi trường thuận lợi để cho NKT phát triển.
Mỗi thành viên trong gia đình NKT cần có thái độ, ứng xử sao cho phù hợp tránh tình trạng do khơng có sự hiểu biết dẫn đến có những lời lẽ, ánh mắt, cử chỉ gây tổn thương đến NKT.
Khuyến khích NKT tham gia các hoạt động của cộng đồng. Từ đó, tạo điều kiện cho NKT được hịa nhập tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2000), Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2008), Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có cơng và xã hội, Hà Nội.
3. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2009), Báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp lệnh về người tàn tật, Hà Nội.
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư số 26/2012/TT/BLĐTBXH ngày 12/11/2012 về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật,
Hà Nội.
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật NKT và đánh giá giữa kỳ Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.
6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014), Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Hà Nội.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử
dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân