Tình hình người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) (Trang 43 - 49)

8. Khung phân tích

2.1.1. Tình hình người khuyết tật

Xã Tản Lĩnh có 121 người khuyết tật chia ra nhiều nhóm khác nhau. Trong đó, có 92 người khuyết tật nặng (chiếm 76%), 7 người khuyết tật đặc biệt nặng (chiếm 5.8%), và còn lại 22 người khuyết tật nhẹ (chiếm 18.2%). Trong tổng số 92 người khuyết tật nặng thì có tới 29 người khuyết tật nặng là trẻ em và người cao tuổi.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ NKT phân chia theo mức độ khuyết tật tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (%)

(Nguồn: UBND xã Tản Lĩnh năm 2015)

* Dạng khuyết tật: Mỗi một NKT sẽ mang theo mình một hoặc nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Việc phân dạng, xác định mức độ khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện pháp luật đối với NKT, là cơ sở pháp lý để NKT tiếp cận được các chính sách xã hội, và thực hiện các chính sách xã hội cho đúng đối tượng.

Theo báo cáo Người khuyết tật năm 2015 của UBND xã Tản Lĩnh, trong tổng số người khuyết tật thì dạng khuyết tật vận động chiếm tỉ lệ nhiều nhất, chiếm 33.9%, dạng khuyết tật khác chiếm tỉ lệ thấp nhất 2.5%. Mỗi người khuyết tật tùy theo mức độ nặng, nhẹ, đặc biệt nặng của mình, họ có thể mang trong mình một hoặc nhiều dạng tật khác nhau:

+ Khuyết tật vận động: 41 người, chiếm 33.9% + Khuyết tật nghe, nói: 19 người, chiếm 15.7% + Khuyết tật nhìn: 11 người, chiếm 9%

+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần: 18 người, chiếm 14.9% + Khuyết tật trí tuệ: 29 người, chiếm 24%

+ Khuyết tật khác: 3 người, chiếm 2.5%

Biểu đồ 2.2: Số lượng NKT phân chia theo các dạng khuyết tật tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (%)

(Nguồn: UBND xã Tản Lĩnh năm 2015)

Sự phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các hoạt động trợ giúp NKT, đặc biệt là trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình phục hồi chức năng và tiếp cận giáo dục.

* Về cơ cấu độ tuổi NKT: Mỗi độ tuổi có đặc điểm sinh lý và nhu cầu khác nhau. Việc thống kê NKT theo độ tuổi có vai trị quan trọng trong việc hoạch định các chính sách đáp ứng các nhu cầu của NKT theo độ tuổi như nhu cầu học tập ở trẻ em, dạy nghề và tạo việc làm ở nhóm người trong độ tuổi lao động.

Bảng 2.1: Cơ cấu độ tuổi của NKT xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

STT Đối tƣợng Số lƣợng

(Ngƣời) Tỷ lệ (%)

1 NKT dưới 16 tuổi 23 19

2 NKT từ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi 82 67.8

3 NKT từ 60 tuổi trở lên 16 13.2

Tổng số 121 100

(Nguồn: UBND xã Tản Lĩnh năm 2015)

Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất đó là nhóm tuổi từ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi có 82 người (chiếm 67.8%), tiếp theo là nhóm tuổi dưới 16 tuổi có 23 người (chiếm 19%), và nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên có 16 người (chiếm 13.2%). Như vậy, tại địa bàn nghiên cứu, nhóm tuổi trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, chính vì vậy cần phải quan tâm tới các chính sách dạy nghề, việc làm để tạo điều kiện cho NKT có việc làm, thu nhập đảm bảo cuộc sống và hòa nhập cuộc sống. Tỷ lệ trẻ em và người cao tuổi khuyết tật tại địa bàn cũng chiếm tỷ lệ cao, đây là nhóm yếu thế, mức độ phục thuộc lớn sẽ làm tăng gánh nặng đối với hộ gia đình trong việc ni dưỡng, chăm sóc. Chính vì vậy cần có sự trợ giúp nhóm đối tượng này để giảm bớt khó khăn đối với gia đình NKT.

* Về phân chia theo giới tính: Bình đẳng giới đang là vấn đề hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm và xác định là một trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ của toàn cầu. Việc nâng cao vị thế, địa vị của phụ nữ trên mọi lĩnh vực sẽ góp phần đưa xã hội phát triển toàn diện, văn minh. Việt Nam đã tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, đã ký tham gia Công ước về quyền của người khuyết tật, cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako hướng tới một xã hội hịa nhập, khơng vật cản vì quyền

của người khuyết tật”, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Khn khổ Biwako đã xác định 7 lĩnh vực hành động ưu tiên, trong đó vấn đề phụ nữ khuyết tật là lĩnh vực ưu tiên thứ hai. Chính vì vậy xem xét yếu tố giới tính cuat nhóm NKT là điều cần thiết để thúc đẩy bình đẳng giới trong vấn đề khuyết tật.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giới của NKT tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (%)

(Nguồn: UBND xã Tản Lĩnh năm 2015)

Theo báo cáo Người khuyết tật năm 2015 của UBND xã Tản Lĩnh, trong 121 người khuyết tật thì khuyết tật là nam chiếm tỷ lệ cao hơn NKT là nữ (NKT giới tính nam là 67 người chiếm 55.3%, NKT nữ là 54 người chiếm 44.7%). Phụ nữ khuyết tật là một trong số các nhóm yếu thế nhất trong xã hội bởi các lý do về giới tính, khuyết tật và trong số những người nghèo thì họ chiếm số đơng. Phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thường bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới và trẻ em trai khuyết tật. Họ ít được chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, học nghề cũng như ít được tiếp cận với các cơ hội việc làm tạo ra thu nhập và hiếm khi được tham gia vào các hoạt động xã hội của cộng đồng. Do vậy, cần phải có những biện pháp để đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái

khuyết tật được hưởng đầy đủ, công bằng, quyền con người và các quyền tự do cơ bản.

* Trình độ học vấn của NKT

Trình độ học vấn được coi là yếu tố vốn của con người, nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng của cá nhân tham gia vào thị trường lao động. Bên cạnh đó, trình độ học vấn là một thước đo phổ biến trong xã hội, những người trí thức được xếp ở vị trí phân tầng đầu tiên của xã hội. Do vậy, trình độ học vấn của NKT như thế nào quyết định rất lớn tới sự hòa nhập, vị thế của NKT. Chính vì vậy xem xét yếu tố trình độ học vấn của NKT là cần thiết, để có những giải pháp nâng cao vị thế và hòa nhập đầy đủ cho NKT.

Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn của NKT xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (%)

(Nguồn: UBND xã Tản Lĩnh năm 2015)

Nhìn chung, trình độ học vấn của NKT rất thấp. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 45/121 người được hỏi chưa biết chữ (chiếm 37.2%); 34 người có trình độ Tiểu học (chiếm 28.1%); 29 người có trình độ THCS (chiếm 24%); 13 người có trình độ THPT (chiếm 10.7%). Ngun nhân chính tác động đến

trình độ học vấn của NKT chính là những khuyết tật trên cơ thể họ ảnh hưởng tới. Bên cạnh đó cịn có các lý do như trường học ở xa khơng có người đưa đi, khơng có nơi để học hoặc lớp học không phù hợp, nhà nghèo, tư tưởng học cũng khơng giải quyết được gì, sợ bạn bè trêu trọc, tự ti…Điều này cho thấy nhận thức của NKT về vai trò giáo dục còn hạn chế, bên cạnh đó là vấn đề kỳ thị NKT vẫn cịn tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)