2.2.3 .Số lượng, chất lượng đội ngũ thực hiện chính sách xã hội
2.3. Hoạt động cụ thể thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật tạ
2.3.4. Thực hiện chính sách trợ giúp về giáo dục
Giáo dục là vấn đề cần đặt lên hàng đầu, đối với NKT thì càng phải được đầu tư, quan tâm hơn cả. Bởi ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em, giúp các em hòa nhập trong cộng đồng, bên cạnh đó giáo dục cũng giúp cho các em có nhiều kỹ năng sống hơn để phục vụ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trẻ em khuyết tật xã Tản Lĩnh đều trong những gia đình nghèo, bần nơng, cuộc sống khó khăn nên việc được đi học đối với các em là rất hạn chế. Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về giáo dục để các em nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục hơn. Đó là: các em tham gia học tập sẽ được miễn giảm học phí, ưu tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung mơn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục; chính sách về học phí, chính sách về học bổng và hỗ trợ
phương tiện, đồ dùng học tập. Do vậy, tất cả các em khuyết tật đi học đều được cán bộ LĐTBXH xã làm hồ sơ, thủ tục để hưởng ưu đãi giáo dục.
Với nhiều phương thức giáo dục phù hợp với từng dạng khuyết tật khác nhau, trong đó có: giáo dục hịa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
- Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
- Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hịa nhập.
Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 19/91 người được hỏi đang theo học Tiểu học, THCS, THPT (chiếm 20.9%), số còn lại chưa đến tuổi đi học hoặc những người trong độ tuổi lao động, người cao tuổi. Khi các đối tượng NKT được hỏi về các chính sách ưu đãi trong giáo dục thì hầu hết NKT đều được hưởng các chính sách ưu đãi về giáo dục như: theo học muộn hơn so với độ tuổi đến lớp, miễn giảm một số môn học khơng phù hợp với NKT, được miễn, giảm học phí, được ưu tiên ký túc và giảng đường…Cụ thể, có 11 lượt NKT được theo học muộn hơn so với độ tuổi đến lớp, 19 lượt NKT được miễn giảm học phí, miễn giảm mơn học, 15 lượt NKT được ưu tiên lớp học…Ngoài ra, 19 lượt NKT còn được hỗ trợ đồ dùng học tập hàng năm và hưởng học bổng. Qua kết quả khảo sát này chứng minh một điều chính sách của Đảng và
Nhà nước ta đã đến được với dân, với NKT. Đó là một điều khích lệ học tham gia học tập, hịa nhập cộng đồng và tự tin hơn trong cuộc sống.
“Người khuyết tật đều nhận được các chế độ ưu đãi trong giáo dục như: về độ tuổi, miễn giảm học phí, miễn giảm một số mơn học khơng phù hợp với dạng tật và sức khỏe của NKT, hỗ trợ chi phí học tập và học bổng…Tuy nhiên, khi NKT đi học và theo học tại các cơ sở trường học thì đều gặp phải những khó khăn về trường, lớp, vật dụng dạy và học. Dẫn tới có một số NKT khơng kiên trì, theo đuổi việc học được”. (Nam, 32 tuổi, Cán bộ LĐTBXH xã Tản Lĩnh).
Như vậy, chính sách về giáo dục cũng đã được áp dụng thực hiện cho tất cả các em khuyết tật đi học theo đúng quy định.