8. Khung phân tích
2.2. Đội ngũ thực hiện chính sách xã hội
2.2.1. Nhiệm vụ cán bộ lao động thương binh xã hội xã Tản Lĩnh
Theo Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của liên Bộ LĐTBXH và Bộ Nội vụ về Hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có cơng và xã hội quy định cụ thể nhiệm vụ của ngành lao động thương binh xã hội cấp xã, trong đó có nhiệm vụ:
Tham mưu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cơng tác về lao động, người có cơng và xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thống kê nguồn lao động của xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để cân đối nguồn lao động, tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động.
Đặc biệt là nhiệm vụ tổng hợp và quản lý đối tượng người có cơng, người hưởng chính sách xã hội và các đối tượng khác trên địa bàn theo hướng dẫn của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; kiến nghị với cấp có thẩm quyền về chính sách đối với đối tượng thuộc lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
Thực hiện công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách lao động, người có cơng và xã hội theo phân cấp hoặc ủy nhiệm của cơ quan chức năng… và một số nhiệm vụ khác.
Cán bộ lao động thương binh xã hội có vai trị rất quan trọng trong việc kết nối các chính sách xã hội của Nhà nước với các đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có người khuyết tật. Trong cơng việc thực hiện chính sách xã hội của mình, cán bộ lao động thương binh xã hội rà soát các đối tượng bị khuyết tật trên địa bàn, đánh giá nhu cầu của từng trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận những chính sách mà Nhà nước đã ban hành để họ có được những dịch vụ phù hợp và cần thiết trong cuộc sống. Trong những trường hợp cần thiết, cán bộ lao động thương binh xã hội còn là người hỗ trợ tâm lý, tư vấn cho người khuyết tật và gia đình họ tiếp cận các dịch vụ xã hội. Cán bộ
LĐTBXH là cầu nối để người khuyết tật hưởng các chính sách xã hội, để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Như vậy có thể thấy, cán bộ LĐTBXH ngoài việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội còn thực hiện các hoạt động như giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức cho gia đình, người thân cách chăm sóc người khuyết tật để giúp đối tượng chủ động, có khả năng tự chăm sóc bản thân, như vậy họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và có thể tránh được những vấn đề khác phát sinh. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội, các chính sách xã hội như trợ cấp xã hội hàng tháng, y tế, việc làm, hỗ trợ tâm lý, giáo dục…cán bộ LĐTBXH sẽ giúp người khuyết tật có được cơ hội tiếp cận dịch vụ để giải quyết nhu cầu của bản thân, vượt qua những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Bằng hoạt động giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề cho cá nhân, gia đình và cộng đồng người khuyết tật, đội ngũ này sẽ cung cấp cơ hội cho người khuyết tật được hòa nhập cộng đồng – là một biện pháp giúp họ phát triển nhân cách.
Lãnh đạo cấp xã chịu trách nhiệm về lĩnh vực lao động thương binh xã hội là một Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Văn xã. Đồng chí Phó chủ tịch UBND kiêm nhiệm rất nhiều mảng: Lao động Thương binh và Xã hội, văn hóa xã hội, đồn thanh niên…Chính vì vậy cơng việc của họ khá chồng chất. Thông thường, cấp xã chỉ có một Phó Chủ tịch UBND xã, 1 cán bộ lao động thương binh và xã hội.
“Lĩnh vực lao động thương binh và xã hội rất nhiều nội dung, mảng khác nhau. Thế nhưng, ở cấp xã chúng tơi chỉ có 1 cán bộ làm lao động thương binh và xã hội, đồng chí đó phải kiêm rất nhiều công việc khác nhau, phải làm tất cả các mảng của cả phòng Lao động thương binh và xã hội cấp huyện. Tất cả lĩnh vực, mảng cơng việc của cả Phịng dồn lên 1 cán bộ cấp xã, nên nhiều khi không tải được hết các công việc.”
(Nam, 51 tuổi, Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Văn xã).
Như vậy, cán bộ lao động thương binh xã hội cấp xã là người có vai trị quan trọng trong việc chắp nối chính sách tới các đối tượng yếu thế của xã hội. Cán bộ chính sách xã hội có thực hiện tốt nhiệm vụ thì ắt hẳn hiệu quả của chính sách xã hội càng cao.
2.2.2. Mối quan hệ giữa cán bộ lao động thương binh xã hội xã Tản Lĩnh với Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Ba Vì trong việc thực Lĩnh với Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Ba Vì trong việc thực hiện chính sách
Cán bộ lao động thương binh xã hội cấp xã là cánh tay nối dài của ngành lao động thương binh và xã hội từ Trung ương tới cơ sở. Ở các cấp sẽ có mối quan hệ bền vững để duy trì, hoạt động đúng chuyên môn, trọng trách của ngành. Đó là việc thực hiện các chính sách xã hội.
Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng LĐTBXH cấp huyện như sau: Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hố thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội trên
địa bàn huyện sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội được giao.
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các cơng trình ghi cơng liệt sỹ.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào tồn dân chăm sóc, giúp đỡ người có cơng và các đối tượng chính sách xã hội.
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có cơng và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có cơng và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Huyện Ba Vì có 30 cán bộ lao động thương binh xã hội các xã, thị trấn. Và cán bộ lao động thương binh xã hội xã Tản Lĩnh là một trong 30 cán bộ của ngành lao động. Như vậy, có thể nói, hệ thống ngành lao động thương binh và xã hội được quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ của từng cấp. Họ đều chung một nhiệm vụ thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tất cả các đối tượng của xã hội. Và chắc chắn rằng, mối quan hệ giữa cán bộ lao động thương binh và xã hội xã Tản Lĩnh gắn bó, mật thiết với Phịng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện để cùng thực hiện các nhiệm vụ được giao.