2.2.3 .Số lượng, chất lượng đội ngũ thực hiện chính sách xã hội
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách xã
3.3.1. Nhóm giải pháp về truyền thông
* Truyền thông các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NKT
Để chính sách đến gần với người dân nói chung, NKT nói riêng, UBND xã cần quan tâm tới tuyên truyền, phổ biến chính sách. Hoạt động truyền thông là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc phổ biến chính sách, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như người dân. Việc tuyên truyền chính sách qua hệ thống đài phát thanh cần rộng khắp, bao phủ toàn xã, để người dân ở bất cứ vị trí địa lý nào gần trung tâm xã, hay xa trung tâm xã đều có thể tiếp cận được. Hơn nữa, việc tuyên truyền cần phong phú, bằng nhiều hình thức va nội dung khác nhau như:
Luật NKT, luật Giáo dục, chăm sóc sức khỏe, chế độ việc làm đối với NKT…và tất cả các văn bản quy định cụ thể các CSXH dành cho NKT. Đài truyền thanh xã có thể lồng ghép vào các bản tin hàng ngày, phát thanh thường xuyên, liên tục. Mục đích giúp bản thân NKT hiểu rõ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho chính bản thân họ là rất lớn. Từ đó, họ biết được quyền và nghĩa vụ của bản thân mình là gì, làm động lực cho họ biết vượt qua những khó khăn, khiếm khuyết của bản thân để có thể hịa nhập vào xã hội được tốt. Ngoài ra, người dân trên địa bàn xã hiểu đúng các chính sách, chủ trương đối với NKT. Từ đó người dân biết được trách nhiệm của chính bản thân họ là gì? Và nghiêm chỉnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NKT có thể phát triển được. Đây cũng là những người tuyên truyền viên hiệu quả nhất đối với NKT tại cộng đồng. Có như vậy, việc thực hiện chính sách mới đạt hiệu quả cao.
* Truyền thông để thay đổi nhận thức sai lệch của mọi người đối với NKT
Về chính bản thân NKT:
NKT ln mang trong mình sự mặc cảm, tự ti, coi mình là người khơng có giá trị, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, dù họ có cố gắng đến đâu thì cũng khơng được nhìn nhận giống như người bình thường. Chính những suy
nghĩ tiêu cực ấy phần nào cản trở q trình hịa nhập cộng đồng. Do vậy, cán bộ lao động thương binh xã hội cấp xã là người thực hiện chính sách gần với NKT nhất cần giúp họ xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti bằng cách cung cấp những kiến thức, thông tin, hỗ trợ họ trong q trình thực hiện chính sách. Khơi gợi niềm tin, động lực từ NKT giúp NKT có có sự tự tin học nghề và tham gia lao động tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đưa ra những tấm gương điển hình NKT vươn lên trong cuộc sống để làm tấm gương cho NKT. Từ đó, để thấy khơng phải cứ là khuyết tật là người khơng giá trị, khơng làm được gì trong cuộc sống này. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là chính bên trong sâu thẳm NKT, phải có thái độ lạc quan, tin yêu vào cuộc sống và tin vào khả năng mà mình làm được dù có khó khăn tới nhường nào.
Về phía gia đình NKT:
Giúp cộng đồng nhận thức đúng đắn về khuyết tật, về khả năng của NKT, về vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng trong quá trình NKT hịa nhập xã hội. Nhận thức đúng về NKT thì NKT và cộng đồng sẽ tạo được mối quan hệ bình đẳng, giúp nhau, hỗ trợ khi cần thiết.
Ngồi ra, người thân trong gia đình của NKT cần có thái độ, hành vi ứng xử sao cho phù hợp với NKT. Tránh có những lời nói gây tổn thương đến tinh thần NKT. Bởi khi NKT đã chịu những khiếm khuyết thì họ rất nhạy cảm với những câu nói của mọi người xung quanh. Đồng thời, gia đình có NKT cần nâng cao nhận thức của chính bản thân mình trong việc thực hiện quyền của NKT.
Về phía cộng đồng:
Cộng đồng cần có thái độ đúng về NKT. Đa phần người dân khi nhìn thấy NKT đều cảm thấy thương hại và vì lịng thương hại của bản thân mà họ giúp đỡ NKT. Người dân chưa có cái nhìn đúng và chưa nhìn thấy được tiềm năng cũng như những điểm mạnh của NKT. Đơi khi họ có những lời nói, ánh mắt, hành vi vơ tình đã làm tổn thương NKT.